Nhóm biến thể ẩn dụ

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2.4.Nhóm biến thể ẩn dụ

Nhóm biến thể của ẩn dụ gồm có hai kiểu: nhân hóa và vật hóa. Nhân hóa và vật hóa thực chất là những ẩn dụ được xây dựng trên mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.

2.2.4.1. Nhân hóa

Nhân hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng khơng phải là con người khiến cho đối tượng đó trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy biện pháp nhân hóa xuất hiện khá dày đặc trong thơ Hàn Mặc Tử với 88 lần xuất hiện, chiếm 107, 3 %. Dựa vào cách cấu tạo, chúng tơi chia nhân hóa thành hai loại:

- Miêu tả đối tượng trong những đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của con người

Mây hờ không phủ đồi cao nữa

Vì cả trời xuân tắm nắng tươi

Hơi nắng dịu dàng đầy nũng nịu Sau rào khẽ liếm cặp môi tươi

( Nắng tươi ) [ 2, tr 228]

Những từ động từ tắm, liếm và tính từ dịu dàng, nũng nịu vốn là những từ ngữ diễn tả hành động và trạng thái của con người. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã “ phù phép ” vào cảnh vật thiên thiên ấy những từ ngữ đáng yêu, sinh động và do vậy bức tranh cảnh vật trở nên hấp dẫn, sinh động kì lạ.

Trăng nằm sóng sỗi trên cành liễu

Đợi gió đơng về để lả lơi

Hoa lá ngây tình khơng muốn động

( Bẽn lẽn ) [ 2, tr 229]

Hoàng Văn Hành trong Từ điển từ láy Tiếng Việt cho rằng sóng sỗi là tư thế nằm trên mặt đất khi bị ngã. Và tất nhiên từ ngữ này chỉ có thể dùng để chỉ hành động ở con người. Vậy mà Hàn Mặc Tử đã giăng mắc một loạt những từ ngữ về con người như sóng sỗi, đợi, ngây tình khơng muốn động để miêu tả vẻ đẹp của trăng. Cách sử dụng những từ ngữ này đã tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ bất ngờ trong

thơ Hàn Mặc tử. Trong khi những nhà thơ lãng mạn khác thi vị hóa trăng thì Hàn Mặc Tử lại “ cố sức ” trần tục nó. Trăng đối với Hàn Mặc Tử như một “ con vật lưỡng thê ”( chữ dùng của Đỗ Lai Thúy ) vừa đẹp đẽ vừa gợi tình, vừa trần tục vừa

thiêng liêng. Trăng chính là nguồn cảm hứng bất tận trong mạch nguồn sáng tạo của Hàn Mặc Tử. Có thể nói, với cách miêu tả trần tục này, thơ Hàn Mặc Tử đã bước một bước tiến dài trong quá trình phát triển thơ hiện đại.

- Coi đối tượng không phải con người như con người và đối thoại, tâm tình với

chúng:

Khơng chỉ “ nhào nặn hình hài ” cho các sự vật, hiện tượng bằng các hành động, trạng thái của con người, Hàn Mặc Tử cịn xem các sự vật đó, nhất là hình ảnh trăng như một người bạn tâm giao để bày tỏ tình cảm, nỗi niềm của mình:

Trên đọt tre già trăng lưỡi liềm

Hỡi trăng hãy chặt khóm thùy dương

Nghiêng mình trước gió chiều lơi lả

Và chặt ln ta dứt nỗi niềm

( Tiếng vang ) [ 2, tr 227]

Đối với Hàn Mặc Tử, trăng không chỉ đơn thuần là người bạn để nhà thơ giải tỏa nỗi niềm: Hỡi trăng hãy chặt khóm thùy dương mà cao hơn cả, trăng chính là sự phân thân của cái tơi trữ tình.

Phải nói rằng, tìm đến thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta khó có thể phân biệt đâu là ranh giới giữa con người và sự vật, bởi thi nhân đã khéo léo phủ màn sương nhân hóa lên những sự vật vô tri, vô giác kia. Nhiều người tưởng rằng thế giới thơ của

Hàn Mặc Tử chỉ là một địa hạt riêng của trạng thái mê sảng, hoang tưởng nhưng khơng, chính nhờ có sự góp mặt của nhân hóa mà thơ Hàn Mặc Tử gần đời hơn,

gần người hơn rất nhiều!

2.2.4.2. Vật hóa

Ngược lại với nhân hóa, vật hóa cũng là biến thể của ẩn dụ. Cụ thể hơn, vật hóa là cách dùng những từ ngữ vốn biểu thị về sự vật, thực vật, động vật để biểu thị về con người.

Cam héo, lịng em cũng héo don (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình cờ hơm ấy chàng qua lại Cam trái mùa rồi hết thứ ngon

( Trái mùa ) [ 2, tr 241]

Héo là từ ngữ thường được dùng để nói về tình trạng kém phát triển của thực

vật. Lịng em cũng héo hon là cách nói biểu thị cho tâm trạng buồn bã của con

người. Ở đây được hiểu là tình u trong lịng cơ gái đã nguội lạnh kể từ khi chàng trai ấy ra đi.

Cơ gái ngây thơ nhìn xuống hồ Nước trong nổi bật dáng hình cơ Nụ cười dưới ấy và trên ấy

Không hẹn đồng nhau nở lẳng lơ.

( Nụ cười ) [ 2, tr 236]

Nở là hoạt động chỉ xảy ra ở những cơ quan thực vật, cụ thể là hoa. Bản thân

người con gái cũng đã là sự so sánh ngầm với vẻ đẹp của hoa. Ở trong câu thơ này, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã vật hóa nụ cười của gái nở lẳng lơ gợi tình. Nụ cười đẹp,

ngây thơ ấy, khiêu gợi như có một ma lực hấp dẫn kì lạ đối với chàng trai.

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 39)