CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
2.2 Tiêu chí đánh giá chất lƣợng phóng sự trong bản tin thời sự của Đà
Đài phát thanh và truyền hình Bắc Giang
Có thể nói, trong tổng thể một chương trình thời sự, ngoài những tin tức được thông tin, cập nhập thì phóng sự sử dụng trong chương trình thời sự được khán giả quan tâm nhiều. Những phóng sự hay, hấp dẫn không chỉ mang lại thành công cho phóng viên mà còn tăng thêm sức hấp dẫn trong CTST, từ đó tạo nên thương hiệu cho Đài. Trao đổi về vấn đề này, nhà báo Nguyễn Giang Nam, Phó Giám đốc Đài PT - TH Bắc Giang cho rằng: "Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ phát triển là điều kiện thuận lợi để cho phóng viên thời sự tác nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Từng giữ vị trí Trưởng phòng Thời sự nhiều năm, nhà báo Giang Nam thường xuyên động viên, khuyến khích các phóng viên phải biết sử dụng mạng xã hội để cập nhập thông tin do người dân phản ánh. Từ vụ tai nạn giao thông, hau những mô hình hay, những bất cập trong cuộc sống đều được người dân thông tin trên mạng xã hội. Đây là nguồn thông tin để cho phóng viên nắm được thông tin và kiểm chứng thông tin rồi sau đó đưa ra quyết định để thực hiện phóng sự. Những phóng sự dạng này thường không cần hình ảnh chau chuốt, cầu kỳ nhưng lại tạo được hiệu ứng dư luận xã hội quan tâm...." [phỏng vấn sâu]
Cũng liên quan tới vấn đề sử dụng hình ảnh do người dân cung cấp quay được clip bằng smartphone, phóng viên Minh Quang chia sẻ: Từ cuối năm 2018, khi tỉnh Bắc Ninh xả thải gây ô nhiễm nước sông Cầu khiến cá chết hàng loạt, 2 huyện của tỉnh Bắc Giang bị ô nhiễm nguồn nước. Phóng
viên đã sử dụng hình ảnh do người dân cung cấp khi quay đươc cảnh cá chết trắng sông và dòng nước ô nhiễm khiến sông bị ô nhiễm nặng nề.... Phóng sự này sau khi phát sóng đã có tác động mạnh tới chính quyền địa phương và buộc tỉnh Bắc Ninh phải có biện pháp ngăn chặn để không gây nguy hại cho sông Cầu...
Tiêu chí đánh giá về hình ảnh trong chƣơng trình thời sự
Cũng như quay tin, hình ảnh trong phóng sự ở CTTS cũng đặc biệt quan trọng, những hình ảnh " biết nói" mang lại sự cuốn hút cho người xem. Những hình ảnh này liên quan tới vấn đề cụ thể, sự việc sự cụ thể như: thiên tai, địch họa, tai nạn giao thông, trộm cướp, ô nhiễm môi trường... sự thành công của những phóng sự dạng này nó liên quan tới những tiêu chí cụ thể như sau:
Tính độc đáo của hình ảnh: Hình ảnh chứa đựng thông tin, tính độc đáo của thông tin là cái mới mà chúng ta chưa biết. Những hình ảnh trong CTTS mang đến cho công chúng truyền hình những cái độc đáo, với cái nhìn mới và sự tái hiện thông tin cú đã bị quên, giúp cho công chúng có thêm tư liệu để nhận thức tốt hơn sự kiện.
Tính đại chúng của hình ảnh: Hình ảnh phải dễ hiểu, nhìn vào hình ảnh người xem có thể hiểu ngay nội dung và ý nghĩa mà tác giả thể hiện.
Tính sốt dẻo: Tin tức càng nóng hổi càng có giá trị cao.
Chưa được biết trước: Phản ánh hiện tượng mà nhiều người chưa biết, đó là thông tin mới, kể cả sự kiện đã diễn ra trước đó một thời gian.
Gần gũi với công chúng: Sự gần gũi với chúng ta về địa lý hoặc về văn hoá luôn khiến chúng ta thích thú hơn là những điều gì đó diễn ra ở đâu đó xa xôi. Giá trị của thông tin mới giảm đi một cách tỷ lệ thuận với việc gia tăng khoảng cách thực tế từ công chúng đến chỗ có sự kiện.
Bất thường: Thông báo về tai nạn máy bay là thông tin thu hút người đọc, người xem hơn là việc máy bay đã bay tới đích.
Sự trì trệ: Sự không thay đổi hoặc trì trệ trong thế giới xung quanh nhiều khi cũng có thể trở thành những thông tin quan trọng.
Liên quan đến các cá nhân nổi tiếng: Câu chuyện về một cá nhân nổi tiếng thì có sức lôi cuốn hơn nhiều so với chuyện về một người bình thường. hãy tìm kiếm những cá nhân sáng chói mới để giới thiệu với công chúng.
Thông tin về những sự kiện chưa có kết thúc, chờ công bố tiếp: Đó là những thông tin mà kết cục chưa rõ ràng, ngay cả thời điểm cuối cùng còn hẹn độc giả theo dõi tiếp số báo sau, được giới nhà báo gọi là “cliff hanger”, nhằm tạo sự căng thẳng.
Thông tin “của cá nhân”: Là những thông tin do Ban biên tập hay phóng viên khai thác được, là người sở hữu đầu tiên và duy nhất.
Quan trọng: Khi lựa chọn tin tức, người phóng viên không chỉ dựa vào cảm giác của mình, mà còn phải sử dụng cả tư duy sáng suốt. Để nghề báo đảm nhận được những nhiệm vụ mà xã hội giao phó, người phóng viên cần làm sáng tỏ những điều thực sự quan trọng đối với mọi người, với điều kiện sống của họ, giúp họ hiểu và lý giải các sự kiện diễn ra.
Cũng theo nhà báo Trương Quang Thu, Trưởng phòng Thời sự của Đài PT - TH Quảng Ngãi chia sẻ: Hiện nay trong CTTS buổi tối của Đài Quảng Ngãi có thời lượng phát sóng 30 phút. Để nâng cao chất lượng CTTS, lãnh đạo phòng yêu cầu các phóng viên theo dõi, bám sát tình hình của ngành, lĩnh vực được giao. Đài Quảng Ngãi cũng đưa ra một vài những tiêu chí để nâng cao hơn nữa chất lương chương trình thời sự như:
Về hình ảnh: Hình ảnh có chất lượng tốt là phải đẹp, có bố cục chặt chẽ và “biết nói” hay nói cách khác là mang lại ý nghĩa đối với người xem.
Về âm thanh: Lời bình có chất lượng: là sự hỗ trợ, bổ sung thông tin cho hình ảnh, nhấn mạnh cung cấp bối cảnh, thu hút sự chú ý tới các chi tiết hay báo sự thay đổi hướng hành động. Nếu như hình ảnh trả lời cho câu hỏi: “Cái gì” thì lời bình trả lời cho câu hỏi “Tại sao”.
Tiếng động: sử dụng tiếng động hiện trường đúng lúc, đúng chỗ sẽ cuốn hút được người xem bởi sự sinh động của cuộc sống, và nó có thể nâng