CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.4. Từ các phương thức tu từ ngữ nghĩa suy nghĩ về sự vận động trong tư duy
nghệ thuật của Hàn Mặc Tử
Thông thường, tư duy của một nhà thơ được đánh giá qua cách nhà thơ ấy kiến tạo nên những những hình tượng, bóc tách những lớp vỏ ngôn ngữ, và đặc biệt là cách khai thác triệt để công lực của các phương thức tu từ để làm sáng rõ nội dung tư tưởng. Các phương thức tu từ ngữ nghĩa chính là một trong những nhân tố quan trọng đánh dấu sự sáng tạo trong tư duy nghệ thuật của Hàn Mặc Tử. Nghĩa của một tác phẩm sẽ không thể nào trở nên cuốn hút đối với người đọc nếu thiếu sự trợ giúp của các phương thức tu từ đó. Cách lựa chọn những phương thức tu từ nào thích hợp sẽ là tiêu chí để đánh giá sự khác biệt trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ đó. Như vậy, có thể nói rằng, các phương thức tu từ ngữ nghĩa là sản phẩm độc đáo của cách tư duy Hàn Mặc Tử, là căn cứ quan trọng để xác định sự vận động trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Hãy nhìn vào các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong các tập “ Gái quê ”, “ Đau thương ”, “ Thượng thanh khí ” để nhìn kĩ hơn rằng Tử khơng ngừng đổi mới bản thân, sáng tạo không ngừng.
Ở tập “ Gái quê ”, tư duy nghệ thuật của Hàn Mặc Tử là lối tư duy
mang nền tảng hồn quê sâu sắc. Ngay từ lúc ban đầu, Cái tôi lãng mạn đã hiện
nguyên hình trong hình ảnh một chàng trai quê luôn sục sôi niềm yêu thương cháy bỏng và khao khát dục tình. Qua việc khảo sát các phương thức tu từ ngữ nghĩa ở
chương Hai, chúng tơi nhận thấy có một số phương thức tu từ tiêu biểu góp phần cụ thể hóa sắc thái tình cảm này: so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ. Thơ trữ tình Hàn Mặc Tử, trước hết là gợi cảm chứ không phải truyền cảm. Nhà thơ không truyền trực tiếp cảm xúc tới độc giả mà qua bản thân ngôn ngữ, nhà thơ làm thức dậy các giác quan cảm nhận của người đọc:
Mây hờ không phủ đồi cao nữa Vì cả trời xuân tắm nắng tươi… Hơi nắng dịu dàng đầy nũng nịu Sau rào khẽ liếm cặp môi tươi…
( Nắng tươi ) [ 2, tr 228]
Hình tượng nắng xuất hiện thật mới lạ, trong sáng. Bằng cách tổ chức một số tính từ mang cảm giác ngọt ngào, trong sáng: tươi, dịu dàng, ngọt, ngon và các động từ mang sắc thái biểu cảm cao như: nũng nịu, ước kết hôn, sột soạt, khẽ liếm, rộn rã…Hàn Mặc Tử đã đánh thức những cảm nhận thanh khiết trong lòng người đọc.
So sánh tu từ cũng giữ vai trò quan trong trong việc thể hiện cảm xúc của cái tôi trữ tình. Cho dù khơng chiếm tỉ lệ lớn trong tập thơ ( 13,6 % ) nhưng so sánh tu từ vẫn được Hàn Mặc Tử sử dụng rất đắc địa. Trong tâm thức tư duy người Việt, thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp. Vì thế, khi miêu tả con người vẻ đẹp con người thì các tác giả sử dụng thiên nhiên làm cái dùng để so sánh. Cái được so sánh trong tập “ Gái quê ” là những hình ảnh thiên nhiên khá cụ thể, sinh động ( sóng,
liễu, đám mây):
Lịng ta dào dạt như làn sóng Tay ngoắt đám mây dừng lại ngay
( Tiếng vang ) [ 2, tr 227]
Từ ấy anh ra đi Em gầy hơn vóc liễu Em buồn như đám mây Những đêm vầng trăng thiếu
( Nhớ nhung ) [ 2, tr 229]
Việc sử dụng nhưng hình ảnh so sánh đơn, ít biến tấu đã cho thấy tư duy nghệ thuật của Tử lúc này khá tỉnh táo. Cảm xúc mới mẻ của thời trai trẻ là chất xúc
tác mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự thăng hoa trong tâm hồn Hàn Mặc Tử.
Đến “ Đau thương ”, tư duy Hàn Mặc Tử đột ngột chuyển sang trạng thái mê sảng, ảo hóa. Ở tập thơ này, cái tơi khao khát ái tình đắm chìm trong nhục
cảm tưởng tượng đã nhường chỗ cho cái tôi đau thương. Trạng thái đau thương đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự lựa chọn các phương thức tu từ ngữ nghĩa. Qua kết quả khảo sát ở chương Hai, chúng tôi nhận thấy các phương thức tu từ đều tập trung dày dặc ở tập “ Đau thương ”. Nếu như ở tập “ Gái quê ”, so sánh tu từ chỉ xuất hiện với mức độ “ khiêm tốn ” ( 13,6 % ), thì đến tập “ Đau thương ”, so sánh tu từ lại xuất hiện với tần số dày đặc ( 47,9 % ). Khơng cịn bó hẹp trong dạng thức so sánh A như B truyền thống, Hàn Mặc Tử đã mở rộng dạng so sánh A như B dưới hình thức những biến thể để làm cho hình tượng trăng trở nên biến hóa ma quái hơn.
Mới lớn lên trăng đã thẹn thò Thơm như tình ái của ni cơ
Gió say lướt mướt trong màu sáng Hoa với tôi đều cảm động sơ
( Huyền ảo ) [ 2, tr 244] Tơi ước ao là tơi ước ao
Tình tơi vô lượng sẽ dâng cao Như bông trăng nở, - bông trăng nở Những cánh bông thơ trắng ngạt ngào
( Ước ao ) [ 2, tr 279]
Trong cấu trúc so sánh hoàn chỉnh, cái dùng để so sánh ( B) thông thường là cái đã biết, cái chuẩn mực cho cái được so sánh ( A ). Điều này ta có thể bắt gặp
trong thơ của Nguyễn Bính. Đọc thơ Bính, điều dễ dàng nhìn thấy là cái được dùng
để so sánh thường là những hình ảnh cụ thể, dễ hiểu: Tình cơ là đóa mẫu đơn/ Bình minh nở để hồng hơn mà tàn; nhưng ở đây lối tư duy quen thuộc ấy đã được Hàn
Mặc Tử lật ngược. Tử là người đầu tiên có những so sánh táo bạo, bất ngờ khi dám sử dụng cái được dùng để so sánh là những hình ảnh có tính chất trừu tượng hơn,
mơ hồ hơn: tình ái ni cơ, bơng trăng nở. Đem cái khơng thể đốn định ra làm chuẩn mực cho khát vọng của thân, có lẽ chỉ có thể là Tử.
Một phát hiện nữa là tốc độ chuyển hóa hình ảnh, cảm giác trong thơ Tử diễn ra rất nhanh. Trong tập “ Đau thương ”, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đã trở thành một nỗi
ám ảnh ghê gớm. Trăng khơng cịn mê đắm, khơng cịn gợi tình mà nó đã bị nỗi đau thương làm cho tan vỡ. Mảnh trăng bây giờ đã bị ám khí của cái chết bủa vây.
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng Tơi đau vì rùng rợn đến vơ biên Tơi dìm hồn xuống một vũng trăng êm Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực
( Hồn là ai ) [ 2, tr 269]
Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã lần lượt phát huy vai trị của mình. Vũng trăng êm là ẩn dụ chuyển đổi từ cái trừu tượng ( vũng trăng ) sang cơ quan xúc giác ( êm ). Bản thân trăng là một thực thể đã được xác thực về hình dạng ( trịn), vậy mà tác giả táo bạo sử dụng hình ảnh vũng trăng tức trăng đã chuyển hóa thành thể lỏng, đã tan chảy sang một trạng thái tồn tại mới.
Một kinh nghiệm, một giải pháp đau thương khác của Hàn Mặc Tử là hòa tan vào vũ trụ, bay sang một thế giới khác. Đọc thơ Tử, ta luôn nhận thấy sự biến đổi này với một tần số cao như tan, hóa, tiêu tán…
Trời hỡi! bao giờ tơi chết đi Bao giờ tơi hết được u vì… Bao giờ mặt nhật tan thành máu Và khối lịng tơi cứng tợ si?
Họ đã xa rơi khơn níu lại
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ
Ta vẫn còn đây hay ở đâu? Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết Nhỏ xuống lịng tơi những giọt châu ?
( Những giọt lệ ) [ 2, tr 259]
Hàn Mặc Tử diễn tả cảm giác qua những biến đổi rất ngược chiều: những thứ gì trừu tượng ( khối lịng ) thì đơng cứng lại, cịn những gì chắc chắn, có hình thù
( mặt nhật ) lại tan lỗng ra. Thơ Hàn Mặc Tử vừa như một sự sáng tạo, vừa như một sự giải thoát. “ Sáng tạo bên bờ vực của cái chết, có thể nói, Hàn Mặc Tử là cái
hình ảnh tột cùng của một nghệ sĩ ”. [ 14, tr 218].
Khác với hai tập thơ trước, tư duy Hàn Mặc Tử ở tập “ Thượng thanh khí ” là lối tư duy tơn giáo mang thiên hướng giải thốt. Hàn Mặc Tử từ mảnh
đất của “ Đau thương ” đã tìm về thế giới huyễn tưởng hồn tồn mà thi sĩ gọi đó miền “ Thượng thanh khí ”. Đó là thiên đường ngự trị của hồn thơ. Hình ảnh trong thơ Tử trở nên thanh thoát, tinh diệu hơn. Gương mặt thiên nhiên trần giới khơng cịn sinh sắc cỏ cây, tất cả cảnh vật đều bị hư huyền hóa hồn tồn. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Tử đã chuyển sang thế giới ở thượng tầng mới với trăng, sao, tiếng
nhạc thần bay. Cảnh sống thần tiên là sự lựa chọn của hồn thơ Hàn Mặc Tử lúc này,
nhà thơ ngày càng phiêu diêu trong cõi huyền diệu. Tử đã thoát xác hỏi thế giới thương đau để tận hưởng toàn vẹn những lạc thú thiên giới. Đúng như Hàn đã từng nói “ Thơ là sự ham muốn vơ biên những nguồn khối lạc, trong trắng của một trời
cách biệt ( Chơi giữa mùa trăng ). Cái điên cuồng tê dại đã làm cho mạch thơ Hàn
Mặc Tử luôn luôn được khơi động. Hồn thơ thi sĩ ngày càng xa cõi thế gian và mọi thứ tình tứ của thi nhân như bốc lên cao, cao mãi. Khí thơ thi sĩ vượt tràn ra cả ngồi bầu khơng khí trần gian để bay đến tụ hợp nơi cực lạc của cảm giác. Ở “
Thượng thanh khí ”, thơ Tử bây giờ khơng cịn là sự ngự trị ghê rợn của máu, hồn, xác nữa mà thay vào đó là nhạc, hương.
Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc
Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay Bút đề lên nền sáng báu năm mây
Thơ chen lấn vô trong nguồn cảm giác Ta uống hết dũ hương và mộc dược Ớn làm sao – đầy một miệng hào quang
( Trường thọ ) [ 2, tr 313 – 314]
Bữa tiệc thượng giới thật thịnh soạn. Sự hiện diện của những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ nắng thơm ”, dũ hương, mộc dược, hơi ngào ngạt trầm mơ đã cho
thấy thế giới thơ Tử đã chuyển hóa thành thế giới siêu thực, thế giới mộng ảo.
Bây giờ, niềm an ủi của Tử chính là đạo mà cao hơn cả chính là thơ. Có thể nói tơn giáo tối cao mà Tử tơn sùng đó chính là nghệ thuật, là thơ.
Lạy Chúa tôi! Vầng trăng cao giá lắm Xin ban ơn bằng cách ánh thêm lên Ánh thêm lên cho không gian rất đẫm Linh hồn thơ mát rợn với hương nguyền
( Vầng trăng ) [ 2, tr 307]
Sau bao nhiêu năm bị bệnh tật dày vò, gần đến những thời khắc cuối cùng của cuộc đời, Tử đã tìm được nguồn an ủi ở thế giới mới, thế giới của sự giải thốt hồn tồn. Khơng có ai u cuộc đời nhiều bằng những người sắp từ giã cõi đời. Thật vậy, nếu thơ Tử chỉ là sự độc chiếm của nỗi đau thì ắt hẳn thơ Tử sớm trở thành cát bụi. Trong hoàn cảnh đau đớn nhất, thơ Tử vẫn hướng ra sự sống, vẫn khát khao đi tìm những miền giá trị mới. Tìm đến đạo, đặc biệt đến thơ chính là miền “ giá trị cực đại ” của cuộc đời Tử, là địa hạt tối cao để nhà thơ phơi cá tính sáng tạo. Qua các phương thức tu từ ngữ nghĩa hiện diện trong tập thơ “ Thượng thanh khí ”, ta hiểu thêm một phần nào về tư duy nghệ thuật Hàn Mặc Tử ở những
thời khắc cuối cùng của cuộc đời.
Sự chuyển biến từ lãng mạn, sang tượng trưng rồi siêu thực là một sự vận động tương ứng với tiến trình thơ thế giới. Có điều sự vận động trong tư duy tiếp nhận của Hàn Mặc Tử xảy đến quá nhanh. Hàn Mặc Tử đã đi một mạch từ cổ điển đến siêu thực với tốc độ chóng mặt, ít ai theo kịp. Chỉ có thể lí giải sự vận động này bằng cái tạng thơ đặc trưng của thơ Tử. Cái thực và cái ảo vốn nằm sẵn trong con người Hàn Mặc Tử, cùng nhau chuyển hóa lẫn nhau. Con người bị mất thăng bằng do bệnh tật hay tâm lí chấn thương là dịp cho những tiềm thức ấy bộc lộ. Do vậy, bến đỗ mà tâm hồn Tử neo đậu trước sau vẫn là nghệ thuật. Dù có lãng mạn, tượng trưng hay siêu thực đi chăng nữa thì đó vẫn là bản chất sáng tạo của Hàn Mặc Tử.
Tựu trung lại, các phương thức tu từ ngữ nghĩa được đánh giá là yếu tố quan trọng tạo nên sự vận động trong tư duy nghệ thuật Hàn Mặc Tử. Đây là căn cứ cần thiết để xác định nét riêng biệt trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ theo cái tạng của người nghệ sĩ. Và cũng chính từ đây mà ta có thể hiểu thêm về tư duy – phong cách thơ Hàn Mặc Tử. Ơng có lối tư duy hịa trộn mọi sự vật trong một khối hỗn độn, sau đó dùng ngịi châm của cảm xúc để làm vỡ tung tất cả mọi thứ. Từ các phương thức tu từ ngữ nghĩa, ta có thể nhận thấy tưởng tượng của Hàn Mặc Tử bao giờ cũng đi kèm với hạt nhân của điên cuồng, của tê dại và thiết tha. Và hạt nhân đó cứ tiếp tục nở ra, giãn ra theo chiều kích của sự sáng tạo, của cảm xúc tột cùng người nghệ sĩ.
KẾT LUẬN
Các phương thức tu từ ngữ nghĩa là một vấn đề khơng mới, thậm chí là khá quen thuộc đối với lĩnh vực thi ca. Nhưng từ cái quen chuyển hóa thành cái lạ đó
mới là căn cứ đích thực xác nhận sự trưởng thành của mỗi hồn thơ, của mỗi một phong cách thơ. Nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử, khám phá những góc cạnh mới về các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong thơ ơng vì thế cũng là việc làm hết sức thú vị.
Là một người giàu lòng đam mê với nghệ thuật, xem đó là nguồn sống duy nhất của cuộc đời mình, Hàn Mặc Tử đã “ phát triển hết cả cảm giác của tình yêu,
đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống ” [ 2, tr 160]. Làm thơ trong sự đe dọa
của tử thần, thơ Tử luôn được đặt trong những trạng thái cảm xúc cực độ: đau đớn, quằn quại, rên xiết. Đau thương trở thành cảm xúc thẩm mĩ, thành “ tâm chấn ” làm rung động sự đồng cảm trong lòng người đọc. Ba tập thơ “ Gái quê ”, “ Đau thương ”, “ Thượng thanh khí ” là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Sau khi khảo sát 82
bài thơ trong ba tập “ Gái quê ” ( 22 bài ), “ Đau thương ” ( 48 bài ), “ Thượng thanh khí ” ( 12 bài ), người viết đã thống kê được các phương thức tu từ ngữ nghĩa
phong phú qua ba tập thơ này: so sánh tu từ xuất hiện với 28 lượt ( chiếm 78,1 % ), ẩn dụ tu từ với 112 lượt xuất hiện ( chiếm 136,6 % ), hoán dụ tu từ là 22 lượt xuất hiện ( chiếm 26,7 % ), phép điệp góp mặt 122 lần ( chiếm 148,8 % ), liệt kê với 85 lần xuất hiện ( chiếm 229,3 % ), ngoa dụ 20 lượt ( chiếm 91,1 %), phản ngữ xuất hiện 26 lần ( chiếm 105,9 % ). Như một người cầm quân tài ba, Hàn Mặc Tử đã chỉ huy các đạo qn ngơn ngữ của mình chiến đấu linh hoạt và phong phú, tạo ra nhiều sắc thái chuyển nghĩa khác nhau. Từ việc phân tích vai trị của các phương thức tu từ ngữ nghĩa đối với nghệ thuật xây dựng hình tượng, cách cấu tứ thi phẩm cũng như chuyển đổi giọng điệu, và đặc biệt là từ các phương thức tu từ ngữ nghĩa, người viết đã rút ra kết luận về sự vận động trong tư duy nghệ thuật của Hàn Mặc.
Xét tổng thể các phương thức tu từ xuất hiện trong ba tập thơ, chúng tôi nhận thấy mỗi phương thức chứa đựng nhiều ý nghĩa riêng. Mỗi tập thơ ra đời vào những hoàn cảnh khác nhau, đặt trong những trạng thái cảm xúc khác nhau nên sự vận động là điều tất yếu sẽ xảy đến. Bóc tách từng lớp vỏ chuyển nghĩa của các phương thức tu từ trong mỗi tập thơ, người viết phần nào đã chứng minh được sự thay đổi nhất quán trong phong cách thơ Hàn Mặc Tử: suốt đời ln săn tìm cái lạ. Thơ Tử là “ sự xối trộn và chuyển hóa của các đối cực, là những ánh chớp đầy kinh ngạc và bùng nổ, là những giai âm du dương như ánh sáng, chói lịa như mùa xn đầu tiên
vĩnh cửu ”. Thi nhân tự đã nhào nặn tinh hoa của cảm xúc để hàn gắn cho đời