Những thành công và hạn chế của phóng sự ngắn trong chƣơng trình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương (Trang 82 - 87)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

3.1. Những thành công và hạn chế của phóng sự ngắn trong chƣơng trình

trình thời sự truyền hình:

3.1.1. Những thành công của phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự truyền hình: thời sự truyền hình:

- Nội dung phản ánh đa dạng, nhiều khía cạnh, đáp ứng được nhu cầu thông tin của khán giả. Các phóng sự trong bản tin thời sự hiện nay phản ánh được đầy đủ và công khai nhiều vấn đề trong đời sống, xã hội, kinh tế, thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận trong kinh doanh,…

- Thu hút được sự quan tâm theo dõi của khán giả: các phóng sự về thực phẩm bẩn, về gian lận trong kinh doanh hay những phóng sự điều tra về hành động xả thải gây ô nhiễm môi trường trầm trọng của một số doanh nghiệp trên địa bàn,… Đây đều là những chủ đề được đông đảo khán giả quan tâm theo dõi và chờ đợi mỗi giờ lên sóng.

- Các phóng sự của Đài PT&TH Bắc Giang cũng như Đài PT&TH Quảng Ngãi sau khí phát sóng trên bản tin thời sự truyền hình đều được cắt riêng để đăng tải lên kênh Youtube, Fanpage Facebook, hay các ứng dụng xem truyền hình khác. Điều này giúp khán giả dễ dàng tiếp cận, cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi. Đây có thể được cho rằng chính các phóng sự đang tìm đến khán giả một cách chủ động.

- Thành công của phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình không thể bỏ qua đó là hiệu quả tác động xã hội sâu rộng, mạnh mẽ.

- Sử dụng đồ họa giúp khán giả có thể liên tưởng, hình dung các sự kiện, vấn đề mà phóng sự phản ánh.

Việc sử dụng đồ họa rất có giá trị trong các phóng sự ngắn có đề tài về kinh tế, tài chính,… Những con số, tốc độ tăng trưởng sẽ trở nên dễ nhớ, dễ hiểu đối với khán giả hơn nếu được mô tả bằng biểu đồ. Bên cạnh đó, mô tả diễn biến của các cơn bão, các thảm họa thiên nhiên mà camera không thể ghi lại được thì việc sử dụng hình ảnh đồ họa là hết sức cần thiết. Còn các phóng sự đưa tin về dịch bệnh, thiên tai và ảnh hưởng của thời tiết, sử dụng đồ họa để định vị các khu vực đang là tiêu điểm của vấn đề sẽ giúp khán giả định hình dễ dàng vị trí của nhân vật, sự kiện xảy ra trên bản đồ. Sử dụng đồ họa giúp người dân định hình được khu vực đó thuộc tỉnh nào, huyện nào, miền nào,… và cách nơi mình sống bao xa, khả năng truyền nhiễm dịch ở mực độ nào để có những giải pháp phòng tránh hiệu quả.

Cũng có những trường hợp, việc sử dụng chi tiết đồ họa nhằm để thể hiện hình tượng văn hóa vấn đề, tăng thêm cảm xúc và khả năng tác động của thông tin đến công chúng. Ví dụ, khi triển khai phóng sự về tình trạng thu tiền người bệnh ở các phòng khám tư, phóng viên đã kết thúc phóng sự bằng hình ảnh đồ họa một chiếc cân với 2 bàn cân, một bên là y đức, một bên là lợi nhuận…

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự truyền hình: trong chƣơng trình thời sự truyền hình:

Ngoài những mặt thành công của phóng sự ngắn trong bản tin thời sự truyền hình của đài địa phương hiện nay, trong đó có Đài PT-TH Bắc Giang và Đài PT-TH Quảng Ngãi, phóng sự ngắn vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, phỏng vấn trong phóng sự ngắn đôi khi còn đơn điệu, khiên cưỡng và chỉ mang tính chất bổ sung cho đủ quy trình do yếu tốt thời lượng quy định nên đôi khi phần trả lời phỏng vấn của nhân vật bị cắt đột ngột gây cảm giác hụt hẫng cho khán giả.

Nguyên nhân là do nhiều phóng viên có thể bị nhầm lẫn giữa việc phỏng vấn lấy thông tin và phỏng vấn để sử dụng trong phóng sự ngắn. Hiện nay, các sách nghiệp vụ báo chí đều hướng dẫn phóng viên khi tác nghiệp nên sử dụng câu hỏi mở để khai thác thông tin. Điều này hoàn toàn đúng với trường hợp khi làm phim tài liệu, khi phỏng vấn, tọa đàm tại trường quay… Song, khi thực hiện phóng sự thời sự lại có điểm khác. Những phóng viên các kênh truyền hình tin tức lớn thường hỏi câu hỏi mở để khai thác thông tin làm phim hoặc ghi chép vào sổ tay. Điều này sẽ xảy ra nếu cả phóng sự chỉ có 1 phút 30 giây mà cần đến 3 phỏng vấn và ít nhất một lời dẫn hiện trường trong khi người trả lời đi thẳng vào vấn đề chính. Do đó, cách đặt câu hỏi phỏng vấn và cách xử lý hậu kỳ các câu trả lời của nhân vật nhiều khi còn nhiều hạn chế bởi nguyên nhân từ chính chuyên môn, nghiệp vụ của những người thực hiện phóng sự.

Thứ hai, hiện nay nhiều phóng viên, biên tập viên viết phóng sự ngắn là những người trực tiếp dựng hình phóng sự ngắn nhưng lại ít nắm vững những kỹ xảo bàn dựng, những thủ pháp dựng hình cơ bản: dựng song hành, dựng ẩn dụ… dẫn đến từ khi viết lời bình chưa quan tâm đến khai thác tối đa khả năng dựng hình mang lại hiệu quả cho phóng sự. Điều này dẫn đến nhiều phóng sự viết chung chung, lãng phí trong khi có thể sử dụng tốt những biện pháp nghiệp vụ làm cho phóng sự của mình tốt hơn.

Về nguyên tắc, việc dựng hình phải tuân thủ bố cục toàn – trung – cận cảnh và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay nếu tính tỷ lệ các cỡ cảnh trong một phóng sự thì tỷ lệ cảnh cận luôn là ít. Lý do là có nhiều phóng viên quay phim còn cẩu thả, thiếu ý thức khai thác những chi tiết cận, đặc tả, họ quên đi chính những chi tiết này mới là những chi tiết đắt giá, đánh động được vào tâm lý của công chúng. Do đó, các đài truyền hình, nhất là những đài truyền hình địa phương cần có những giải pháp để hỗ trợ đào tạo, nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ê kíp thực hiện phóng sự nhằm nâng cao chất lượng các phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình.

Thứ ba, hạn chế trong việc sử dụng những thông tin từ mạng xã hội. Mạng xã hội chính là “con dao hai lưỡi”, nếu các phóng viên biết xác nhận chính xác thông tin từ mạng xã hội thì phóng sự sẽ trở thành một tác phẩm có chất lượng, nhất là trong việc cập nhật và cung cấp thông tin tức thời. Nhưng nếu nhà báo, phóng viên lại không cẩn thận trước khi chưa xác nhận rõ vấn đề, vì muốn có được thông tin nhanh, sớm đã vội vàng phát sóng các clip được phát trên mạng thì quả thật tiềm ẩn một nguy cơ khó có thể lường trước được.

Nguyên nhân có thể do nhiều phóng viên còn non trẻ, còn non nớt về nghiệp vụ và cũng có nhiều phóng viên không được đào tạo từ các trường báo chí những do yêu thích hoặc bởi cơ duyên nào đó đã tham gia vào đội ngũ phóng viên truyền hình mà thiếu chuyên môn, nghiệp vụ báo chí dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình tiếp cận chủ đề, khai thác thông tin, hoặc không tuân thủ quy định tác nghiệp của một nhà báo chính thống đã dẫn đến nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Thứ tư, vấn đề bản quyền vẫn còn nhiều vi phạm bởi sự chủ quan của cấp lãnh đạo, ê kip sản xuất làm phóng sự cẩu thả, chộp giật và sử dụng các hình ảnh âm thanh linh kiện không tìm hiểu rõ nguồn gốc. Những lỗi vi pham bản quyền có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại nhưng dù có lý do hay không, nếu vi phạm sẽ dẫn đến những kiện tụng, tranh chấp về vấn đề bản quyền gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như uy tín của nhà đài.

Thứ năm, phóng sự ngắn hiện nay vẫn chưa có những bước đột phá mới về nội dung, chủ đề, đề tài phản ánh. Phần lớn phóng viên hiện nay có rất ít người mạnh dạn tìm con đường đi riêng, phong cách riêng cho bản thân mình. Về phần đông, các phóng viên đều làm những phóng sự ngắn với

những đề tài quen thuộc, có tính chất tuyên dương, nêu gương tiêu biểu nhưng lại không đi sâu tìm ra những vấn đề những góc khuất trong cuộc sống xã hội trên địa bàn. Vì thế mà các phóng sự được sử dụng trong các bản tin thời sự truyền hình còn đơn điệu, không nói được những bức xúc của người dân. Thậm chí, chỉ có những phóng viên luôn luôn thực hiện một mình, luôn được giao trách nhiệm một mình vì trong phòng thời sự không có một ai dám mạnh mẽ tìm tòi vấn đề như anh ta.

Nguyên nhân ở đây có thể do nhiều phóng viên còn ngại “động chạm”, ngại phải đương đầu với những vấn đề khó, hóc búa, ngại phải đi xa, ngại phải tìm tòi vấn đề, phân tích vấn đề. Có những phóng viên chỉ dựa trên những thông cáo báo chí, thư mời báo chí hoặc khai thác từ các trang mạng xã hội, you tobe, facebook để thực hiện phóng sự, viết tin bài… Đó chính là sự “lười nhác”, căn bệnh của một bộ phận phóng viên hiện nay. Làm báo phải tìm hiểu thức tế, kiểm chứng kỹ càng những thông tin trên mạng xã hội. Để giải quyết được vấn đề này, lãnh đạo các đài, lãnh đạo địa phương cần có những giải pháp, những động viên khuyến khích các phóng viên tìm tòi các vấn đề mới, đi sâu đi sát cùng với nhân dân. Bởi hiện nay, nhân dân là nguồn cung cấp những đề tài quan trọng cho các bài viết của phóng viên.

Thứ sáu, hạn chế về lỗi dùng từ xảy ra khá phổ biến trong nhiều phóng sự của kênh địa phương. Hoặc việc sử dụng những từ đệm vô nghĩa mà hầu hết các phóng viên đều mắc phải, ví dụ như: “À, ờ, dạ vâng, vâng, à vâng, phải không ạ…” Các câu nói cứ liên tục đưa vào vô tư những hư từ vô nghĩa, từ đệm vô duyên làm câu nói rườm rà, gây khó chịu cho người nghe. Các từ thì, mà, là, ấy, mí ,lị,… xuất hiện nhiều nhan nhản trong các câu nói. Đặc biệt là từ “cái” có ở khắp nơi, trong mọi văn cảnh. Những từ ngữ này đã gây ra phải cảm cho người nghe, kèm theo đó là công chúng cũng đánh giá được khả năng chuyên môn nghiệp vụ của phóng viên vẫn còn nhiều thiếu sót.

Nếu cứ tồn tại những cái sai trong phát ngôn và chính tả trong các phóng sự trên bản tin thời sự truyền hình với nhịp độ ngày càng tăng đang gặm nhấm, xói mòn, làm méo mó ngôn ngữ Việt vốn phong phú, đa sắc, thể hiện nhiều sắc thái biểu cảm. Nguyên nhân của những sai sót này là do Tiếng Việt đang bị xâm hại một cách vô hình mà ít ai chú ý đến. Một vấn đề nữa là dùng từ Hán Việt, người nói không hiểu cặn kẽ nghĩa của từ nên sử dụng không hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương (Trang 82 - 87)