Các phương thức tu từ ngữ nghĩa với cách cấu tứ thi phẩm

Một phần của tài liệu (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.2.Các phương thức tu từ ngữ nghĩa với cách cấu tứ thi phẩm

Tứ thơ được biết đến như là thần cốt, là điểm tựa có vai trị chỉ đạo sự vận động của cảm hứng và suy tưởng trong thơ. Đó là cái quan trọng thứ nhất “ làm rường cột ” cho tất cả bài thơ. Lao động thơ trước hết phải kiếm tứ, làm thơ khó nhất là tìm tứ ( Trích theo Xuân Diệu ). Bởi tứ chính là sản phẩm riêng của tư duy,

là tiêu chí để đánh giá dấu ấn riêng của mỗi tác giả. Tìm được thần tứ mới phát hiện được cái thần sắc, cái tinh tế mà nhà thơ gởi gắm qua đó. Q trình đi tìm tứ thơ cũng giống như việc đi tìm vàng trong từng quặng kim loại, chúng ta phải đào sâu, phải tìm tịi vất vả thì mới phát hiện được “ ánh hào quang ” ẩn sau của mỗi tác phẩm.

Về mặt từ nguyên, tứ là tư tưởng, là tư duy, là suy nghĩ. Tứ là do ý chuyển hóa mà thành. Ý có tầm khái qt và trừu tượng hơn tứ, cịn tứ đã hiện hình trong một hình ảnh, một biểu tượng. Lãnh địa của tứ thuộc về phạm trù hình thức. “ Đó là

sự kết hợp giữa hình ảnh sống động và ý nghĩa thơ, sao cho sự sống của hình ảnh càng triển khai ra, càng khơi sâu thêm nhiều ý nghĩa của bài thơ ”. [ 5, tr 307].

Sự hình thành tứ thơ phải trải qua ba giai đoạn. Đầu tiên phải có một cảnh vật, một sự kiện cụ thể có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ. Ấn tượng ấy cứ sôi sục mãi trong tâm hồn tạo nên nhũng cảm xúc sâu đậm. Từ ấn tượng và cảm xúc ây, nhà thơ phải vận dụng khả năng liên tưởng, tưởng tượng và suy luận để tìm ý, tìm chất liệu để triển khai thành một bài thơ hồn chỉnh. Như vậy có thể thấy, tứ thuộc về hình tượng cịn cấu tứ chỉ việc làm, hành động của nhà văn chuyển tứ thành hình. Cấu tứ là hoạt động tạo ra tứ. Trong thơ, ta thường gặp những dạng cấu tứ như: đậm về ý, đậm về hình tượng ( Sóng – Xn Quỳnh ), đậm về tính hệ thống ( Tiếng hát

con tàu – Chế Lan Viên, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm ), đậm về sự chuyển hóa

để tạo đột biến ( Vơ đề - Hồ Chí Minh ). Có thể thấy, cấu tứ chính là điểm nhấn độc đáo trong phong cách của mỗi nhà thơ. Nó làm cho tư duy nhà thơ lóe sáng. Trên thi đàn Việt Nam, nhiều nhà thơ rất giỏi cấu tứ như Xuân Diệu, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Chế Lan Viên, và Hàn Mặc Tử …Mỗi cấu tứ lại có màu sắc riêng. Chế Lan Viên khi có tứ thì triển khai rất logic, lập luận rất chặt chẽ, còn Tử khi có tứ thì triển khai rất phóng khống, sáng tạo, khơng bị gị bó trong bất cứ khn khổ nào.

Nhờ có các phương thức tu từ ngữ nghĩa mà ý được chuyển hóa trong hình, tạo nên mạch vận động xuyên suốt toàn bài thơ, tạo nên tứ thơ. Có thể

nhận thấy một đặc điểm rất nổi bật trong thơ Tử là lối chuyển tứ rất nhanh. “ Khi những đột xuất ấy lặp lại với tần số cao sẽ tạo nên sự khó hiểu ” ( Trích theo Vũ Quần Phương ). Trong thơ Hàn Mặc Tử, từ ngữ liên kết về hình thức rất ít. Tất cả những hình ảnh trong thơ ông cứ chảy trôi vô định theo một mạch liên tưởng đứt gãy, hỗn độn. “ Những hình ảnh tán loạn ( huyền ảnh ) như những mãnh vỡ văng

rất xa nhau bởi một nỗi thương đau lớn, tất cả sẽ châu tuần xung quanh chính nỗi đau kia. Đó là bản chất siêu logic hình tượng trong thơ Tử ”. [ 14, tr 239]. Khơng

có từ ngữ liên kết về hình thức nhưng thơ Tử sống được là nhờ có mạch liên kết về nội dung. Và các phương thức tu từ chính là “ sợi dây ” buộc chặt nội dung hữu hiệu nhất.

Ta cũng có thể chọn bài “ Đây thơn Vĩ Dạ ” để khảo sát mạch liên kết.

Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đường mây Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay

Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng q nhìn khơng ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà.

( Đây thơn Vĩ Dạ ) [ 2, tr 254]

Có thể thấy, mạch liên tưởng “ cóc nhảy ” của bài thơ trong chuỗi hình ảnh chuyển hóa của nó: ngoại cảnh phần đầu, tâm cảnh phần sau. Khổ thơ đầu tiên được cấu tứ theo sự biến tấu tình cảm trong tình cảm trong lời thơ của người thôn Vĩ. Nhờ nhận được bức thư thăm hỏi của người xưa mà Hàn Mặc Tử trở nên vui mừng quá đỗi. Cảnh vật ở khổ thơ thứ nhất vì thế rất dẹp, rất thanh khiết: nắng vườn cau,

vườn, mặt chữ điền. Nhưng niềm vui ấy khơng được bao lâu thì bị lắng xuống bởi

Hàn Mặc Tử đã nhận ra sợi dây ngăn cách vơ hình giữa thân phận mình với người thôn Vĩ. Thi tứ Hàn Mặc Tử vụt bay đến một miền đau thương đối lập: Gió theo lối

gió, mây đường mây/ Dịng nước buồn thiu hoa bắp lay. Người đọc phải nhanh chóng định tâm và tỏ ra thích ứng với sự chuyển đổi đột ngột đó bởi thơ Tử khơng có một từ ngữ liên kết hình thức nào để người đọc bấu víu. Bức tranh Vĩ Dạ chuyển đổi theo cảm xúc thay đổi của thi nhân, màu sắc tượng trưng đã thấp thống xuất hiện đằng sau hình ảnh: Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối

nay. Khổ thơ tiếp theo cũng hiện lên không rõ mạch. “ Đọc thơ Hàn Mặc Tử nhiều

khi như xem tranh đồng hiện: sự vật, sự thể ở những thời gian, không gian xa cách nhau đồng loạt xuất hiện và xâm nhập lẫn nhau không quan tâm luận lí, tính luận lí ở đây chỉ tồn tại trong tinh thần tồn khối dịng tâm tưởng ” ( Văn Tâm ). Tứ thơ tiếp tục chảy theo dòng tâm tưởng bất định của tác giả. Bằng cách điệp liên tiếp “

Mơ khách đường xa, khách đường xa ”, và cộng thêm hình ảnh hốn dụ “ áo em ”

để cấu tứ nên những câu thơ cuối, mạch thơ Hàn Mặc Tử chìm sâu vào bến bờ tâm tưởng. Hình ảnh áo em trắng q nhìn khơng ra và ai biết tình ai có đậm đà là nỗi lo âu của nhà thơ rằng liệu nhà thơ có diễm phúc hưởng nhận cái đẹp của tình người chăng. Rõ ràng đây là tứ thơ chính của bài thơ. Tác phẩm có cái nhìn vơ định theo mạch cảm xúc. Đây chính là cách cấu tứ đậm về sự chuyển hóa để tạo đột biến. Với cách cấu tứ mới mẻ, mang đậm phong cách tượng trưng – siêu thực, thơ Hàn Mặc Tử thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả.

Không chỉ cấu tứ tác phẩm bằng sự chuyển hóa hình ảnh mà Hàn Mặc Tử cịn rất tài tình khi cấu tứ thi phẩm thành ý. Tứ của Tử nảy sinh trên nền cảm xúc vô cùng phong phú. Có thể kể đến ở đây bài thơ “ Bẽn lẽn ” trong tập thơ “ Gái quê ”:

Trăng nằm sóng sỗi trên cành liễu Đợi gió đơng về để lả lơi

Hoa lá ngây tình khơng muốn động Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi! Trong khóm vi lau dào dạt mãi Tiếng lịng ai nói? Sao im đi? Ơ kìa bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khn vàng dưới đáy khe Vơ tình để gió hơn lên má Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm Em sợ lang quân em biết được Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.

( Bẽn lẽn ) [ 2, tr 229]

Thi tứ của tác phẩm được triển khai trên những liên tưởng vô cùng mới mẻ, thú vị. Trăng vốn là hình ảnh đẹp, thơ mộng, hiền hịa nhưng Tử lại nhân hóa trăng với một mĩ nhân đa tình. Đây là lối cấu tứ đậm về ý. Cả bài thơ sử dụng rất nhiều những từ chỉ động thái như sóng sỗi, ngây tình, hồi hộp, lả lơi, trần truồng tắm…Những từ này nếu đứng riêng rẽ thì khơng sao nhưng khi đứng cạnh nhau thì

lập tức khiến người ta nghĩ đến những chuyện tình ái như gió trăng, trăng hoa. Nói như Đỗ Lai Thúy là chúng thu phát xạ của nhau để tạo ra một trường ngữ nghĩa khiến mỗi yếu tố ngơn ngữ trong đó đều lấp lánh cái hàm nghĩa ái ân. Mỗi hình ảnh cứ chuyển hóa, cứ cộng hưởng với nhau gợi nên hình ảnh cơ gái đẹp gợi tình, quyến rũ. Và nhờ vậy, độc giả có cơ hội để phát huy năng lực tư duy để cảm được ý thơ. Tử cấu tứ thơ rất linh hoạt, rất biến hóa, địi hỏi người đọc phải liên tưởng, phải tưởng tượng mạnh mẽ thì mới giải mã được.

được triển khai từ một suy nghiệm về duyên phận con người. Ta có thể tìm thấy những tứ thơ đẹp trong bài thơ “ Trái mùa ”. Ở bài thơ này, Hàn Mặc Tử đã tạo ra những cặp hình ảnh ẩn dụ thật đặc sắc:

Mấy độ trong vườn cam chửa chín Mỗi lần em nhớ người trai tơ Trưa hè năm ấy mua cam ngọt Nhưng thấy cam xanh lại cáo từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm ngối trong vườn cam chín cả Gốc đào em đợi chàng qua mua Nhưng con chim khách không về nữa Chàng chẳng sang đâu, cam hết mùa

Cam héo, lòng em cũng héo don Đến nay em đã có chồng con Tình cờ hơm ấy, chàng qua lại Cam trái mùa rồi, hết thứ ngon.

( Trái mùa ) [ 2, tr 241]

Ở khổ thơ đầu bài thơ, tác giả đã tạo ra hình ảnh ẩn dụ cam chửa chín. Từ

hình ảnh ẩn dụ này, tứ thơ được triển khai theo mạch ngầm thời gian. Cam - tuổi xuân của người con gái dân quê – phải trải qua biết bao thử thách của thời gian. Trưa hè năm ấy là mốc thời gian đánh dấu chàng trai bắt đầu tìm kiếm người yêu “

mua cam ngọt ”, nhưng vì thấy “ cam xanh ” nên chàng đã cáo từ. Mạch thời gian

trong bài tiếp tục tiếp diễn vào mốc thời gian mới. Năm ngoái là thời điểm cam –

người con gái đã trưởng thành, đã sẵn sàng chấp nhận sự ràng buộc của tơ duyên, tiếc thay tình duyên ấy phải lỡ hẹn bởi sự xuất hiện của tín hiệu thẩm mĩ báo hiệu“

con chim khách không về nữa ”. Và kết lại mốc thời gian này là hình tượng “ cam hết mùa ”, người con gái đã lỡ thì. Tuổi xuân đã qua đi làm cho người con gái cũng

héo don, buồn bã. Và nàng đã nhắm mắt đi tìm hạnh phúc mới cho mình. Nhưng trớ trêu thay, khi nàng chấp nhận với số phận thì chàng trai ngày nào quay lại. Nàng đau đớn bởi cam trái mùa rồi, gái có chồng rồi khơng thể tơ tưởng đến mối tình đầu

ngây dại đó nữa. Tứ thơ khép lại bằng hình ảnh “ cam trái mùa ”, tức tuổi xuân của người con gái đã hết, và duyên phận đã lỡ làng. Tứ thơ trải dài theo sự dàn trải của thời gian và nhờ ẩn dụ tu từ, ta hiểu ra đấy cũng là sự giới hạn của tình yêu con người. Con người có tình u nhưng tình u đó phải trải qua thử thách khắc nghiệt của thời gian. Ai biết nắm bắt thời gian, biết quý trọng tuổi xn thì người đó sẽ tìm được hạnh phúc; cịn ai lỡ nhịp thời gian thì người đó sẽ mất đi hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Dịng thơ cuối đã hồn thành sứ mệnh của tứ thơ, trọn vẹn về ý, thống nhất với nhan đề. Đây cũng chính là căn cứ chứng tỏ tài năng sáng tạo của tác giả.

Bằng những phương thức tu từ đặc sắc, Hàn Mặc Tử đã thỏa sức sáng tạo. Những đổi thay của sự vật, của con người đều gợi cho nhà thơ sự ám ảnh vơ cùng. Tứ thơ Hàn Mặc Tử vì thế chính là phát hiện, phát hiện của nhà thơ về bản thân và thế giới. Nhờ biết biến tấu những phương thức tu từ một cách linh hoạt mà tứ thơ Hàn Mặc Tử trở nên hấp dẫn hơn, ấn tượng hơn trong lòng người đọc. Những tứ thơ đậm về ý, thể hiện tư duy liên tưởng sáng tạo; và đậm về chuyến hóa bất ngờ, tạo đột biến thể hiện sự phóng khống, linh hoạt trong tư duy. Độc giả nào khơng hiểu Tử thì thơi nếu đã hiểu tạng thơ Tử rồi thì cảm thấy mến và gắn bó với thơ Tử vơ cùng.

Một phần của tài liệu (Trang 58 - 63)