2.2 .Nghiên cứu về thành phần hóa học
3.4. Xác định các nhóm hợp chất trong dịch chiết nước
- Alkaloid: Chiết bằng ether/kiềm, chiết lại bằng nước acid rồi làm phản ứng với thuốc thử chung alkaloid. Nếu có tủa → có alkaloid.
- Glycosid tim: Bốc hơi dịch chiết trên chén sứ đến cắn rồi cho phản ứng với thuốc thử Raymond – Marthoud và Xanthydrol. Nếu dịch chiết cho màu tím với thuốc thử Raymond – Marthoud và màu đỏ với Xanthydrol → có glycosid tim.
- Flavonoid (γ – pyron): Bốc hơi dịch chiết nước tới cắn rồi hoà tan lại trong cồn 25%, thực hiện phản ứng cyanidin. Nếu dung dịch có màu đỏ → có flavonoid (γ – pyron).
o Flavonoid (proanthocyanidin): đem dịch chiết cồn đun cách thuỷ với HCl 10%. Nếu có màu đỏ → có Flavonoid (proanthocyanidin).
26 o Flavonoid (anthocyanidin): thêm vào dịch chiết cồn vài giọt HCl 10%, rồi vài giọt KOH 10%. Nếu dung dịch chuyển sang màu đỏ với HCl và màu xanh với KOH → Flavonoid (anthocyanidin).
- Tanin: Thực hiện phản ứng với dung dịch FeCl3 và dung dịch gelatin muối. Nếu cho màu xanh rêu hay xanh đen với FeCl3, tủa bông với gelatin muối → có tanin. - Saponin: Bốc hơi dịch chiết đến cắn, rồi hoà tan cắn trong cồn 25%, rồi pha loãng với nước, lắc mạnh. Nếu có bọt bền trên 15 phút → có saponin.
- Các chất khử: Bốc hơi dịch chiết đến cắn, hoà tan cắn trong cồn 25%, làm phản ứng với thuốc thử Fehling. Nếu có tủa đỏ gạch → có hợp chất khử.
- Acid hữu cơ: Thêm vào dịch chiết cồn một ít tinh thể Na2CO3. Nếu có bọt khí bay lên → có acid hữu cơ.
- Polyuronid: nhỏ từng giọt khoảng 2 ml dịch chiết nước vào một ống nghiệm chứa 10ml cồn 95% hay aceton. Nếu có tủa bông trắng → có polyuronid.