2.2 .Nghiên cứu về thành phần hóa học
3.2. Xác định các nhóm hợp chất trong dịch chiết ether
- Tinh dầu: Bốc hơi dịch chiết trên chén sứ, nếu có mùi thơm, cho thêm vài giọt cồn, bốc hơi hết cồn, nếu cắn có mùi thơm → có tinh dầu.
Dịch chiết ether (2A)
HCl 10%/cách thủy Lắc với ether HCl 10%/cách thủy Dược liệu Diethyl ether/Soxhlet 10 – 20 phút Bã 1 Dịch chiết ether (1) Cồn /Hồi lưu 20 – 30 phút Bã 2 Dịch chiết cồn (2) Bã 3 (bỏ) Nước /cách thủy
Dịch chiết nước (3) Dịch chiết ether(3A) Lắc với ether
24
- Chất béo: Nhỏ dịch chiết lên giấy mỏng, làm bay hơi PE, nếu có vết trong mờ → có chất béo.
- Carotenoid: Bốc hơi dịch chiết trên chén sứ đến cắn rồi thực hiện hai phản ứng: Phản ứng với thuốc thử Carr – Price cho màu xanh chuyển sang màu đỏ. Phản ứng với acid sulfuric đặc cho màu xanh dương đậm hay màu xanh lục sau đó chuyển sang màu xanh dương. → có carotenoid.
- Triterpenoid tự do: Bốc hơi dịch chiết trên chén sứ đến cắn rồi thực hiện phản ứng Liebermann – Burchard. Nếu lớp phân cách có màu đỏ nâu – tím và vòng màu lục hay tím khuếch tán lên → có triterpenoid dạng tự do.
- Alkaloid: Bốc hơi dịch chiết trên chén sứ đến cắn rồi hoà tan cắn trong nước acid, thực hiện phản ứng với thuốc thử chung alkaloid. Nếu có tủa → có alkaloid. - Coumarin: Bốc hơi dịch chiết đến cắn, hòa tan cắn trong cồn 700 rồi chia đều vào 2 ống nghiệm. Thêm vào ống 1 0,5ml KOH 10%, ống 2 4ml nước cất rồi đun cách thủy 2 ống trong 2-3 phút. Bổ sung nước cất vào ống 1 cho bằng ống 2. Nếu dịch trong ống 1 trong hơn ống 2 → có coumarin.
- Anthraquinon: Thực hiện phản ứng Borntrager. Nếu dung dịch kiềm có màu đỏ → có anthraquinon.
- Flavonoid: Bốc hơi dịch chiết trên chén sứ đến cắn hoà tan cắn trong cồn, thực hiện phản ứng cyanidin. Nếu dung dịch có màu đỏ → có flavonoid.