CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
1.3.4 Yêu cầu đối với phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình
hình.
Ở trong các chương trình, tiêu chí đặt ta là phải đưa tin " nhanh - đúng- trúng - hay". Nhanh ở đây là phải cập nhập, thời sự ngay tại thời điểm đang diễn ra sự kiện; đúng với sự thật và chính xác; trúng vấn đề của đường lối, quan điểm tuyên truyền và dư luận xã hội quan tâm; hay là phải hấp dẫn, thu hút được người xem.
Về nội dung:
- Thông tin phải đảm bảo chính xác, trung thực, nhanh nhạy, kịp thời về các sự kiện, vấn đề đã và đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật....
- Thông tin phải cập nhập, biết khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để chương trình đa dạng, phong phú.
- Thông tin phải mang tính kịp thời: thời điểm xẩy ra sự kiện; các tình huống, bối cảnh sự kiện.
- Thông tin phải đúng: đúng mục đích, trúng vấn đề và thông tin phải hấp dẫn.
Về hình thức:
- Phải biết sử dụng một cách hợp lý các thể loại, phương thức, phương tiện, ngôn ngữ, kết cấu.
- Phải biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong thu thập và sản xuất tin tức truyền hình.
Về con người:
- Phải có chuyên môn nghiệp vụ
- Có đạo đức nghề nghiệp
1.3.5 Các tiêu chí đánh giá một phóng sự hay
* Đề tài:
Đề tài hay quyết định đến một nửa giá trị của tác phẩm báo chí, điều ấy càng đúng với thể loại phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình.
Đề tài hay là đề tài gắn với những vấn đề đề thời sự nóng hổi, là những vấn đề thiết thực trong cuộc sống mà khán giả quan tâm. Đề tài hay còn là đề tài mang tính xây dựng góp phần tác động hiệu quả đến một thực trạng cần phê phán hay một điều tốt đẹp cần cổ vũ.
* Thể hiện hay:
Có thể có những đề tài không mới nhưng vẫn được khán giả đón nhận bởi cách thể hiện hay, cách nhìn, góc nhìn độc đáo, khác lạ, mang tính phát hiện sáng tạo trong cách thể hiện.
Người thực hiện chúng tỏ có tay nghề, có phóng cách ngay từ đầu. Điều này liên quan đến cách sử dụng ngôn ngôn ngữ và sắp xếp chi tiết.
*Có hiệu ứng xã hội cao:
Một phóng sự khi trả lời được ba câu hỏi: Đối tượng hướng tới là ai? Phản ánh với mục đích gì? Phản ánh như thế nào? mới là một phóng sự chặt chẽ về đề tài, phong cách thể hiện và mục đích phản ánh.
Khi một phóng sự nêu đúng vấn đề hay nói cách khác là " gãi đúng chỗ ngứa" của công chúng khán giả là một sản phẩm có hiệu ứng tốt. Tác phẩm gây được tiếng vang, tạo được dư luận góp phần vào việc thay đổi theo hướng tích cực đối với xã hội là những phóng sự có giá trị về lẫn hình thức và nội dung. Có thể nói, những giá trị và hiệu ứng tích
cực của một phóng sự là tập hợp các yếu tố, đề tài hay và cách thể hiện tốt, nhưng trên hết vẫn là tính vấn đề của đề tài.
Do đó, bài phóng sự hội tụ đủ ba yếu tố đề tài hay, thể hiện hay và có hiệu ứng xã hội cao.. là ước mơ của bất cứ người phóng viên thực hiện phóng sự. Đề tài có mang tính tích cực không chính là yếu tố thể hiện nhiều khi vẫn chưa được coi trọng như hai yếu tố đề taig bag hiệu ứng.
Tiểu kết chƣơng I
Trong chương 1, tác giả luận văn đã làm rõ một số nội dung cơ bản liên quan đến phóng sự, phóng sự truyền hình cùng với những khái niệm, đặc trưng, kết cấu, ngôn ngữ để làm tham chiếu cho những nhận định về phóng sự ngắn trong bản tin thời sự truyền hình.
Để có căn cứ phân tích cách sử dụng phóng sự ngắn trong bản tin thời sự truyền hình của các đài địa phương hiện nay, tác giả đã khái quát những nội dung liên quan mà chỉ phóng sự truyền hình nói chung và phóng sự ngắn nói riêng mới có nhằm tạo cơ sở cho những phân tích, đánh giá về phóng sự ngắn được sử dụng trong các bản tin thời sự của các đài địa phương hiện nay trong chương tiếp theo của luận văn. Từ việc đưa ra những nghiên cứu, quan điểm, khái niệm cùng những phân tích nhận định của các nhà nghiên cứu, các công trình khoa học cũng như từ nghiên cứu của bản thân, chương 1 của luận văn đã hệ thống khá đầy đủ những yêu cầu cơ bản đối với việc khai thác, lựa chọn, sử dụng phóng sự nói chung và phóng sự ngắn nói riêng trong bản tin thời sự truyền hình tại các đài truyền hình trên cả nước.
Những nội dung trên giúp tác giả luận văn có định hướng đi tốt nhất cho việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng đài truyền hình địa phương”. Là cơ sở chắc chắn cho tác giả dựa vào đó để đưa ra những dẫn chứng cụ thể, nhận định chắc chắn về thực trạng phóng sự ngắn trong các bản tin thời sự truyền hình ở các đài địa phương hiện nay. Đó là những yêu cầu mà đề tài đặt ra trong quá trình khảo sát đánh giá để tác giả có những định hướng cụ thể, rõ ràng khi nghiên cứu phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình của Đài PT - TH Bắc Giang và Đài PT - TH Quảng Ngãi từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH BẮC GIANG