Kết quả sắc ký lớp mỏng

Một phần của tài liệu Lá cây Náng hoa trắng - DH16DUO04 - Nguyễn Thị Kim Ngọc - 165967 - PP nghiên cứu dược liệu (Trang 78)

Nhận xét: các vết tách tốt và tương đối cân bằng trên bảng mỏng khi soi bằng đèn UV 365 nm và UV 254 nm. Đối với thuốc thử VS, ta có thể thấy được 6 vết, tương ứng với 6 vị trí Rf bên dưới (Hình 3.59.)

64 Hình 3.59. Bản mỏng đã nhúng với thuốc thử VS Vết 1 2 3 4 5 6 Quãng đường pha động di chuyển Chiều cao vết ( cm ) 1 cm 2 cm 3,7 cm 5,3cm 5,9 cm 6,9 cm 8 cm Rf 0,125 0,25 0,4625 0,6625 0,7375 0,8625 Rf1 = 0.125 cm Rf2 = 0.25 cm Rf3 = 0.4625 cm Rf4 = 0.6625 cm Rf5 = 0.7375 cm Rf6 = 0.8625 cm

Rf = Quãng đường vết di chuyển

65

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU LÁ CÂY NÁNG (HOA TRẮNG)

1. TÊN GỌI

- Tên thông thường: Náng hoa trắng

- Tên gọi khác: tỏi voi, chuối nước, cây lá náng, đại tướng quân, văn châu lan, luột lài, cáp gụn (Tày), co lạc quận (Thái), Náng sumatra,…

- Tên khoa học: Crinum asiaticum L.

2. BỘ PHẬN DÙNG

Bộ phận dùng: Lá - Folium Crini asiatici. Lá có thể dùng tươi hay phơi khô hoặc sấy ở 50 °C đến 60 °C của cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.), họ Thủy tiên (Amaryllidaceae).

3. MÔ TẢ

Lá: Lá đơn, mọc cách, tập trung ở gốc thành hình hoa thị. Cây không có cuống lá do lá mọc thẳng từ thân hành, nhiều, hình dải ngọn giáo, lõm, có khía ở trên, phiến dày, dài tới hơn 1m, rộng 5-10cm, gốc lá nở rộng thành bẹ thuôn nhọn về phía đầu lá, mép nguyên uốn lượn, gân song song, gân giữa lồi ở mặt dưới, mặt trên hơi lõm xuống thành hình lòng máng, hai mặt lá màu xanh lục đậm, cả 2 mặt lá đều nhẵn bóng. Tuy nhiên mặt lá trên sậm màu hơn mặt dưới.

4. BỘT

Bột lá: có màu trắng xanh, không mùi, không vị. Soi dưới kính hiển vi thấy:

- Mảnh biểu bì tế bào hình chữ nhật mang lỗ khí.

- Rất nhiều tinh thể calci oxalat hình kim, hai đầu nhọn, dài khoảng 100 µm đến 110 µm, đường kính khoảng 2 µm đến 3 µm, đơn lẻ hoặc tụ lại thành bó.

- Nhiều mảnh mạch xoắn, mạch vòng. Cuộn sợi nhiều, thường bung ra thành những sợi xoắn rất dài.

66

5. ĐỊNH TÍNH

Định tính: dùng lá khô màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, hơi mỏng, nhẹ, phần giữa lá dày, càng ra mép lá càng mỏng, có nhiều đường gân song song với sống lá. Tại những chỗ lá rách có nhiều những sợi tơ màu trắng. Lá nguyên thuôn hình mác, dài khoảng 70 cm đến 120 cm, có khi dài hơn, rộng khoảng 5 cm đến 10 cm.

Hình 4.1. Lá khô của Náng hoa trắng chuẩn bị cho phần định tính.

Định tính theo Dược điển Việt Nam V – tập 2 - trang 1258 chia làm 2 phần: A và B

A. Định tính alkaloid :

Lấy 3 g bột dược liệu. Thêm 2 ml amoniac (TT), trộn cho thấm đều. Thêm 20 ml cloroform (TT), lắc 30 phút, để yên 1 h. Lọc vào bình gạn. Thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT), lắc kỹ, để yên cho dung dịch phân thành 2 lớp. Gạn lấy phần dịch acid ở phía trên chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

- Ống 1: Nhỏ một giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

- Ống 2: Nhỏ một giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa vàng cam. - Ống 3: Nhỏ một giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

67

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Bản mỏng: Silica gel 60F 254

Dung môi triển khai: Cloroform - methanol - amoniac (70:10:1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g dược liệu đã được cắt nhỏ. Thêm 10 ml ethanol

(TT), chiết siêu âm 20 phút, gạn, lọc. Lấy dịch lọc làm dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy khoảng 1 g bột Náng hoa trắng (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hoà tan lycorin chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,25 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 365 nm hoặc phun thuốc thử Dragendorff (TT) rồi phun tiếp dung dịch acid sulfuric 10 % (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có một vết cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với lycorin

trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Định tính theo sách Phương pháp nghiên cứu dược liệu – lưu hành nội bộ – Trường Đại học Nam Cần Thơ – xác định các nhóm hợp chất trong 3 loại dịch chiết: dịch chiết ether, dịch chiết cồn, dịch chiết nước

- Alkaloid: Lấy khoảng 10ml dịch nước cho vào một bình lắng gạn 50ml, kiểm hóa dịch chiết tới pH 10 bằng dung dịch NH4OH 10% và chiết bằng ether ethylic hoặc chloroform (10ml x 3 lần). Gộp chung và rửa lớp dung môi hữu cơ với 10ml bằng nước cất. Lắc lớp ether với dung dịch acid hydrocloric 5% (2ml x 3 lần). Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ. Định tính alkaloid bằng các thuốc thử: Mayer, Dragendorff và Bouchardat.

Ống 1: Thuốc thử Valse – Mayer: tủa trắng – vàng nhạt. Ống 2: Thuốc thử Dragendorff: tủa đỏ cam.

68 So sánh với ống chứng không có thuốc thử. Nếu dung dịch đục hoặc có tủa: có alkaloid.

- Coumarin: Bốc hơi dịch chiết đến cắn, hòa tan cắn trong cồn 70% rồi chia đều vào 2 ống nghiệm. Thêm vào ống 1 0,5ml KOH 10%, ống 2 4ml nước cất rồi đun cách thủy 2 ống trong 2 - 3 phút. Bổ sung nước cất vào ống 1 cho bằng ống 2. Nếu dịch trong ống 1 trong hơn ống 2 → có coumarin.

- Định tính Carotenoid

Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ đến cắn (và gần như không còn mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Thêm vào cắn vài giọt dung dịch SbCl3 (khan).

bão hòa trong chloroform, rồi thực hiện hai phản ứng: Phản ứng với thuốc thử Carr – Price cho màu xanh chuyển sang màu đỏ. Phản ứng với acid sulfuric đặc cho màu xanh dương đậm hay màu xanh lục sau đó chuyển sang màu xanh dương.

- Định tính triterpenoid

Lấy khoảng 5ml dịch chiết ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan cắn với 0,5ml anhydrid acetic rồi thêm vào dung dịch 0,5ml chloroform. Chuyển dung dịch vào một ống nghiệm nhỏ, khô. Dùng pipet Pasteur thêm cẩn thận 1-2ml H2SO4 đđ lên thành ống nghiệm để nghiêng cho acid chảy xuống đáy ống nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch có màu đỏ nâu hay đỏ đến tím, lớp dung dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím

- Định tính alkaloid

Lấy khoảng 5ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa cắn trong 24ml dung dịch acid hydroclorid 5%. Chia dung dịch acid vào 2 ống nghiệm nhỏ. Nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất thuốc thử Mayer, ống nghiệm thứ hai thuốc thử Bouchardat, dung dịch hai ông nghiệm bị đục hoặc có tủa.

- Định tính tannin

Lấy 2ml dịch chiết cho vào một chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan cắn với 4ml nước trên bếp cách thủy. Lọc, chia dịch chiết vào hai ống nghiệm.

69 Ống nghiệm 1: Pha loãng 0,5ml dịch chiết với 1ml nước cất. Thêm 2-3 giọt thuốc thử FeCl3 5% lắc đều, dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu

Ống nghiệm thứ 2: Thêm vào dịch lọc 5 giọt dung dịch gelatin muối, lắc đều, có tủa bông trắng

- Định tính Flavonoid

Lấy 5ml dịch chiết cho vào chén sứ, bóc hơi tới cắn. hòa tan cắn trong 2ml cồn 25%, lọc vào 1 ống nghiệm nhỏ → thêm vào 1 ít bột magnesi và 0,5ml HCl đậm đặc → dung dịch có màu từ hồng tới đỏ → có flavonoid.

- Định tính acid hữu cơ

Lấy 2ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm. Pha loãng với 1ml nước và thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri carbonat. Có các bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2CO3

- Polyuronid: nhỏ từng giọt khoảng 2 ml dịch chiết nước vào một ống nghiệm chứa 10ml cồn 95% hay aceton. Nếu có tủa bông trắng → có polyuronid.

(Xem kỹ hơn ở chương III. Kết quả nghiên cứu - phần 2. Phân tích thành phần hóa học của bài báo cáo này)

6. ĐỊNH LƯỢNG

(Theo Dược điển Việt Nam V – tập 2 - trang 1258) Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril (TT),

Pha động B: Dung dịch đệm kali dihydrophosphat 0,02 M - triethylamin

(100 : 0,3) đã được điều chỉnh tới pH 3 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch chuẩn: Hòa tan lycorin chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,15 mg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây số 250) cho vào bình nón nút mài dung tích 100 ml, làm ẩm bằng 1 ml amoniac (TT), đậy kín, để yên 15 phút. Thêm 50 ml ethanol (TT), lắc siêu âm 30 phút, để nguội, gạn lấy dịch chiết. Bã được chiết như trên 4 lần nữa, mỗi lần với 30 ml ethanol (TT).

70 Gộp dịch chiết, cô trên cách thủy đến cạn. Dùng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào binh định mức 25 ml, thêm dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) đến vạch, lắc đều, lọc qua giấy lọc thường rồi lọc tiếp qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột: kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm) Detector quang phổ tử ngoại: đặt ở bước sóng 290 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/phút, điều chỉnh nếu cần thiết. Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau: Thời gian (phút) Pha động A (%tt/tt) Pha động B (%tt/tt) 0 – 10 10 - 11 11 - 21 21 - 22 22 – 30 10 10 → 40 40 40 → 10 10 90 90 → 60 60 60 → 90 90 Bảng 4.1. Định lượng bằng sắc ký lỏng theo chương trình dung môi

Tiêm 6 lần dung dịch chuẩn vào hệ thống sắc ký, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã nêu trên, ghi sắc ký đồ. Độ lệch chuẩn tương đối tính theo diện tích pic lycorin không được quá 2,0 %.

Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử, Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C16H17NO4 ,trong lycorin chuẩn, tính hàm lượng của lycorin (C16H17NO4.) trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,4 % lycorin (C16H17NO4) tính theo dược liệu khô kiệt.

71

7. CHẾ BIẾN

Thu hái lá bánh tẻ, loại bỏ lá vàng úa, cắt thành đoạn dài từ 2 cm đến 5 cm, phơi trong râm hoặc sấy ở 40 °C đến 50 °C đến khô.

8. BẢO QUẢN

- Đối với cây tươi: Cần sử dụng ngay sau khi chế biến, nếu không dùng hết có thể bảo quản trong ngăn lạnh của tủ lạnh.

- Đối với cây khô: Cần bảo quản trong hộp hoặc bọc kín, đậy kín bao bì sau mỗi lần dùng để sử dụng được nhiều lần, tránh để ẩm móc.

9. ĐỘ ẨM

Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

10. TRO TOÀN PHẦN

Không được quả 12,0 % (Phụ lục 9.8). Dùng 1 g dược liệu.

11. TẠP CHẤT

Không được quá 1% (Phụ lục 12.11).

12. CÔNG NĂNG, CHỦ TRỊ

Náng hoa trắng được dùng ngoài để trị các vết tụ máu do sang chấn, gây đau đớn, sai gân, bong gân do té ngã, khớp xương sưng đau, hoặc xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi chân tay, cơ nhục.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy náng hoa trắng còn có tác dụng làm giảm kích thước khối phì đại tiền liệt tuyến.

13. CÁCH DÙNG, LIỀU LƯỢNG

Dùng ngoài: Hơ lá tươi vừa đủ nóng, rồi bóp nhẹ vào nơi bị bệnh. Cũng có thể thái nhỏ, xào nóng để bỏ vào nơi đau.

72

CHƯƠNG V: NHẬN XÉT VỀ DƯỢC LIỆU LÁ CÂY NÁNG (HOA TRẮNG)

Trên đây là tiêu chuẩn xây dựng cho lá Náng hoa trắng. Dựa trên thực nghiệm được thực hiện tại phòng thực hành Phương pháp nghiên cứu Dược Liệu – Bộ Môn Dược Liệu – Khoa Dược – Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Phần vi phẫu, đối với vi phẫu thân cây Náng hoa trắng, do thân cây quá to và thân hành (củ) nên không thể dùng kỹ thuật cắt vi phẩu bằng dao lam bình thường được. Trong quá trình thao tác, do không đủ thời gian và dụng cụ hỗ trợ (dao chuyên dụng,..) nên bài báo cáo vẫn chưa thể hoàn thành được việc cắt – nhuộm vi phẩu thân cây NHT.

Phần soi bột tìm thấy được biểu bì mang lỗ khí kiểu 1 lá mầm, các hạt tinh bột, mô mềm, các mạch (vòng, xoắn) và các tinh thể calci oxalat hình kim.

Theo thực nghiệm đã làm, em xin đề xuất tiêu chuẩn lá cây Náng hoa trắng những đặc điểm sau:

Về mô tả thực vật: tiêu chuẩn đã đưa ra những đặc điểm thực vật cơ bản đặc trưng của cây Náng hoa trắng, ngoài ra còn bổ sung thêm những đặc điểm dựa trên quy định chung của tiêu chuẩn dược liệu có trong Dược Điển Việt Nam V góp phần nhận dạng và chống nhầm lẫn cây Náng hoa trắng khi thu mua cũng như sử dụng.

Về soi bột: các cấu tử đặc trưng của Náng hoa trắng cũng đã được nêu rõ, phương pháp đơn giản, dễ làm, những cấu tử đã tìm được bước đầu góp phần đánh giá chất lượng của mẫu bột dược liệu khô, chống nhầm lẫn và giả mạo.

Về vi phẫu: so với những tài liệu đã đưa thêm các tiêu chuẩn vi phẫu lá, rễ bởi các đặc điểm này cũng đặc trưng dễ nhận biết góp phần phong phú thêm các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cây Náng hoa trắng sau này.

73 ✓ Về định tính sơ bộ thành phần hóa học: khi sử dụng các dịch chiết từ lá

khô của cây Náng hoa trắng để định tính sơ bộ thành phần hóa học. ✓ Về định tính bằng sắc ký lớp mỏng: sau khi tiến hành thực nghiệm, so

với những hệ dung môi nhóm đã tìm kiếm trong tài liệu. Nhóm đã tìm được hệ dung môi có thể tách ra hợp chất Saponin được cho là rõ nhất trong tất cả các hệ đã khảo sát.

Về độ ẩm: không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h). ✓ Về tro toàn phần: không được quả 12,0 % (Phụ lục 9.8)

Về tạp chất: không được quá 1% (Phụ lục 12.11). ✓ Khai triển sắc ký lớp mỏng với 3 hệ dung môi: + Hệ: CHCl3 : MeOH : H2O (65 : 35 : 10, lớp dưới) + Hệ: nBuOH – AcOH - H2O (4 : 1: 5, lớp trên) + Hệ: CHCl3 : MeOH (9 : 1)

→ Kết luận: Hệ dung môi CHCl3 : MeOH (9:1) tách tốt nhất.

- Ngoài ra, còn một số phản ứng định tính chưa thực hiện được. Do một số thí nghiệm không có đủ hóa chất để thực hiện phản ứng. Các tiêu chuẩn chất lượng khác của dược liệu chưa được xây dựng do phòng thí nghiệm chưa đủ thiết bị cần thiết.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt:

1. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Nam Cần Thơ, Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Khoa Y-Dược trường Đại học Nam Cần Thơ, 2017.

2. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Nam Cần Thơ, Thực hành Thực vật dược, Khoa Y-Dược trường Đại học Nam Cần Thơ, 2014.

3. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1995.

4. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập I và II NXB Y học, 2012. 5. Bộ môn Thực vật Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, Thực vật dược –

Phân loại thực vật, Hà Nội 1997.

6. Dược điển Việt Nam V, Bộ Y tế, NXB Y học, 2015.

Tài liệu Internet:

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Náng 2. https://caythuoc.vn/nang-hoa-trang 3. https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/nang-hoa-trang 4. http://tracuuduoclieu.vn/crinum-asiaticum-l.html 5. http://tailieuduockhoa.blogspot.com/2013/12/mo-ta-giai-phau-nang-hoa- trang-lop-hanh.html?m=1 6. http://uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=book/export/html/379

Tài liệu Tiếng Anh

1. https://www.researchgate.net/publication/327117112_Antioxidant_toxicit y_and_antibacterial_properties_of_ompu-ompu_crinum_asiaticum- L_ethanol_extract 2. https://www.researchgate.net/publication/268277112_GC- MS_studies_of_Crinum_asiaticum_L_Leaves_and_Flowers 3. http://www.missouribotanicalgarden.org/PlantFinder/PlantFinderDetails.a spx?taxonid=275689 4. https://www.gbif.org/species/2853796

75 5. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S025462992030941

Một phần của tài liệu Lá cây Náng hoa trắng - DH16DUO04 - Nguyễn Thị Kim Ngọc - 165967 - PP nghiên cứu dược liệu (Trang 78)