0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Các nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ BỆNH DỊCH DO VI RÚT ZIKA LUẬN VĂN THS BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG (Trang 98 -136 )

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý

Báo chí có vai trò rất quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Với nội dung thông tin có tính định hướng đúng, thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội dẫn đến hành động xã hội phù hợp với vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Tuy nhiên, trong trường hợp báo chí cung cấp thông tin quá nhiều, dồn dập, thông tin tình hình dịch bệnh bị thổi phồng sẽ khiến người dân hoang mang lo sợ thái quá về dịch bệnh. Sự hoang mang của công chúng bắt nguồn từ

những nguồn thông tin không đầy đủ, có thể dẫn đến những sự kiện không mong muốn. Báo chí có sức mạnh to lớn trong việc tạo lập dư luận xã hội bởi với một sự kiện, vấn đề có thể nhắc một lần công chúng chưa tin, nhắc hai, ba lần, công chúng đã tin hơn và khi nó được lặp đi lặp lại trên báo chí thì được coi như một sự thật hiển nhiên mà ai cũng tin. Điều đó đòi hỏi tính định hướng, tính Đảng và lương tâm, trách nhiệm của người làm báo trong việc hướng dẫn dư luận xã hội phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đe dọa đến SK, tính mạng và của cải của nhân dân và để giúp người dân có nhận thức đúng đắn về dịch bệnh thì cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân nhằm có những phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong quản lý, chăm sóc SK cộng đồng. Một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến nhận thức và hành vi của công chúng trong PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika.

Nội dung tuyên truyền là các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật trong công tác tuyên truyền PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika. Mặc dù những năm gần đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý với cơ quan báo chí. Tuy nhiên, các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, cần cởi mở hơn nữa, thường xuyên cung cấp thông tin về dịch bệnh một cách nhanh chóng, chính xác cho cơ quan báo chí để nhà báo, phóng viên có thông tin chính thống và đưa tin kịp thời, chính xác, tránh tình trạng che giấu thông tin, đùn đẩy cung cấp thông tin khiến thông tin bị sai lệch gây hậu quả khôn lường, gây sự hiểu nhầm đối với nhà báo, công chúng và đặc biệt có thể gây hoang mang dư luận, gây mất lòng tin đối với Đảng, Nhà nước và cơ quan quản lý và nhân dân.

Đối với Bộ Y tế, trong những năm qua, ngành y tế đã không ngừng phát triển với những đổi mới về chính sách, tổ chức, quản lý… theo hướng phục vụ, chăm sóc tốt nhất sức khỏe cho nhân dân. Đặc biệt, công tác phòng, chống dịch bệnh là một mảng quan trọng trong hoạt động y tế, do vậy ngành y tế từ trung ương đến địa phương cần chú trọng và xây dựng những kế hoạch triển khai cụ thể. Trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền luôn phải được đặc biệt coi trọng và phải đặt lên hàng đầu bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nếu phòng mà không tốt thì khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng cũng như kinh tế của địa phương, đất nước. Để đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc bảo vệ SK nhân dân, cần sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó đối với Bộ Y tế cần thấy được vai trò quan trọng của TT là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể để hình thành dư luận và hành động xã hội. Thông qua việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí, những chủ trương, hướng dẫn của ngành y tế đến được với công chúng. Trong dịch bệnh SXH dengue và dịch bệnh mới nổi do vi rút Zika thì những khuyến cáo, hướng dẫn đăng tải trên báo chí đã giúp công chúng nâng cao nhận thức trong phòng ngừa bệnh tật, hạn chế số ca mắc và giảm thiểu tình trạng quá tải của các bệnh viện. Bên cạnh đó, từ những phản ánh của báo chí, ngành y tế thấy được những nhu cầu của nhân dân với công tác y tế để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp.

PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh: “Nếu truyền thông không đúng theo định hướng, nhất là nhiều trang báo đưa tin theo hình thức câu khách, giật gân, thông tin thiếu kiểm chứng, một chiều sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, chính trị, xã hội, gây hoang mang dư luận. Vì vậy, các cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên và ngành y tế, Sở Y tế cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức

tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo của Bộ Y tế, các biện pháp phòng, chống, phát hiện sớm để người dân tích cực, chủ động thực hiện phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và SXH. Tập trung tuyên truyền người dân về các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy, nằm màn chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình.”

Qua đó, ngành y tế cần phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí, tạo điều kiện, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, chân thực, khách quan cho nhà báo, phóng viên. Cùng với việc cung cấp thông tin, ngành y tế cần có sự tương tác, có những phản hồi với tòa soạn, phóng viên, biên tập viên về những thông tin không chính xác thuộc lĩnh vực y tế để có sự điều chỉnh, thông tin kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Bên cạnh đó, ngành y tế cần coi trọng vấn đề kiểm tra thông tin, mức độ báo chí đưa tin. Hiện nay, ngành y tế đều có cơ quan TT riêng của ngành với chức năng, nhiệm vụ phụ trách công tác thông tin, TT, phối hợp với cơ quan báo chí, cung cấp các thông tin trong việc tuyên truyền chăm sóc SK nhân dân nói chung, phòng chống dịch bệnh nói riêng… Một trong những hình thức cần áp dụng nhiều hơn các cuộc họp báo để nhà báo, phóng viên phụ trách mảng y tế và cơ quan quản lý, ngành y tế có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ, xây dựng ngồn thông tin cụ thể, chính xác mang tính chính thống và định hướng cao tới công chúng.

TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế cũng cho biết “hàng năm, chúng tôi đều phối hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức các hội thảo “vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô” nhằm chia sẻ những khó khăn, vướng mắc để phối hợp tuyên truyền trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời, ngành y tế còn có Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội- là đầu

mối phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí, cung cấp các thông tin cho báo chí trong việc tuyên truyền, phản ánh những vấn đề về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh”.

3.3.2. Đối với cơ quan báo chí

Cơ quan báo chí với nhiệm vụ xuất bản báo chí theo quy định của pháp luật, cung cấp thông tin chân thực, khách quan, đảm bảo tính định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt 3 trang báo mạng điện tử SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới là 3 cơ quan ngôn luận đại diện cho ngành y tế, Thông tấn xã Việt Nam, tiếng nói của Thủ đô, các tòa soạn báo cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ SK nhân dân trong tình hình mới, trong đó có công tác y tế dự phòng- phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cần phải có sự đánh giá chính xác tầm quan trọng của từng đề tài, sự kiện, từng thông tin để lựa chọn, định hướng cho các phóng viên hướng khai thác, tìm hiểu đưa thông tin khoa học, trung thực, khách quan, đảm bảo nguyên tác tính Đảng và lợi ích cao nhất của nhân dân. Lãnh đạo các tòa soạn phải có sự quản lý chặt chẽ nguồn thông tin cũng như độ chân thật, chính xác của thông tin đó. Không để xảy ra tình trạng thông tin giật gân, câu khách, sai lệch định hướng, khiến cho công chúng hoang mang lo sợ và gây ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Điều này là nhân tố quyết định giúp công tác y tế nói chung và truyền thông về phòng, chống dịch bệnh nói riêng không đi lệch những mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ SK nhân dân.

Bên cạnh đó, các tòa soạn cần tạo điều kiện đầy đủ về vật chất cần thiết như có chế độ nhuận bút thỏa đáng, đầu tư các trang thiết bị tác nghiệp hiện đại… để tạo thuận lợi hơn cho phóng viên khi viết về lĩnh vực y tế đặc biệt là về PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika, bệnh rất dễ có thể lây nhiễm ngay cả cho những người làm báo khi đi thực tế.

Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh thì tòa soạn cần có mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với ngành y tế, với các sở, ban ngành thuộc lĩnh vực y tế để có thể tiếp cận thông tin, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và ngành y tế để truyền tải tới công chúng thông tin khách quan, chân thực nhất.

3.3.3. Đối với nhà báo, phóng viên

Báo chí là một vũ khí sắc bén, thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình, báo chí có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức của công chúng. Trong lĩnh vực y tế, ngôn ngữ là ngôn ngữ chuyên ngành y, những biểu đồ, số liệu mang tính học thuật cao. Vì vậy, muốn TT về công tác y tế dự phòng nói chung, TT về PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika nói riêng đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng, đào tạo đội ngũ nhà báo, phóng viên giỏi, vững về chuyên môn nghiệp vụ, có tâm sáng, bút sắc, lòng trong là rất quan trọng. Bên cạnh đó, nhà báo, phóng viên phải có bản lĩnh, chủ động trong xử lý thông tin, biết chuyển những từ ngữ, ngôn ngữ chuyên ngành thành những ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, dễ nắm bắt, tiếp thu để mọi công chúng đều có thể tiếp nhận thông tin về tình hình dịch bệnh bởi công chúng trên báo mạng điện tử có nhiều đối tượng khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau, nếu không sử dụng ngôn ngữ phổ thông sẽ gây sự hiểu nhầm hoặc hiểu sai về dụng ý mà nhà báo, phóng viên muốn đưa ra trong tác phẩm, nhất là khi hiểu sai về dụng ý thì kết quả TT sẽ trở về con số không, đồng thời khiến cho công chúng mất lòng tin về các trang báo mạng đó, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh. Để làm được điều đó đòi hỏi phóng viên khả năng nhạy bén, linh hoạt trong tiếp nhận và xử lý thông tin.

Qua khảo sát, tác giả luận văn thấy rằng các báo sử dụng những hình ảnh lặp, hình ảnh mang tính chất minh họa mà chưa có nhiều ảnh thực tế.

Cho nên các nhà báo, phóng viên cần phải chủ động tìm kiếm thông tin, tìm kiếm các đề tài về TT phòng, chống dịch bệnh, sẵn sàng lăn xả đến những nơi có dịch để viết tin, bài cung cấp những thông tin chân thật nhất, hình ảnh mới nhất về tình hình dịch. Nhà báo, phóng viên cần bám sát thực tế, từ những sự kiện diễn ra trong cuộc sống để lý giải, tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm đạt được tính thuyết phục và hiệu quả TT cao hơn là chỉ dựa vào báo cáo, số liệu thống kê. Điều này đòi hỏi nhà báo, phóng viên cần có sự dũng cảm, yêu nghề và khi đặt bút viết cần viết một cách chân thực, khách quan nhất, bám sát thực tế tránh lối viết nặng về thống kê báo cáo nhằm tạo được bản sắc riêng, phong cách riêng của mình.

Trong TT về PCBD SXH dengue là dịch bệnh lưu hành tại Việt Nam và và BD do vi rút Zika là dịch bệnh mới nổi tại Việt Nam, để TT đạt hiểu quả cũng đòi hỏi người làm báo phải cung cấp thông tin minh bạch, khách quan, kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Nhà báo không phải đưa thông tin đơn thuần mà cần có nhãn quang chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng để thấy trước được thông tin đó có ý nghĩa, tác động tích cực gì đối với công chúng với xã hội, từ đó có hình thức thông tin phù hợp nhất. Mỗi sự kiến, vấn đề, nhà báo cần lý giải, phân tích giúp công chúng nâng cao nhận thức và tự giác thực hiện theo những định hướng của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định kinh tế, an ninh xã hội…

Để làm tốt điều đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực, yếu tố con người luôn là vấn đề quan trọng nhất quyết định thành công của bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống. Đối với phóng viên tham gia viết về dịch bệnh, trong đó có nhà báo, phóng viên viết cho báo mạng điện tử ngoài được đào tạo kỹ về nghiệp vụ báo chí thì yêu cầu được trang bị, nâng cao kiến thức về công tác y tế. Phóng viên tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cần

được tham gia nhiều hơn các lớp tập huấn TT về dịch bệnh để có những hiểu biết chính xác về tình hình cũng như phương pháp thông tin hiệu quả qua từng đợt dịch nhằm nâng cao hiệu quả thông tin phù hợp với kế hoạch tuyên truyền chung của Đảng, Nhà nước cũng như của Bộ Y tế.

TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh: “nhà báo, phóng viên cần có sự phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để có thông tin chính xác nhất và tuyên truyền theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Như vậy, vấn đề đặt ra là nhà báo, phóng viên cần có sự tiếp xúc, trao đổi thẳng thắng và chia sẻ giữa ngành y tế, thầy thuốc, cán bộ y tế với báo chí, để báo chí cùng hiểu và thông cảm từ đó phản ánh thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời nhất, không gây hoang mang trong xã hội”.

TS. Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cũng cho biết “để công tác tuyên truyền chiến dịch phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả, nhà báo, phóng viên nên sử dụng nhiều thể loại báo chí để thể hiện nội dung tuyên truyền như: đưa tin, phóng sự, phản ánh, tọa đàm, phỏng vấn chuyên gia về y tế... Đồng thời, cần thông tin chính xác, không giật gân, câu khách, không viết sai sự thật gây sự hiểu nhầm đối với công chúng”.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, tác giả luận văn đã đưa ra những thành công và tồn tại hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc thông tin, tuyên truyền chiến dịch PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika. Qua thực tế đó đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác tuyên truyền chiến dịch PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, cơ quan quản lý, đối với cơ quan báo chí và nhà báo trong việc cung cấp thông tin về dịch bệnh, xử lý thông tin và cung cấp thông tin, đăng tải thông tin trên các trang báo

mạng điện tử mà tác giả luận văn khảo sát. Qua đó sẽ tránh được những sai sót, đi ngược lại với định hướng của Đảng, Nhà nước trong việc ngăn chăn,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ BỆNH DỊCH DO VI RÚT ZIKA LUẬN VĂN THS BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG (Trang 98 -136 )

×