Xác định các chất tan trong dịch chiết nước

Một phần của tài liệu Lá cây Náng hoa trắng - DH16DUO04 - Nguyễn Thị Kim Ngọc - 165967 - PP nghiên cứu dược liệu (Trang 69 - 74)

2. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC

2.3.Xác định các chất tan trong dịch chiết nước

1. Alkaloid 2. Glycosid tim 3. Flavonoid 4. Tanin 5. Saponin 6. Các chất khử

7. Acid hữu cơ 8. Polyuronid

2.3.1. Định tính alkaloid

Lấy khoảng 10ml dịch nước cho vào một bình lắng gạn 50ml, kiểm hóa dịch chiết tới pH 10 bằng dung dịch NH4OH 10% và chiết bằng ether ethylic hoặc chloroform (10ml x 3 lần). Gộp chung và rửa lớp dung môi hữu cơ với 10ml bằng nước cất. Lắc lớp ether với dung dịch acid hydrocloric 5% (2ml x 3 lần). Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ. Định tính alkaloid bằng các thuốc thử: Mayer, Dragendorff và Bouchardat.

Ống 1: Thuốc thử Valse – Mayer: tủa trắng – vàng nhạt. Ống 2: Thuốc thử Dragendorff: tủa đỏ cam.

Ống 3: Thuốc thử Bouchardat: tủa đỏ nâu.

So sánh với ống chứng không có thuốc thử. Nếu dung dịch đục hoặc có tủa: có alkaloid.

Hình 3.47. Định tính alkaloid trong dịch chiết nước (+) Ống 1: Ống chứng

Ống 2: Thuốc thử Bouchardat (có tủa đỏ nâu trong ống)

Ống 3: Thuốc thử Valse – Mayer (có tủa vàng nhạt trong ống) Ống 4: Thuốc thử Dragendorff (có tủa đỏ cam trong ống)  Có alkaloid trong dịch chiết nước

55 2.3.2. Xác định glycosid tim

a. Định tính vòng lacton 5 cạnh: Lấy 5ml dịch nước cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2ml cồn 25%, gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2 – 3 giọt dung dịch 1% của m-dinitrobenzen trong cồn 96% rồi thêm vào 3 giọt KOH 5% (phản ứng Raymond – Marthoud). Nếu xuất hiện màu tím: Có các cardenolid.

Hình 3.48. Định tính vòng lacton 5 cạnh trong dịch chiết nước (-)  Không có vòng lacton 5 cạnh

b. Định tính đường 2 – desoxy: Lấy 5ml dịch chiết nước bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 5ml thuốc thử xanthydrol khuấy cho tan hết cắn, đậy ống nghiệm bằng nút bông gòn, cách thủy trong 5 phút. Nếu có màu hồng đến đỏ mận:

Có đường 2 – desoxy.

Hình 3.49. Định tính đường 2 – desoxy trong dịch chiết nước (-)  Không có đường 2 – desoxytrong dịch chiết nước

56

2.3.3. Định tính flavonoid

Lấy khoảng 5ml dịch nước cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan cắn trong khoảng 2ml cồn 25%, lọc vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi kim loại và 0,5ml HCl đđ (phản ứng cyanidin). Nếu dung dịch có màu từ hồng tới đỏ: Có flavonoid (flavanon, flavanonol, flavon, flavonol).

Hình 3.50. Định tính flavonoid trong dịch chiết nước (+)

Ống 1: ống chứng Ống 2: ống thử - có màu đỏ mận  Có Flavonoid trong dịch chiết nước

a. Định tính anthocyanosid

Lấy 1ml dịch chiết nước cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm 2 – 3 giọt dung dịch acid hydrocloric 10%. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiềm hóa bằng dung dịch natri hydroxid 10%: Có anthocyanosid.

Hình 3.51. Định tính anthocyanosid trong dịch chiết nước (-)

Ống 1: ống chứng Ống 2: ống thử (màu xanh)=> nhưng không có từ màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiềm hóa.  Không có anthocyanosidtrong dịch chiết nước

57 b. Định tính proanthocyanidin

Lấy 5ml dịch chiết nước vào ống nghiệm. Thêm 2ml dung dịch acid hydrocloric 10% và đun trong bếp cách thủy 10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ: Có proanthocyanidin.

Hình 3.52. Định tính proanthocyanidin trong dịch chiết nước (-) Dung dịch có màu xanh - không có màu hồng đỏ tới đỏ

 Không có proanthocyanidin

2.3.4. Định tính tannin

a. Lấy 0,5ml dịch chiết cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm 2 – 3 giọt thuốc thử FeCl3 5%, lắc đều. Nếu dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu: Có polyphenol.

b. Lấy 2ml dịch chiết, thêm vào 5 giọt dung dịch gelatin - muối, lắc đều, so sánh với dung dịch ban đầu. Nếu có tủa bông trắng: Có tanin.

Hình 3.53. Định tính tanin trong dịch chiết nước (-) và “có polyphenol” (+) Ống 1: phản ứng a – ống có màu xanh

rêu => có polyphenol.

Ống 2: phản ứng b - ống không có tủa bông trắng => không có tanin.

58 2.3.5. Định tính saponin

Lấy khoảng 5ml dịch nước cho vào một chén sứ, đun cách thủy tới cắn khô. Hòa cắn với 5ml cồn 25%, lọc vào ống nghiệm. Pha loãng với 5ml nước, lắc mạnh theo chiều dọc của ống trong 15 giây. Nếu có cột bọt bền trong 15 phút: saponin.

Hình 3.54. Định tính saponin trong dịch chiết nước (+)

Ống 1: ống dịch chiết nước Ống 2: ống thử sau khi lắc có bọt bền trong 15 phút

 Có saponin trong dịch chiết nước

2.3.6 Định tính hợp chất khử

Lấy 5ml dịch chiết cô cách thủy tới khô, hòa tan cắn trong cồn 25%, lọc. Cho dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 0,5ml dung dịch Fehling A và 0,5ml dung dịch Fehling B. Đun cách thủy 5 phút. Nếu có kết tủa đỏ gạch nặng lắng dưới đáy ống nghiệm: Có các chất khử (chủ yếu là đường khử).

Hình 3.55. Định tính hợp chất khử trong dịch chiết nước (+) kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm

59 2.3.7. Định tính các acid hữu cơ

Lấy 2ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm. Thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri carbonat. Nếu có các bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2CO3: Có acid hữu cơ.

Hình 3.56. Định tính các acid hữu cơ trong dịch chiết nước (+) Ống 1: ống dịch chiết nước

Ống 2: ống thử - có bọt khí sủi lên từ các tinh thể Na2CO3 trong ống nghiệm => Có acid hữu cơ trong dịch chiết nước.

Một phần của tài liệu Lá cây Náng hoa trắng - DH16DUO04 - Nguyễn Thị Kim Ngọc - 165967 - PP nghiên cứu dược liệu (Trang 69 - 74)