CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
2.3 Thực trạng chất lƣợng chƣơng trình thời sự truyền hình bắc gian g
2.3.2. Chƣơng trình thời sự phản ánh sự kiện, vấn đề
Qua khảo sát CTTS truyền hình của Đài Bắc Giang cho thấy: Phần lớn thông tin trong CTTS là những sự kiện mới nhưng lại chưa thu hút sự chú ý theo dõi của đông đảo công chúng. Trong nhiều nguyên nhân có một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng công chúng còn thờ ơ, chưa mặn mà với thông tin trong CTTS truyền hình của địa phương chính là ở năng lực lựa chọn sự kiện, vấn đề và thẩm định giá trị của thông tin.
Lẽ ra, những thông tin được chuyển tải tới công chúng phải là những sự kiện tiêu biểu, có giá trị giáo dục, động viên cổ vũ, định hướng và dự báo. Thế nhưng, nhiều thông tin mang tính hoạt động thường xuyên, được minh họa bằng hình ảnh diễn tả lại hoạt động của sự kiện gần như vô bổ vẫn được đưa vào CTTS, như: đưa tin về tiến độ gieo cấy, tiến độ sản xuất, tin báo cáo về sản xuất nông nghiệp.... thông tin không mới nên tạo cảm giác nhàm chán đối với khán giả, hình ảnh của tin không thuyết phục nên dẫn tới tình trạng xuất hiện tin, bài " vô thưởng, vô phạt" có cũng được hoặc không có cũng được...
Qua dẫn chứng một số CTTS truyền hình kể trên cho thấy: đối với một đài tỉnh mục tiêu hàng đầu là tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhưng không vì thế mà đánh mất đi tính sáng tạo của báo chí - một trong yếu tố quan trọng có tính quyết định chất lượng tác phẩm báo chí. Với việc tuyên
truyền thụ động chạy theo lịch hội nghị quá nhiều sẽ làm cho CTTS khô cứng, kém sự hấp dẫn, thiếu hơi thở cuộc sống.
Tin hội nghị thường thiếu hấp dẫn, nếu quá sa đà vào những thông tin vô bổ thì trong một thời gian dài rất có thể mất đi công chúng. Thế nhưng làm tin hội nghị lại đi gần, nhàn nhã dễ thực hiện đạt định mức để hưởng nhuận bút. Một khi tin hội nghị chiếm thời lượng lớn tất yếu dẫn đến thiếu những thông tin hoạt động có tính phát hiện những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội.
Từ sự kiện cũ biết phát hiện sẽ có những phóng sự hay
Thực tế, trong CTTS của đài Bắc Giang nhiều sự kiện xảy ra đã được phóng viên đưa tin, nhưng sau một thời gian sự kiện đó diễn biến như thế nào, kết quả ra sao hay trong quá trình thực hiện có nảy sinh vấn đề, mâu thuẫn gì không… gần như không được phóng viên chú ý nên không phát hiện được những tình huống có vấn đề từ những sự kiện đã đưa tin. Phần lớn phóng viên thời sự chỉ chạy theo sự vụ và đưa tin đơn lẻ. Có những sự kiện có thể xem xét và tuyên truyền theo vệt với góc nhìn khác nhau sẽ có phóng sự hay.
Ví dụ: Tin “ Đội quản lý thị trường tiêu hủy rượu lậu" nhưng phóng viên chưa phát triển sự kiện theo các hướng khác nhau như: Vai trò của quản lý thị trường, vấn đề sức khỏe người tiêu dùng…
* Qua khảo sát CTTS truyền hình của Đài Bắc Giang tác giả nhận thấy: Nội dung chương trình còn thiếu nhiều tác phẩm phản ánh sự kiện, vấn đề, đề tài “nóng” mang tính chiến đấu, phê phán những biểu hiện tiêu cực của xã hội.
Nhiều vấn đề hàng lậu vận chuyển qua biên giới; vấn đề lấn chiếm đất công, vấn đề mập mờ trong cử tuyển... không được thông tin. Đặc biệt, trong số gần 200 chương trình mà tác giả khảo sát không có một tin, bài nào đề cập đến chống tham nhũng. Có sự kiện công an bắt đối tượng nhận hối lộ nhưng
truyền hình không đưa tin. Có những vụ việc phóng viên dày công điều tra, đã tổ chức ghi hình như về gian lận thương mại vùng biên, thất thoát trong xây dựng cơ bản… nhưng sau đó những người có trách nhiệm né tránh, và không ít vụ việc tác phẩm hoàn tất một cách công phu nhưng không được phát sóng. Phóng viên Thu Thủy cho biết: “Làm báo ở địa phương có cái khó. Đã có không ít vấn đề phóng viên đề cập mà “động chạm” thì chỉ một cú điện thoại thì phóng sự đó sẽ bị dừng phát sóng”.
Sự can thiệp của những người có mối quan hệ với lãnh đạo đài như vậy thực tế đã diễn ra không chỉ một lần và đã tác động đến tâm lý của phóng viên làm cho họ ngại sáng tạo ra những tác phẩm có sức chiến đấu đối với những tiêu cực trong xã hội. Vậy, muốn CTTS hấp dẫn thì người lãnh đạo cơ quan báo chí cần phải có bản lĩnh và kiên quyết từ chối sự “nhờ vả” để can thiệp vào chương trình. Có lẽ đây là nguyên nhân sâu xa làm cho chương trình kém hấp dẫn.
CTTS truyền hình có hấp dẫn hay không thì rất cần có những tác phẩm báo chí có tính phát hiện và tính chiến đấu cao. Để thực hiện được cũng rất cần phóng viên có trình độ sắc sảo, lòng dũng cảm đi sâu tìm hiểu bản chất vấn đề. Hay nói như nhà báo Hữu Thọ “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Thế nhưng, mảng đề tài đấu tranh chống tiêu cực hiếm khi xuất hiện trong CTTS truyền hình. Thiếu thông tin về sự kiện vấn đề nóng, đề tài hấp dẫn khai thác từ thực tiễn sinh động, cho thấy thời sự truyền hình đã bỏ qua yếu tố đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng và chưa xuất phát từ nhu cầu của công chúng. Điều này thể hiện qua tổng hợp phiếu xin ý kiến khán giả đánh giá nội dung chương trình ở 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu, chỉ có 15,51% đánh giá tốt, 24,13% khá, 55,17% đánh giá trung bình và 5,17% là yếu. Từ đó cho thấy, phần lớn khán giả đánh giá chất lượng CTTS truyền hình ở mức độ