Các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong việc chuyển đổi giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.3.Các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong việc chuyển đổi giọng điệu thơ

Thi ca cũng giống như một người con gái đẹp. Để tìm hiểu và quyết định gắn bó lâu dài, người đọc phải thật sự cảm và yêu mến cái thần của nó. Nếu hồn cốt của người con gái biểu hiện cụ thể qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ thì thần cốt của thơ ca cũng như vậy. Giọng điệu là thần hứng, là “ yếu tố động ” thể hiện phong cốt của người nghệ sĩ. Vì thế, trong quá trình giải mã vẻ đẹp của tác phẩm thơ, giải mã được bí mật của giọng điệu là việc vơ cùng quan trọng.

Nếu tứ thơ là ý tưởng được hình thức hóa thì giọng điệu chính là cảm xúc được hình thức hóa. Vậy thế nào là giọng? Từ điển Tiếng Việt giải thích: giọng 1-

Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát; 2 – Cách phát âm của một địa phương; 3 – Cách diễn đạt bằng ngơn ngữ, biểu thị một thái độ, tình cảm nhất định; 4 – Gam đã xác định âm chủ. Nếu hiểu theo nghĩa 1 của Từ điển Tiếng Việt thì giọng là yếu tố mang đậm yếu tố vật lí. Nếu phụ thuộc vào độ mạnh yếu của lời nói thì e rằng giọng là sản phẩm chung của xã hội. Nó khác với giọng điệu nghệ thuật, tức là

giọng điệu được nhìn từ góc độ tâm lí. Cách hiểu giọng điệu ở đây sát với cách giải thích 3 trong Từ điển Tiếng Việt, tức giọng điệu là cách diễn đạt bằng ngơn ngữ biểu thị một thái độ, tình cảm nhất định. Nói như Trần Đình Sử, giọng điệu nhà thơ là sự biểu thị lập trường, tư tưởng, cảm xúc chủ thể, là nguyên tắc lí giải và chiếm lĩnh hiện thực của thi nhân. Giọng điệu gắn với các hiện tượng ngôn ngữ, được biểu hiện qua lời văn nghệ thuật nhưng về bản chất, đó là một hiện tượng siêu ngôn ngữ.

Trên cây đàn muôn diệu của văn học Việt Nam, mỗi nhà thơ góp nhặt nên những giọng điệu rất riêng biệt. Tố Hữu nhẹ nhàng, sâu lắng với giọng trữ tình – chính trị, Chế Lan Viên sâu sắc, chiêm nghiệm với giọng suy tưởng – triết lí, Xuân Diệu nổi bật với giọng sơi nổi, thiết tha…Có thể nói, giọng điệu chính là một yếu tố quan trọng làm nên phong cách của mỗi nhà thơ. Đối với Hàn Mặc Tử, những vết hằn từ tinh thần đã khiến cho thơ ông trở nên khá đặc biệt. Không phải đau thương nào cũng trở thành sáng tạo, càng không phải ai đau thương cũng trở thành nghệ sĩ. Hàn Mặc Tử sống lâu trong lòng người đọc bởi lớn bởi tâm ông lớn và tài ông cao. Nỗi đau tột cùng cộng hưởng với cá tính sáng tạo đã làm thơ Tử trở thành “ giọng thơ rạn vỡ nhất ” ( chữ dùng của Nguyễn Đăng Điệp ) của thời đại Thơ Mới.

Các phương thức tu từ ngữ nghĩa là công cụ cần thiết để điều chỉnh giọng điệu, thúc đẩy cường độ cảm xúc trong lịng thi nhân. Có nhiều cách để

Hàn Mặc Tử bộc lộ cảm xúc, và điệp ngữ, liệt kê chính là phương thức hữu hiệu nhất ( chiếm tỉ lệ 229,3 % ). Ở tập “ Gái quê ”, khi chưa bị lưỡi dao của bệnh tật dày xé thì Hàn Mặc Tử sử dụng cách điệp từ cách quãng, cách phối hợp các hình ảnh gần gũi, dân quê để tạo nhịp điệu chậm rãi, tha thiết cho bài thơ:

Từ ấy anh ra đi

Ngồi song khơng gió thoảng Hoa đào vắng mùi hương Lòng em xuân hờ hững

Từ ấy anh ra đi

Bóng trăng vàng rải cát Cánh cô nhạn bơ vơ Liệng dưới trời xanh ngát

Từ ấy anh ra đi

Tiếng dương cầm vắng bặt Dường tan trong đám sương Thoảng về nơi làng mạc…

( Nhớ nhung ) [ 2, tr 229]

Đến tập “ Đau thương ”, giọng điệu trong thơ Tử đã chuyển đổi đột ngột

sang một cung bậc mới: cung bậc của sự rên xiết, quằn quại. Lúc này, Tử thường xuyên sử dụng biện pháp liệt kê, kết hợp với các động từ mạnh về cảm xúc để bộc lộ nỗi đau trong cơ thể mình.

Tơi gị mây lại

Tơi kìm sao bay

Gió nào tràn ngập xứ này

Và tràn ngập cả những ngày xa xôi Không trào nước mắt không thê thảm Tôi dọa không gian, rủa tới cùng Tôi khát vô cùng

Tôi giết thời gian trong nắm tay Tôi vo tiếc mến như vo lụa

Cất tiếng cười giòn xao động vùng mây

( Chơi trên trăng I ) [ 2, tr 276]

Những động từ diễn tả hành động được sắp xếp theo mức độ tăng dần của cảm xúc: gị, kìm, dọa, rủa, khát, vo, giết, cười. Đó giống như tiếng gào rú của

người đang đứng ở bờ tuyệt vọng. Điều đặc biệt là nếu như lúc đầu nhà thơ sử dụng những danh từ cụ thể ( mây, sao ) để bổ nghĩa cho những động từ mạnh này thì ở những dịng thơ sau đó, nhà thơ lại dùng những danh từ trừu tượng để bổ nghĩa ( không gian, thời gian, tiếc mến ). Với Hàn Mặc Tử, khi đau thương đã đến mức tận cùng thì khát vọng thiết tha cũng được đẩy đến tuyệt đối. Cảm xúc của nhà thơ đã bứt phá mọi giới hạn thời gian và không gian để chạm đến ngưỡng khát vọng vô cùng: khát vọng thốt li ngồi thế giới để tận hưởng tinh anh kì diệu của nguyệt cầu.

Chưa dừng lại ở đó, kinh nghiệm đau thương còn tiếp tục chi phối cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ:

Hồn là ai? Là ai? Tôi chẳng biết Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng… Tôi chết giả và no nê vô hạn

Cười như điên sặc sụa cả mùi trăng Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng

Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến!

( Hồn là ai ) [ 2, tr 269]

Trong trạng thái đau đớn, điên loạn đến cùng cực, các hành động cấu, cào, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhai ngấu nghiến được diễn tả một cách tự nhiên. Khơng cịn một hình thức nghệ thuật nào phù hợp hơn cách liệt kê một loạt các động từ mang sắc thái mạnh để diễn tả giọng điệu tê điếng khổ đau đế tột cùng như vậy.

Thơ Tử không chỉ là sự hiện diện của những động tư mạnh mà đó cịn là sự xuất hiện của những từ diễn tả trạng thái đặc sắc:

Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa Lá trên cành héo hắt, gió ngừng ru: “ Một khối tình nức nở giữa âm u Một hồn đau rã lần theo sương khói Một bài thơ cháy tan trong nắng rọi Một lời run hoi hóp giữa khơng trung Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng

Hóa thành vũng máu đào trong ác lặng ”

( Trường tương tư ) [ 2, tr 267]

Có thể nhìn thấy những từ diễn tả trạng thái được liệt kê dày đặc trong đoạn thơ: nức nở, âm u, rã lần, hoi hóp, niềm yêu, ý nhớ…Và sự xuất hiện của chúng

đảm nhận chức năng biểu thị cho nỗi đau khơng có giới hạn. Những câu thơ vì thế có sức ám ảnh kì lạ.

Sang tập “ Thượng thanh khí ”, giọng điệu thơ được thay đổi sang một cảnh giới mới, cảnh giới của sự giải thoát.

Trong mây kinh và trong gió nguyện cầu Nào trân châu, nào thanh sắc cho mau Dâng hết cả thanh âm dường tú khí Hồn ta đây bất diệt với Hà Sa

( Trường thọ ) [ 2, tr 314]

Những hình ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử lúc này là những hình ảnh thuộc thế giới phước lộc, cao cả, vĩnh hằng: trân châu, thanh sắc, nhũ hương, mộc dược... Những hình ảnh này đã chứng tỏ đã thơ Hàn đã thoát li khỏi thế giới hiện tại để cắm rễ sang một thế giới mới, thế giới khát khao, sáng láng.

“ Bí mật của giọng điệu nằm ở nghệ thuật tổ chức lời thơ, cách tổ chức motip, hình tượng… để tạo thành một mã nghệ thuật mang dấu ấn của cá nhân không lặp lại ”. [ 3, tr 314]. Những nhà thơ tài năng thường là những người biết điều phối và kết hợp đa dạng các giọng điệu trong thơ mình. Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính ai cũng tạo được sự thống nhất, ổn định trong giọng điệu. Hàn Mặc Tử cũng vậy có điều, cái mới, cái lạ của Tử so với những nhà thơ cùng thời là hình thức độc đáo của giọng: Điên loạn. Đau thương tột cùng đã khiến giọng thơ

Hàn Mặc Tử trở nên điên loạn tột cùng như gió lốc, mạnh mẽ và rên xiết đến tột độ:

Chao ơi! chúng tơi rú lên vì kinh động/ Vì trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai tơi…

Sinh ra trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, tươi đẹp và khổ nghèo. tài hoa và bất hạnh, hồn thơ Tử ln bị va đập, bị cuốn xiết theo dịng chảy nghiệt ngã của số phận. Những đối cực tích tụ trên dải đất miền Trung nắng gió ít nhiều đã ngấm sâu trong máu của người thi sĩ tài năng Hàn Mặc Tử, nhào nặn nên một cốt cách thơ độc đáo. Bởi vậy, khơng có gì lạ khi thế giới Hàn Mặc Tử là thế giới ngự trị của hai đối cực phân lập: bên này đau thương, bên kia khát vọng. “ Về thể xác, cơ thể Hàn Mặc Tử đang dần mục ruỗng vì chứng bệnh nan y, nhưng ông lại luôn hướng về cuộc sống bằng cả sức mạnh tinh thần và tình u mãnh liệt. Ơng đã xây dựng mỹ học tinh thần ngay chính trong trời sâu tuyệt vọng ” [ 4, tr 16]. Trong tập “ Đau thương ”, người đọc có thể bắt gặp sự phân bố của các hình tượng máu, hồn

Máu đã khô rồi thơ cũng khơ Tình ta chết yểu tự bao giờ

Từ nay trong gió, - trong mây gió Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ

Ta cịn trìu mến với bao người Vẻ đẹp xa hoa của một thời

Đầy lệ, đầy thương, đầy tuyệt vọng Ơi giờ hấp hơi sắp chia phơi

Ta trút linh hồn giữa lúc đây Gió sầu vơ hạn nuối trong cây Cịn em sao chẳng hay gì cả Xin để tang anh đến vạn ngày

( Trút linh hồn ) [ 2, tr 279]

Quan sát những ngôn từ tràn ngập trong bài thơ, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều tín hiệu ngơn ngữ cùng tập trung biểu hiện chủ đề lìa giã cuộc đời: máu khơ, thơ khơ, tình chết yểu, lệ, tuyệt vọng, giờ hấp hối, trút linh hồn, để tang. Cái chết đối

với Hàn Mặc Tử mà nói đó là sự đón đợi. Nhà thơ biết rõ bệnh tình của mình, và chờ đón cái ngày cuối cùng đó. Bài thơ vì thế mà mang giọng thảm thương tuyệt vọng. Đầy lệ, đầy thương, đầy tuyệt vọng, cách Tử liệt kê nỗi đau chính là cách ơng chiếm lĩnh tâm can người đọc. Tuy nhiên, nghĩ đến cái chết dường nào thì lịng Hàn Mặc Tử càng thiết tha chừng đó. Ta cịn trìu mến với bao người/ Vẻ đẹp xa hoa của

một thời. Cuộc sống vẫn cịn những ràng buộc níu giữ tâm hồn nhà thơ. Và tình u

chính là sợi dây màu nhiệm đó. Vì u nên Tử vẫn hi vọng: Xin để tang anh đến vạn ngày. Đọc thơ Tử là vậy, có khi đọc từng câu, từng chữ chúng ta khơng thể hiểu

ý. Nhưng khi đọc một hơi cả bài, để cảm xúc cuốn đi theo tâm trạng của nhà thơ, thì ta lại “ ngợ ” ra. Tử trút dồn dập đời mình, lịng mình vào từng con chữ chứ không ngồi đục đẽo, trạm khắc từng chút một. Bởi vậy, đi tìm cái thần trong giọng thơ Tử, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên nói: “ Ta phải hiểu Anh không phải từng câu, từng chữ mà từng hơi. Các nhà thơ khác ta tìm hiểu, rồi làm quen, quen cho đến thuộc,

càng thuộc, nhập tâm, ta càng khám phá và yêu họ. Nhưng với Hàn Mặc Tử có khi lại phải yêu Anh trước, thuộc Anh trước vì thế, ta quen với những kì, những siêu, những điên, những dại, những tận đáy, những tột trời của Anh và nhờ thế, ta lại hiểu Anh”. [ 21, tr 23].

Trong Quan niệm thơ, Hàn Mặc Tử cho rằng “ Thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt ”. [ 2, tr 179]. Nhờ những phương thức tu từ ngữ nghĩa “ làm hậu thuẫn ” mà tiếng thơ của Tử trở mới trở thành tiếng rên thảm thiết nao lòng đến như vậy. Giọng thơ Tử là giọng điều khiển của tâm linh, của cảm xúc, không thể nào cắt nghĩa được thơ Hàn bằng lí trí. Sống bằng tim, bằng

phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn, đó là cách nhanh nhất để người đọc mở được

cánh cửa nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 69)