Hoán dụ tu từ

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3. Hoán dụ tu từ

Bảng 2.5: Bảng thống kê các loại hoán dụ tu từ trong ba tập thơ “ Gái quê”, “ Đau thương ”. “ Thượng thanh khí ”

Các loại hốn dụ tu từ Số lượt dùng/ tổng số bài Tỉ lệ ( % )

Hoán dụ cải số 13/ 82 bài 15,9%

Hoán dụ xây dựng từ quan

hệ giữa bộ phận và toàn thể 3/82 bài 3,6%

Hoán dụ xây dựng từ vật sở

thuộc với chủ thể 2/82 bài 2,4%

Hoán dụ cải danh 1/82 bài 1,2 %

Hoán dụ cải dung 1/82 bài 1,2 %

Tượng trưng 2/ 82 bài 2,4 %

Tổng hợp 22 /82 bài 26,7 %

Nhận xét: Qua thống kê, người viết nhận thấy hoán dụ cải số chiếm tỉ lệ cao

xây dựng giữa bộ phận và toàn thể với 3 lượt xuất hiện chiếm 3,6 %, tiếp đến nữa là hoán dụ xây dựng từ vật sở thuộc với chủ thể và tượng trưng với 2 lượt xuất hiện, chiếm tỉ lệ 2,4 %. Và cuối cùng là hoán dụ cải danh, hoán dụ cải dung với 2 lượt xuất hiện, cùng chiếm tỉ lệ 1,2%.

2.3.1. Hoán dụ cải số

Hoán dụ cải số tức là mối quan hệ giữa số lượng với số lượng.

Ngàn lau khơng tiếng nói Lịng anh dường đê mê

Cách nhau ngàn vạn dặm

Nhớ chi đến trăng thề

(Tình quê ) [ 2, tr 231]

Ngàn ( số lượng xác định ) kết hợp với vạn ( số lượng xác định ), để tạo

thành ngàn vạn dặm biểu thị một khoảng cách rất xa khơng thể đốn định.

Hồn hỡi hồn ! lên nửa, quá thinh giang

Tìm tới chốn chiêm bao ngồi sự thực

Mộng là mộng, tràn trề mn vạn ức

Tình thơm tho như ngấn lệ còn nguyên (Ngồi vũ trụ ) [ 2, tr 282]

Mn là số lượng xác định 10 000, vạn là 10 000, ức cũng là số lượng xác định chỉ 100 000. Muôn vạn ức kết hợp với nhau thành tạo thành số lượng không

xác định ( dùng để chỉ số lượng nhiều lắm ).

Ôi ta đã mửa ra từng búng tuyết Khi say sưa với lượn sóng triền miên Khi nhận lấy trong thâm tâm cay nghiệt Giọng hờn đau trăm vạn nỗi niềm riêng

(Biển hồn ta ) [ 2, tr 270]

Trăm vạn là con số biểu thị cho số nhiều ( số lượng xác định ). Trăm vạn nỗi niềm riêng tức rất nhiều nỗi niềm riêng khó có thể nói thành lời.

2.3.2. Hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa bộ phận với tồn thể

Từ khi đơi má đỏ hây hây

Em tập thêu thùa, tập vá may Chim sáo trước sân bay tới đậu Em mừng: sắp lấy được chồng đây

( Duyên muộn ) [ 239]

Đôi má là bộ phận của cơ thể. Đôi má đỏ hây hây là cách nói hốn dụ biểu thị

người con gái đã đến tuổi dậy thì, đã biết rung động trước tình yêu.

Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút

Mỗi lời thơ đều dính não cân ta

( Rướm máu ) [ 2, tr 278]

Dùng đầu ngọn bút là bộ phận thay cho cây bút ( tồn thể ).

2.3.3. Hốn dụ xây dựng từ vật sở thuộc với chủ thể

Ánh nắng lao xao trên đọt tre Tiếng ca lanh lảnh trong vườn me. Tiếng ca im bật rồi thấp thoáng Vạt áo màu nâu hiện trước hè

( Quả dưa ) [ 2, tr 240]

Vạt áo màu nâu là hoán dụ tượng trưng cho người con gái dân quê. Vẻ đẹp

tươi sáng của người con gái đã đánh thức trong lòng chàng trai quê một tình yêu trong sáng, thanh khiết.

Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng q nhìn khơng ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà

( Đây thôn Vĩ Dạ ) [ 2, tr 254]

Áo em là hoán dụ tượng trưng cho người con gái. Màu áo em đã trở thành nỗi

nhớ thường trực , nỗi ám ảnh khơng gọi thành tên trong lịng tác giả. Cơ gái Huế kín đáo quá, xa xôi quá, hư ảo quá và liệu rằng tình yêu của các cơ có bền chặt hay

cũng chỉ mờ ảo khó hiểu như màn sương của xứ Huế? Áo em, đó là nỗi băn khoăn, nỗi ám ảnh cứ trở đi, trở lại trong lịng thi nhân.

2.3.4. Hốn dụ cải danh

Hoán dụ cải danh là hoán dụ theo quan hệ giữa danh từ riêng và danh từ chung.

Đôi tháp kiêu hãnh với hàng bia

Với lau lách ngả mình trong cảnh vắng Sợ chừng như tiếng rụng của sao băng Mà vì đâu những tháp Hời kiêu ngạo

Hàng muôn năm sống mãi dưới sương đêm ( Thi sĩ Chàm ) [ 2. tr 246]

Tháp Hời là hoán dụ tượng trưng cho một thời huy hoàng của đế chế

Champa.

Trăng nằm sóng sỗi trên cành liễu

Đợi gió đơng về để lả lơi

Hoa lá ngây tình khơng muốn động Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi!

( Bẽn lẽn ) [ 2, tr 229] Bóng Hằng trong chén ngả nghiêng

Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình Gió lùa mặt nước rung rinh

Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu

( Uống trăng ) [ 2, tr 236]

Ngày xưa, người ta tin trên cung trăng là chỗ Hằng Nga ở. Chị Hằng, bóng Hằng chính là hốn dụ cải danh để biểu thị mặt trăng.

Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu tuổi

Vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà? Tơi lạy mn vì tinh tú nhé

Xin đừng luân chuyển để thời gian Chậm đi – cho kẻ tôi yêu dấu Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân. ( Thời gian ) [ 2, tr 250]

Tây Thi là một người đẹp ở cuối đời Xuân Thu. Đây là một trong tứ đại mĩ nhân ở cổ Trung Hoa. Ở đây, Tây Thi là hoán dụ cải danh để chỉ người con gái đẹp.

Xong rồi đôi ta qua Đào Nguyên

Em làm rượu ngọt anh làm men Tiên cô không đợi duyên mời mọc Say thơi gị má đỏ rần lên.

( Mơ duyên ) [ 2, tr 309]

Đào Nguyên là hoán dụ cải danh để tiên cảnh, nơi tiên ở. Ở đây chúng ta cịn

có thể hiểu là Đào Nguyên là chỗ ở xinh đẹp, thanh cao.

2.3.5. Hoán dụ cải dung

Hoán dụ cải dung tức là mối quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lịng trí bâng khng chợt nhớ làng

- Chị ấy năm nay cịn gánh thóc

Dọc bờ sơng trắng nắng chang chang ?

( Mùa xuân chín ) [ 2, tr 246]

Làng ở đây là hoán dụ cải dung. Làng ở đây thực chất là nói về những con

người dân q với những cơng việc cụ thể: “ gánh thóc ”, và ở một không gian cụ

thể: “ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ”.

2.3.6. Trượng trưng

Tượng trưng: là những ẩn dụ, những hốn dụ có tính chất ước lệ, xã hội, ý nghĩa của nó phần nào đã được cố định hóa.

Lớn lên em đã biết làm duyên Mỗi lúc gặp tơi che nón nghiêng Nghe nói ba em chưa chịu nhận

Cau trầu của khách láng giềng bên

( Gái quê ) [ 2, tr 227]

Chàng đã vời ai đi tới bỏ Cau trầu, lễ vật ở nhà em

Má em nhận gả khơng địi cưới Thấp thỏm em mừng được tấm duyên ( Mất duyên ) [ 2, tr 238]

Dùng một lễ vật phải có trong lễ cưới là “ cau trầu ” để nói về lễ cưới là hốn dụ. Đây là hốn dụ dựa theo quan hệ logic khách quan, quan hệ tương cận. Ở vế liên tưởng thứ nhất “ cau trầu ” đã có sẵn cơ sở vật chất để người đọc dự đoán định vế liên tưởng tiếp thơ “ cưới hỏi ”. Ơng bà ta vẫn thường nói “ Miếng trầu là

đầu câu chuyện ”, trầu cau khơng chỉ là sự vật bình thường mà nó là nét đẹp trong

văn hóa ứng xử của người Việt. Miếng trầu, miếng cau mở đầu câu chuyện và mở thay cho những điều khó nói... Vì mang tính chất “ mở đầu câu chuyện ” nên trong các lễ hỏi cưới trọng đại, người ta thường dùng hình ảnh “ cau trầu ” như là vật chứng giám cho hơn nhân của đơi trai gái. Ở hai ví dụ nêu trên, hình ảnh “ cau trầu ” tượng trưng cho lễ dạm hỏi.

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)