Quan hệ giữa các phương thức tu từ ngữ nghĩa với nghệ thuật xây dựng hình

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG MỘT : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1.Quan hệ giữa các phương thức tu từ ngữ nghĩa với nghệ thuật xây dựng hình

hình tượng thơ

Thơ là mê cung bí mật của cảm xúc. Thơ có thể dẫn người ta đến cánh đồng êm ái để tận hưởng những phút giây thanh thản rồi bất chợt để người ta lạc lõng ngay giữa cánh đồng ấy. Sự phức tạp và mê hoặc của thơ xưa nay chỉ có thể lý giải bằng biểu tượng, bằng hình ảnh. Hơn đâu hết, biểu tượng, hình ảnh là “ kênh dẫn ” của thơ, là lí do để thơ tồn tại. Hiểu được vai trị quan trọng của hình tượng đối với việc chuyển tải cảm xúc, Hàn Mặc Tử rất có ý thức trong việc sử dụng nhiều phương thức tu từ để xây dựng hình tượng thơ.

Về vai trò của các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong việc xây dựng hình tượng thơ, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập. Cù Đình Tú nhấn mạnh: “ Mỗi

cách tu từ tuy có một vẻ riêng nhưng tất cả đều rất cần thiết cho sự diễn đạt của chúng ta ”. [ 19, tr 323]. Quả thật như vậy, các phương thức tu từ ngữ nghĩa chính

là những viên gạch quan trọng để nhà thơ xây dựng nên những lâu đài thơ ca đồ sộ, và nhà thơ chính là chủ nhân kiến tạo nên những cơng trình thơ ca vĩ đại đó. Trong q trình khám phá tác phẩm, nhiều người chọn cách giải mã hình tượng để phát hiện những ẩn khúc sâu kín trong tâm hồn mỗi nhà thơ. Và một trong những cách nhanh nhất để sớm để đi vào ngõ ngách sâu kín ấy là các phương thức tu từ ngữ nghĩa. Mặc dù mỗi nhà thơ đều có chung điểm xuất phát là sử dụng những phương thức tu từ ngữ nghĩa để xây dựng hình tượng; nhưng tùy theo mức độ nồng, nhạt

của cảm xúc mà mỗi tác giả lựa chọn những phương thức sáng tạo phù hợp với tạng riêng của mình. Vậy sự độc sáng của Hàn Mặc Tử trong việc vận dụng các phương thức tu từ ngữ nghĩa là gì?

Trước tiên, các phương thức tu từ ngữ nghĩa chính là một mắt xích quan trọng trong việc kết nối hình tượng thơ. Tìm hiểu những bài thơ của Tử, chúng

tơi thấy rằng hình tượng xun suốt trong tồn bộ các tập thơ chính là hình tượng trăng. Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không phải “ xuôi chèo mát mái ” theo dòng

cảm xúc nhất định của thi nhân mà nó liên tục chuyển đổi, biến hóa khơn lường. Khảo sát những phương thức tu từ ngữ nghĩa ở chương Hai, chúng tôi nhận thấy

Hàn Mặc Tử rất chú tâm trong việc sử dụng nhiều phương thức tu từ để kết nối hình ảnh trăng trong thơ ơng, khiến cho các hình ảnh ấy trở thành thể thống nhất về mạch cảm xúc: so sánh tu từ ( 45% ), ẩn dụ tu từ ( 136,6 % ), hoán dụ tu từ ( 26,7 % ), ngoa dụ ( 91,1% ). Đáng chú ý hơn, ẩn dụ tu từ chính là một “ cánh tay đắc lực ” trong việc tạo ra hình ảnh, nhất là nhóm ẩn dụ biến thể: nhân hóa ( chiếm 107,3 % ). “ Hình ảnh phần nhiều tạo ra do lối nhân cách hóa. Dưới ngọn bút tài tình của nhà

thơ, như nhờ có phép thần thông, tất cả một thế giới lạ lùng hiện lên, một thế giới mơ hồ, huyền ảo, đầy rẫy những hình ảnh tươi đẹp và kì dị, trong đó khơng những động vật mà đến cả các vật vơ tri, vơ giác cũng đều biết nói năng, hành động, có đủ tính tình, tư tưởng như người.” [ 9, tr 69].

Trăng là đối tượng thẩm mĩ xuất hiện nhiều trong các sáng tác thi ca nhưng để trăng trở thành sở hữu độc quyền thì chỉ có Hàn Mặc Tử mới làm được điều này. Nhờ có sự hỗ trợ đặc biệt của các phương thức tu từ ngữ nghĩa mà trăng trong thơ Tử biến hóa mn hình vạn trạng. Vầng trăng Hàn Mặc Tử khác biệt ở chỗ trong khi những nhà thơ lãng mạn khác tìm cách thi vị hóa trăng:

Là màu sắc hay chỉ là âm điệu

Là hương say hay chính ấy rượu thơm Gió cành khuya hay nghìn cánh tay ơm Trăng mối lái phủ màng tơ ảo mộng Gió chắp cảnh cho hương càng toản rộng Xốc nhau đi vào khắp cõi xa bầy

Và hương bay thì hoa tưởng hoa bay

( Xúc cảm – Xuân Diệu )

thì Hàn Mặc Tử lại tìm cách “ lạ hóa ”, “ trần tục ” nó. Để làm cho trăng trở nên gần gũi hơn thì Hàn Mặc Tử đã sử dụng nhân hóa như một bút pháp chủ lực. Trăng không chỉ là bức tranh thiên nhiên tĩnh vật nữa mà trăng cịn hóa thân thành con người, phân thân như con người. Nếu ở “ Lệ thanh thi tập ”, vầng trăng đã bắt đầu manh nha hành động táo bạo:

Non sông bốn mặt ngủ mơ màng Thức chỉ mình ta dạ chẳng an Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn

( Thức khuya ) [ 2, tr 223]

thì đến tập “ Gái quê ”, vầng trăng được Hàn Mặc Tử “ trang điểm ” như một người thiếu nữ mê hoặc và gợi tình:

Ơ kìa bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe

( Bẽn lẽn ) [ 2, tr 229]

Dẫu sao, ở hai chặng đường trước, trăng cũng chỉ mang nỗi cô đơn và sự háo hức dục tình thơi. Phải từ tập “ Đau thương ” trở di, trăng mới bị nỗi thương đau làm cho tan vỡ. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các phương thức tu từ ngữ nghĩa tập trung khá lớn ở tập “ Đau thương ”. Có thể nói, tập thơ Đau thương là nơi “ đất lành ” cho những nỗi khổ đau, bất hạnh tụ họp. Những mảnh trăng chết chóc ngự trị trong thơ Hàn, khiến thơ Hàn trở thành “ nghĩa địa ” của những thương đau. Mảnh trăng được nhân hóa bằng những hình ảnh mới lạ và có lẽ chỉ có “ cha đẻ ”của những đau đớn, bất hạnh tột cùng thì Hàn Mặc Tử mới có thể sáng tạo nên những hình ảnh độc đáo, ma quái đến như vậy. Hình tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử khơng cịn bắt nguồn từ hiện thực đời sống mà nó đã được thai nghén từ chính nỗi đau, chính trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Trăng trong tập Đau thương được “ đắp da, đắp thịt ” bằng nỗi đau đớn cùng cực trong tâm hồn thi nhân. Hình ảnh nhân hóa trong thơ Tử là “ cấp số nhân ” của cảm xúc mạnh mẽ cùng với bao mảnh vỡ của một xác thân như hồn, máu, trộn với nhạc, hương, châu, lệ để tạo ra một thế giới ràng rịt và bấn loạn.

Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra

( Say trăng ) [ 2, tr 273]

Dường như đọc thơ Tử, ta thấy sự cựa quậy, sự trở mình trong chính bản thân mỗi sự vật. Trăng trong thơ Hàn khơng cịn bản chất lãng mạn, thi vị nữa mà nó trở nên ma quái, kì lạ vơ cùng. Trăng chính là hóa thân của đau thương, một vầng trăng rất Hàn Mặc Tử!

Ngồi nhân hóa, so sánh tu từ cũng là một phương thức hỗ trợ đắc lực trong việc tạo ra hình ảnh, kết nối hình tượng. Cái hay của Hàn Mặc Tử chính là biết lựa chọn cái dùng để so sánh một cách rất đắc địa. Một cơ sở so sánh dù mới lạ nhưng vẫn dành một khoảng lặng để người đọc có thể phát hiện ra nét tương đồng giữa nó với cái được so sánh là một so sánh hay. Hàn Mặc Tử đã chọn cách giấu đi cơ sở so sánh để kích thích tưởng tượng của người đọc:

Chúng ta biến, em ơi, làm thanh khí Cho tan ra hòa hợp với tinh anh

Của trời đất, của muôn vàn ý nhị Và tình ta sáng láng như trăng thanh

( Sáng láng ) [ 2, tr 271] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nét hấp dẫn trong cách so sánh của Hàn Mặc Tử đó là cơ sở so sánh luôn

chứa những gợi tưởng bất tận ở người đọc. Hình tượng trong thơ Hàn Mặc Tử vẫn luôn mới lạ bởi sự giàu có của trí tưởng tượng. Những hình tượng ấy cứ chuyển kênh liên tục, buộc người đọc phải cảm rồi mới hiểu, hiểu rồi mới suy nghĩ tường tận được. Bởi vậy, chúng ta có thể lí giải được vì sao hình ảnh so sánh trong thơ

Hàn Mặc Tử hầu như không được bắt rễ từ hiện thực. Những đau khổ đã vùi lấp lí trí của Tử, khiến ơng phải tìm sang một thế giới thượng tầng để tìm nguồn an ủi.

Mới lớn lên trăng đã thẹn thị Thơm như tình ái của ni cơ

Gió say lướt mướt trong màu sáng Hoa với tôi đều cảm động sơ

( Huyền ảo ) [ 2, tr 244]

Trăng trong thơ Tử đã thoát xác sang địa hạt của hư ảo. Ni cô là những người đã thốt tục, mà đã thốt tục thì khó có thể để bụi trần làm vướng bận. Tình ái đối với ni cơ vì thế cũng được xem như là “ món trang sức xa xỉ ”. Nếu ni cơ có tình đi chăng nữa thì liệu rằng tình đó được đo đếm bằng điều gì? Cách so sánh trong thơ Tử vừa gợi, vừa khép làm cho người đọc rất khó đốn định. Nhờ có so sánh tu từ mà hình tượng trăng trở nên lúc gần, lúc xa; lúc tỏ, lúc mờ; lúc thiêng liêng, lúc trần trụi…đó là những trạng thái đối cực đặc trưng trong tâm hồn nhà thơ.

hình tượng trong thơ Hàn Mặc Tử có sức ám ảnh lâu hơn trong tâm trí người đọc. Khơng chỉ tập trung ở hình tượng trăng, Hàn Mặc Tử còn rất “ để ý ” đến việc

xây dựng các hình tượng hồn, máu. Có thể nói, ba biểu tượng này chiếm vị trí độc tơn trong thơ Tử, đó là sự hoài thai từ nỗi đau về thể xác và sự thăng hoa của trí tượng bay bổng. Một trong những phương thức tu từ ngữ nghĩa đắc dụng để Tử đưa các hình tượng này chiếm lĩnh tâm trí của người đọc đó chính là ngoa dụ. Việc Hàn Mặc Tử sử dụng đắc địa biện pháp tu từ này đã làm cho hình tượng trong thơ ơng trở nên phức tạp và khó lí giải hơn. Nỗi đau đớn cùng cực đã đẩy thơ Tử đến những cảm giác tột cùng.

Anh đã ngâm và đã thuộc làu

Cả người rung động bởi thương đau Bởi vì mê mẩn vì khoan khối

Anh cản lời thơ để máu trào Lời thơ ngậm cứng không rền rĩ

Mà máu tim anh vọt láng lai

(Lưu luyến) [2, tr 255]

Nỗi đau đã trở thành chất xúc tác nghệ thuật đặc biệt làm nảy sinh cảm xúc sáng tạo trong tâm hồn thi nhân. Hình ảnh cường điệu máu tim anh vọt láng lai đã tạo ra sức ám ảnh ghê gớm trong tâm trí người đọc. Một khi nỗi đau thể xác càng lớn thì cảm hứng nghệ thuật càng thăng hoa. Đó chính là điểm làm nên sự khác biệt trong thơ Tử. Ngoài ngoa dụ, biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cũng đóng góp vai trò đáng kể trong việc “ giữ chân ” tâm trí người đọc. Sự xuất hiện dày đặc của các phương thức tu từ đã cho thấy khả năng “ bắt sóng ” cảm xúc của Hàn Mặc Tử đang vượt biên ngoài giới hạn.

Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng

Cho ngây người mê dại đến tâm can Thét chòm sao hoảng rơi vào đáy giếng Mà muôn năm rướm máu trong không gian

(Rướm máu) [2, tr 278]

Cùng một cảm nhận về trăng nhưng Hàn Mặc Tử lại sử dụng kết hợp cả ba giác quan vị giác ( ngậm ), khứu giác ( hương ), thị giác ( trăng ). Cách tạo ra nhiều

cảm giác xen lẫn như vậy đã làm thơ Tử có khả năng thức nhọn mọi giác quan trong lịng người đọc, khiến họ phải tự mình cảm nhận và thẩm thấu tác phẩm nhiều hơn.

Qua cách Hàn Mặc Tử sử dụng các phương thức tu từ ngữ nghĩa để tạo ra hình tượng, ta nhận ra rằng thơ ca có thể thăng hoa từ nỗi đau câm lặng trong tâm hồn. Khi nào cái tạng thơ mãnh liệt của tác giả bắt sóng với cái rào rạt của cảm xúc thì lúc ấy các phương thức tu từ ngữ nghĩa mới phát huy tối đa năng lực thật sự của nó, tạo ra những hình ảnh thơ táo bạo, bất ngờ, mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà thơ.

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 58)