0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Vai trò của Báo điện tử trong công tác thông tin, truyền thông phòng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ BỆNH DỊCH DO VI RÚT ZIKA LUẬN VĂN THS BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG (Trang 28 -28 )

thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết dengue, bệnh dịch do vi rút Zika

Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những hướng có chủ định [20, tr.28].

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đánh giá cao vai trò và tác dụng to lớn cả báo chí. Trong Chỉ thị số 22/CT- TW ngày 17/10/1997 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” đã đánh giá hoạt động báo chí nước ta có nhiều chuyển biến và tiến bộ tích cực nhiều mặt: “Báo chí nói chung hoạt động có định hướng, thông tin kịp thời, phong phú và đa dạng hơn; thực hiện tốt hơn vai trò là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và diễn đàn tin cậy của nhân dân, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hoàn thành những nhiệm vụ chính trị quan trong về đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới…” [20, Tr.26-27].

Xuất phát từ chức năng, vai trò của mình, báo chí đang hàng ngày hàng giờ cung cấp những thông tin muôn mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực y tế, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của con người. Công tác truyền thông được Đảng, Nhà nước và ngành y tế luôn coi trong và khẳng định truyền thông không thể thiếu trong sự nghiệp chăm sóc sức

khỏe cho nhân dân. Đặc biệt trong những năm qua, báo chí đã không ngừng góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và phòng, chống dịch bệnh nói riêng. Điều đó được thể hiện tại Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, trong đó nhấn mạnh: Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đồng thời, trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.

Vì vậy, báo chí có vai trò quan trọng trong xã hội bởi báo chí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận, là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân; là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội, đồng thời báo chí là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội. Báo chí là phương tiện không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi người dân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân [20, tr.29].

Báo điện tử ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Có thể nói Báo điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thông đem lại những giá trị rất lớn cho xã hội, cho người dân. Báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt trong sự thay đổi của cách truyền tin và tiếp nhận thông tin của công chúng.

Chỉ thị số 52- CT/TW ngày 22-7-2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay nhấn mạnh: “Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biến giới quốc gia. Báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại, nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin của nhân dân”. Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử như một trong những dịch vụ tiện ích đã làm cho mạng internet ngày càng hấp dẫn.

Hiện nay, hệ thống báo điện tử phát triển nhanh về số lượng, hàng ngày báo mạng điện tử đã cung cấp một cách nhanh nhất lượng thông tin khổng lồ phục vụ công chúng. Với lợi thế về dung lượng truyền tải của báo điện tử không bị giới hạn về khuôn khổ, số trang nên khả năng truyền tải thông tin không bị giới hạn.

Thông tin trên báo mạng tử có ưu thế hơn hẳn so với các loại hình báo chí khác và đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác truyền thông:

- Tính cập nhập và phi định kỳ: Đặc điểm này giúp cho báo điện tử dễ dàng vượt trội so với các loại hình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin đảm bảo tính thời sự và tạo ra sự thuận tiện cho công chúng.

- Khả năng đa phương tiện: Theo xu thế phát triển, bài báo đa phương tiện sẽ là sự hội tụ đặc sắc của báo điện tử, bài viết thay vì chỉ sử dụng hình ảnh, chữ viết mà bài báo còn sử dụng thêm các video, clip hoặc băng audio, kết hợp với biểu đồ, đồ thị, hoạt hình hay trình diễn ảnh.

- Tính tương tác cao: Công chúng có thể tương tác nhanh chóng với tòa soạn. Việc tương tác này thể hiện qua các phương thức như phản hồi,

giao lưu trực tuyến, hộp thư bạn đọc... Nhờ đó, thông tin mang tính hai chiều, cởi mở, gần gũi với công chúng.

- Khả năng lưu trữ, kết nối thông tin lớn: Công nghệ đã cho phép việc lưu trữ dữ liệu, sao chép và chia sẻ dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng và gọn nhẹ hơn nhiều. Bên cạnh đó, báo điện tử còn mang lại cho công chúng nguồn thông tin khổng lồ từ tờ báo, từ mọi nguồn thông tin khác nhau. Đồng thời, tạo nên các chủ đề thông tin theo tuyến, dòng sự kiện.

- Khả năng tìm kiếm thông tin dễ dàng: nhờ vào các công cụ tìm kiềm, các mục tìm kiếm với từ khóa được đính kèm trên mỗi trang báo điện tử, độc giả cũng có thể đọc lại lần tùy thích mà thao tác hoàn toàn đơn giản. Vận dụng ưu thế của mình trong công tác truyền thông phòng chống bệnh dịch đạt hiệu quả cao, báo điện tử đã thực hiện nghiêm yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền trong việc duy trì, triển khai mạnh mẽ chiến dịch truyền thông PCBD về việc tăng cường công tác thông tin, giáo dục, TT phòng chống về SXH, huy động các lực lượng TT, các kênh TT tập trung tuyên truyền người dân về các biện pháp diệt loăng quăng, nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình.

Có thể nói, báo điện tử có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch, báo điện tử đã luôn chủ động theo sát diễn biến tình hình của dịch bệnh để thông tin kịp thời để nhân dân nắm được thông tin dịch bệnh, sự tác động trực tiếp đến nhận tức của công chúng giúp làm thay đổi nhận thức và hành vi của mình, không chủ quan, lơ là trước dịch bệnh xảy ra đồng thời phối hợp với chính quyền, các ban, ngành tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh.

Báo mạng điện tử còn chủ động cung cấp thông tin bổ ích về những hiểu biết, dấu hiệu nhận biết, hướng dẫn và biện pháp phòng chống dịch

bệnh, cách điều trị bệnh và những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong của dịch bệnh. Nhấn mạnh hiện nay bệnh không có vắc xin phòng ngừa, cách phòng ngừa chủ yếu là diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành để khống chế dịch bệnh. Nhất là hệ quả, di chứng để lại đối với bệnh do vi rút Zika, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ gây hệ lụy suốt đời đặc biệt đối với trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến bệnh do vi rút Zika.

1.4. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng nhà nƣớc các ngành chức năng đối với công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và bệnh dịch do vi rút Zika

Nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trò của cộng đồng, chính quyền các cấp, các ngành… không phải chỉ Việt Nam mà còn được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế và các nước ASEAN. Để kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước ASEAN cùng chung tay phòng, chống SXH cũng như học tập, chia sẻ kinh nghiệm nhằm hướng tới một cộng đồng ASEAN không có SXH, tại Hội nghị Bộ trưởng BYT các nước ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Singapore vào tháng 7 năm 2010, WHO, tổ chức ASEAN và đại biểu 10 nước thành viên ASEAN đã thông qua quyết định quan trọng thống nhất chọn ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống SXH”.

Trước tình hình BD do vi rút Zika đã ghi nhận tại nước ta, BYT đã có văn bản gửi SYT tại tỉnh Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh tham mưu UBND tỉnh/thành phố công bố dịch theo quy mô xã, phường theo Quyết định 02/2016/QĐ TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm; chỉ đạo các địa phương nâng mức cảnh báo, đáp ứng dịch lên mức 2 đối với tình huống đã có trường hợp mắc bệnh; các Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với các địa phương điều tra mở rộng tại khu vực ổ dịch và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

* Ngày 19/2/2016, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1060/VPCP-KGVX gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika.

Tại nội dung của văn bản chỉ đạo, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại các văn bản: Công điện số 1632/CĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 9515/VPCP-KGVX ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika gây nên có thể xâm nhập vào nước ta.

* Ngày 5/3/2016, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, BYT phối hợp Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và SXH” nhằm kêu gọi mỗi người dân, gia đình và cộng đồng cũng như các ban, ngành đoàn thể, tổ chức hãy nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo vệ SK bản thân, gia đình và cộng đồng.

Tại lễ Phát động chiến dịch, Bộ trưởng BYT Nguyễn Thị Kim Tiến đã kêu gọi mỗi người dân “hàng tuần hãy giành ra nửa giờ đồng hồ để tiến hành lật úp các dụng cụ, thu dọn các vật dụng phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon, hộp bia nước ngọt, lốp xe, vật dụng phế thải…, thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…, vì chính các vật dụng này có khả năng chứa nước và là ổ chứa, nơi sinh sản của muỗi truyền

bệnh do vi rút Zika và SXH. Việc thực hiện các hành động nêu trên không phải chỉ phòng bệnh cho cộng đồng mà cho chính bản thân và gia đình”.

* Ngày 16/3/2016, BYT có công văn số 1396/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ciệc tổ chức chiến dịch phòng, chống Zika và SXH.

Trong công văn ghi rõ, BYT kính đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương triển khai tích cực một số hoạt động sau:

SYT tăng cường TT vận động người dân tự diệt muỗi, loăng quăng để phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, bệnh SXH; làm đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố tổ chức phát động chiến dịch “người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và SXH”.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai chiến dịch “người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và SXH”…

* Ngày 16/3/2016, BYT ban hành chỉ số 05/CT-BYT về việc tổ chức chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng và triển khai công tác phòng chống bệnh do vi rút Zika, SXH.

* Ngày 14/7/2016, BYT đã có Công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh SXH.

Tại Công văn, BYT kính đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm và trực tiếp chỉ đạo duy trì, triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt loăng quăng, tại các khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh, duy trì hàng tuần đối với các khu vực vẫn còn ổ dịch hoạt động.

Các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, giáo dục, TT phòng chống về SXH, huy động các lực lượng TT, các kênh TT tập

trung tuyên truyền người dân về các biện pháp diệt loăng quăng, nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình.

* Ngày 5/8/2016, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1388/CĐ- TTg về việc tăng cường công tác phòng chống SXH.

Theo Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt loăng quăng trên địa bàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất...

Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với BYT tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch SXH; tình hình dịch bệnh và các biện pháp phát hiện sớm dịch bệnh để người dân tích cực, chủ động thực hiện phòng, chống dịch, đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi vừa có dấu hiệu mắc bệnh.

* Ngày 5/9/2016, BYT đã có Công văn số 6606/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh do vi rút Zika, SXH.

Theo đó, BYT kính đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ BỆNH DỊCH DO VI RÚT ZIKA LUẬN VĂN THS BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG (Trang 28 -28 )

×