CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.2.2. Ẩn dụ bổ sung ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
Ẩn dụ bổ sung ( hay ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ) là sự thay thế một cảm giác này bằng một cảm giác khác khi nhận thức và diễn đạt bằng ngôn ngữ. Trong cả ba tập thơ, ẩn dụ bổ sung chiểm tỉ lệ tương đối lớn so với các kiểu ẩn dụ khác (xuất hiện 17 lần, chiếm tỉ lệ 20,7%). Sự xuất hiện dày đặc các ẩn dụ bổ sung cho
thấy thi nhân như muốn đánh thức mọi giác quan vốn có của con người, kích thích trí tưởng tượng và tạo bất ngờ ngay trên mỗi câu thơ.
- Chuyển đổi từ cái cụ thể sang cái trừu tượng Gió lùa mặt nước rung rinh
Lịng ta khát miếng chung tình từ lâu
( Uống trăng ) [ 2, tr 236]
Khát là vị giác, miếng là cái cụ thể về định lượng chuyển đổi sang chung tình
là ẩn dụ cho cái trừu tượng.
- Chuyển đổi từ vị giác sang cảm giác trừu tượng
Đã có khi nào cơ ước mơ Rồi đây khai mạc cuộc đời thơ Bằng đêm hơm ấy êm như rót
Lời mật vào tai ngọt sững sờ
( Tối tân hôn ) [ 2, tr 244]
Ở ví dụ trên, ngọt là từ mà ta cảm nhận được bằng lưỡi ( vị giác ) chuyển
sang sững sờ là trạng thái tâm lí mà ta khó nắm bắt được ( cảm giác trừu tượng ).
- Chuyển đổi từ khứu giác sang cảm giác trừu tượng
Cả trí lực, hàng thơ và gấm vóc
Và hồng nhan kiêu ngạo bãi hồn điên Sao lịng bay khơng đến cõi hờn ghen
Cho thấm thía đủ mùi xuân trai trẻ
( Thương ) [ 2, tr 266]
Mùi xuân trai trẻ là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ mùi vị ( khứu giác) sang
cảm giác trừu tượng ( xuân trai trẻ)
- Chuyển đổi từ thính giác sang cảm giác trừu tượng Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên
Khơng có ai đi để lỗi nguyền Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm
( Buồn ở đây ) [ 2, tr 311]
sang cảm giác trừu tượng ( nóng ran ).
- Chuyển đổi từ khứu giác sang thị giác
Tôi chết giả và no nên vô hạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng
(Hồn là ai ) [ 2, tr 269]
Mùi là từ ngữ chỉ mùi vị ( khứu giác ) sang trăng là từ ngữ có thể nhìn thấy
bằng mắt thường ( thị giác ).
- Chuyển đổi từ thị giác sang khứu giác
Hãy tưới lên hoa giọt lệ nồng
Đếm từng cánh một mấy lần thương
( Mơ hoa ) [ 2, tr 248]
Giọt lệ là chúng ta thấy được bằng mắt ( thị giác ) chuyển đổi sang nồng là từ
chỉ hương vị ( khứu giác ).
- Chuyển đổi từ thị giác sang khứu giác
Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc
Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay
( Trường thọ ) [ 2, tr 313]
Nắng là hình ảnh thấy bằng mắt thường ( thị giác ) chuyển đổi sang thơm là
từ ngữ chỉ mùi vị ( khứu giác).
- Chuyển đổi từ thị giác sang vị giác
Nắng nhạt, rừng tùng lách tiếng ca
Bên đèo em ngắm chân trời xa
( Nước mây ) [ 2, tr 257]
Nắng là hình ảnh thấy bằng mắt thường ( thị giác ) chuyển đổi sang nhạt là từ ngữ chỉ cảm nhận bằng mùi vị ( vị giác ).
- Chuyển đổi từ thính giác sang vị giác
Tơi vo tiếc mến như vo lụa
Cất tiếng cười giòn xao động vùng mây
(Chơi trên trăng I ) [ 2, tr 275]
Tiếng cười là từ ngữ chỉ âm thanh ( thính giác) sang giịn là cơ quan vị giác
tiếp nhận.
Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng
Cho ngây người mê dại đến tâm can
( Rướm máu ) [ 2, tr 278]
Hương trăng là ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ hương thơm ( khứu giác )
sang thị giác ( trăng ).