5. Bố cục của khóa luận
2.3.4. Hoán dụ cải danh
Hoán dụ cải danh là hoán dụ theo quan hệ giữa danh từ riêng và danh từ chung.
Đôi tháp kiêu hãnh với hàng bia
Với lau lách ngả mình trong cảnh vắng Sợ chừng như tiếng rụng của sao băng Mà vì đâu những tháp Hời kiêu ngạo
Hàng muôn năm sống mãi dưới sương đêm ( Thi sĩ Chàm ) [ 2. tr 246]
Tháp Hời là hoán dụ tượng trưng cho một thời huy hoàng của đế chế
Champa.
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi!
( Bẽn lẽn ) [ 2, tr 229] Bóng Hằng trong chén ngả nghiêng
Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình Gió lùa mặt nước rung rinh
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu
( Uống trăng ) [ 2, tr 236]
Ngày xưa, người ta tin trên cung trăng là chỗ Hằng Nga ở. Chị Hằng, bóng Hằng chính là hoán dụ cải danh để biểu thị mặt trăng.
Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu tuổi
Vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà? Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé
Xin đừng luân chuyển để thời gian Chậm đi – cho kẻ tôi yêu dấu Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân. ( Thời gian ) [ 2, tr 250]
Tây Thi là một người đẹp ở cuối đời Xuân Thu. Đây là một trong tứ đại mĩ nhân ở cổ Trung Hoa. Ở đây, Tây Thi là hoán dụ cải danh để chỉ người con gái đẹp.
Xong rồi đôi ta qua Đào Nguyên
Em làm rượu ngọt anh làm men Tiên cô không đợi duyên mời mọc Say thôi gò má đỏ rần lên.
( Mơ duyên ) [ 2, tr 309]
Đào Nguyên là hoán dụ cải danh để tiên cảnh, nơi tiên ở. Ở đây chúng ta còn
có thể hiểu là Đào Nguyên là chỗ ở xinh đẹp, thanh cao.