7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Mối liên hệ trong lịch sử và biểu hiện tiếp thu, biến đổi tƣ tƣởng của Tập
1.3.4. Tiếp thu, biến đổi của Tập Cận Bình
Khi đánh giá về những tiếp thu của Tập Cận Bình trong chiến lƣợc “Vành đai và Con đƣờng” dễ nhận thấy giới lãnh đạo trƣớc ông Tập mang một tƣ tƣởng chung cho chiến lƣợc của mình đó là “giấu mình chờ thời cơ” và “tránh đi tiên phong”. Nhƣng đến thời ông Tập có sự thay đổi về cả nội dung chiến lƣợc và phƣơng thức thực hiện nó. Khi tiếp nối một chiến lƣợc lớn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình đều tìm ra những cơ sở riêng, nguồn gốc của nó để tiếp nối, đây là cơ sở để thành công.
Khi đề cập đến chiến lƣợc “Vành đai và Con đƣờng” Tập Cận Bình vẫn hoài niệm trong mình về một quá khứ phát triển mà nơi hình thành đầu tiên là nơi ông sinh ra: “Ông Tập quê ở Thiểm Tây, mộ phần thiêng liêng và quan trọng của cha ông Tập Trọng Huân đặt ở Thiểm Tây. Trường An (nay là Tây An) thủ phủ Thiểm Tây như chúng ta biết là quê hương, đầu mối phồn vinh của con đường tơ lụa cổ xưa, đặc biệt, nơi đây cũng là quê hương của nhân vật đặc dị trong lịch sử Trung Quốc Trương Khiên: được định danh là người mở đường, mở ra con đường tơ lụa cổ xưa, cũng quê Thiểm Tây cùng quê ông Tập. Ngày nay, tượng Trương Khiên đặt ở Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây và mộ phần của ông vẫn còn ở nơi đây”, “Quê hương của tôi Thiểm Tây, lại nằm ở khởi điểm của con đường tơ lụa cổ xưa. Đứng ở đây ngoái đầu nhìn lại lịch sử, tôi phảng phất nghe được thanh âm của tiếng Lạc Đà vang vọng lại giữa núi đồi, tôi nhìn thấy những làn khói mỏng vấn vương, tha thướt, của những cách chim tung bay trên sa mạc rộng lớn. Tất cả điều đó, làm tôi cảm thất vô cùng thân thiết” [33].
Tây An là thủ đô lâu đời và truyền thống bậc nhất của Trung Quốc là nơi đóng đô của hai triều đại rực rỡ nhất trong thời đại là Hán và Đƣờng của Trung Quốc, cách đó không xa là Hàm Dƣơng, cũng thuộc Thiểm Tây là nơi đóng đô
của nhà Tần, dễ hiểu khi khi ông Tập có thể tự hào về quê hƣơng mình nơi mà ba triều đại rực rỡ nhất Trung Quốc đóng đô ở Thiểm Tây. Đặc biệt hơn Tây An là nơi khởi đầu con đƣờng tơ lụa cổ xƣa, với thành Trƣờng An là trung tâm giao lƣu văn hóa Trung Quốc, giao lƣu với quốc tế dƣới thời Hán, Đƣờng. Việc khôi phục Vành đai và Con đƣờng là khôi phục lại Tây An, Thiểm Tây năm xƣa, nơi đây cũng đặt dấu đặc biệt với Ông Tập khi mà mộ của cha ông là Tập Trọng Huân cũng nằm ở đây [15, tr. 46]. Nhƣ vậy là vùng đất Thiểm Tây chắc hẳn ông luôn tự hào về quê hƣơng mình khi quê hƣơng mình phát triển, đó là một phần lý do ông muốn tiếp nối, kế thừa thành quả của các bậc tiền Vƣơng trên mảnh đất này và khôi phục kết nối phục hƣng quê hƣơng mình.
Sự tiếp nối trong hệ thống chiến lƣợc lãnh đạo Trung Quốc đƣợc đẩy lên thành hiện thực khi : Tuyến đƣờng sắt dài nhất thế giới , tƣ̀ Trung Quốc qua Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức, Bỉ và Pháp trƣớc khi đi xuống đƣờng hầm xuyên biển và đến điểm trung tâ m vâ ̣n tải hàng hóa bằng đƣờng sắt Euro London gần sông Thames. Ý tƣởng khởi xƣớng dịch vụ đƣờng sắt này nằm trong chiến lƣợc “Mô ̣t Vành đai , Mô ̣t Con đƣờng” (OBOR) của Chủ tịch Trung Quốc Tâ ̣p Câ ̣n Bình nhằm kết nối châu Á với châu Âu và châu Phi thông qua các tuyến đƣờng thƣơng ma ̣i Con đƣờng Tơ lu ̣a cũ và tăng quy mô thi ̣ trƣờng xuất khẩu vốn rất rô ̣ng lớn của Trung Quốc . Cái tên “Đông Phong” của đoàn tàu không thuần túy mang tính hình tƣợng mà xuấ t phát tƣ̀ câu châm ngôn của Chủ ti ̣ch Mao Tra ̣ch Đông: “Gió Đông sẽ mạnh hơn gió Tây” [44].
Cùng với đó với tầm nhìn về một Trung Hoa rộng lớn hùng mạnh nhƣ các bậc Đế Vƣơng trong tiền sử đã làm, Tập Cần Bình không chỉ tiếp cận đến giới hạn về phục hồi con đƣờng tơ lụa trên bộ năm xƣa mà ông còn muốn phục dựng lại cả Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI mà Trịnh Hòa là ngƣời có công
khởi xƣớng. Nhƣ chúng ta biết Phúc Kiến và Chiết Giang là điểm đƣợc ông Tập chọn làm điểm khởi đầu cho Con đƣờng tơ lụa trên biển, vậy đâu là nguồn gốc cho ý tƣởng này: Ông Tập đã làm Phó Bí Thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang và sau đó là Bí thư Thành Ủy Thượng Hải. Phúc Kiến được biết đến là cảng biển lừng danh và thuộc vào loại lớn nhất Trung Quốc và thế giới thời Minh, nơi gắn với những con tàu được Trịnh Hòa chỉ đạo đóng ở nơi đây và nơi Trịnh Hòa xuất dương chính ở nơi đây. Và điều đó giải thích tại sao ngày nay ông Tập Cận Bình chọn Phúc Kiến là “đốt tủy sống”, là điểm lõi của Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXIcủa Trung Quốc. Và như vậy, vệt ba tỉnh giáp biển của Trung Quốc Phúc Kiến, Chiết Giang, Thượng Hải ông đều sống và thâm nhập ở vùng duyên hải này [52]. Chính sự tình cảm gắn bó với các địa danh trên đã đƣa đến một phần lý do mà sau này, trong các văn kiện của Trung Quốc xác định Phúc Kiến và Chiến Giang đƣợc chọn là một phần quan trọng của chiến lƣợc Vành đai và Con đƣờng.
Hơn thế năm 2013 phát biểu tại Quốc hội Indonesia: Chủ tịch Tập Cận Bình quảng bá “Con đƣờng Tơ lụa trên Biển” trong bài diễn văn này, ông Tập Cận Bình đề cập đến ông Trịnh Hoà nhấn mạnh đến việc ông Trịnh Hoà dừng chân tại Indonesia trong cả 7 chuyến đi của ông [46]. Nó nhƣ một lời nhắc nhở về cái đã có trong lịch sử Trung Quốc và giờ đây nó đƣợc ông Tập lập lại với chiều hƣớng sâu hơn và thƣờng xuyên hơn.
Tất cả những điều ấy đều đƣa đến nhìn nhận về một sự tiếp nối có chủ đích từ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình với những ngƣời sáng lập nên các chiến lƣợc lớn của Trung Quốc đó là Trƣơng Khiên, Trịnh Hòa hay sau này là các vị lãnh đạo tiền nhiệm nhƣ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Ông muốn biến những tiền đề cơ sở của các bậc tiền nhân trƣớc đó thành cái to lớn vĩ đại hơn và muốn
đƣợc cái to lớn vĩ đại ấy không thể thiếu đi vai trò của cá nhân ông trong đó. Trong sự kết nối giữa Tập Cận Bình với các bậc tiền nhân trƣớc đó. Tần Thủy Hoàng là ngƣời nổi danh với vai trò thống nhất Trung Quốc và ý tƣởng về một Vạn lý trƣờng thành bảo vệ Trung Quốc và kết nối các vùng với nhau. Hay Hán Vũ Đế đóng đô ở Tây An với ý tƣởng thị uy mở rộng ảnh hƣởng theo hƣớng Tây vực làm hình thành con đƣờng tơ lụa cổ xƣa và ngay cả khi đến đời nhà Đƣờng, Trần Huyền Trang cũng bắt đầu tuyến hành trình sang quê hƣơng phật pháp của mình khi sang Ấn Độ. Tất cả những tiền nhân này đã tạo nên dấu ấn riêng của mình và có suy nghĩ ý tƣởng vƣợt xa so với thực tế, nhƣng so với Tập Cận Bình thì Vành đai và Con đƣờng ông khôi phục ngoài sự kết nối thời đại thì nó còn lớn xa hơn rất nhiều, so với sự kiến tạo trƣớc đây của các bậc tiền nhân rất nhiều.
Tiểu kết chƣơng 1
Vành đai và Con đƣờng là hệ thống chiến lƣợc có thể nói xét về tầm vóc quy mô và kéo dài nhất lịch sử Trung Quốc, từ manh mún bắt đầu đến khởi động cả ngàn năm năm, bắt nguồn từ kết quả cuộc phát kiến của Trƣơng Khiên đã hình thành nên con đƣờng tơ lụa trên bộ và sau đó là quá trình liên tục duy trì, nối tiếp phát triển. Tuy có những giai đoạn vai trò nó không nổi lên mạnh mẽ nhƣng nó không phải là quá trình đứt gãy hoàn toàn mà chỉ là bƣớc chững một thời điểm nhất định sau đó lại phát triển mạnh mẽ, ra đời muộn hơn những cũng đã tồn tại song song với con đƣờng tơ lụa trên bộ là con đƣờng tơ lụa trên biển với công lao khai mở của Trịnh Hòa. Và cứ nhƣ thế hai bộ phận của con đƣờng tơ lụa “trên bộ”, “trên biển” cùng tồn tại song song phát triển qua các triều đại. Ban đầu mục đích chủ yếu của nó chỉ mang tính thị uy quyền lực nhà vua với các vùng đất lân cận, giao lƣu văn hóa, hàng hóa chỉ mang tính chất thứ yếu, nhƣng dù ở giai đoạn nào, triều đại nào thì mục đích của nó dƣờng nhƣ không thay đổi mà nó còn phát triển toàn diện hơn. Đến nay “Con đƣờng tơ lụa trên bộ và con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” đƣợc khởi động cũng không nằm ngoài mục đích so với ban đầu nhƣng xét về quy mô và khát vọng thì lớn hơn rất nhiều, vƣợt ra khỏi vùng trong nội địa lãnh thổ Trung Quốc mà nó đã mang tính chất toàn cầu, khát vọng có tính toán kỹ lƣợng của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Vành đai và Con đƣờng: Một chiến lƣợc tổng hợp, kết nối tất cả các lĩnh vực hợp tác Trung Quốc đã triển khai qua nhiều thế hệ lãnh đạo, có tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực và nhiều địa phƣơng. Tuy nhiên, Vành đai và Con đƣờng không phải là một chiến lƣợc hành động “từ không đến có”. Có nhiều bằng chứng cho thấy toàn bộ chiến lƣợc này là sự ráp nối các hoạt động hợp tác,
đầu tƣ mà Trung Quốc đã tiến hành hàng chục năm qua tại nhiều châu lục [21, tr. 19]. Có hay không sự ráp nối đó từ trong lịch sử để hình thành nên chiến lƣợc Vành đai và Con đƣờng nhƣ hiện nay, chúng ta chỉ thực sự có cái nhìn tổng thể từ trong lịch sử khai quốc của Trung Quốc nhƣ vậy mới nhìn đƣợc tính hệ thống kế thừa Vành đai và Con đƣờng và trong tính kế thừa qua chiều dài lịch sử đó là sự nổi lên mạnh mẽ khác nhau của kiến tạo cá nhân trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc. Sự kiến tạo khác nhau từ Vành đai và Con đƣờng của mỗi cá nhân đó tuy có sự khác biệt nhƣng nó không đi ngoài hệ thống chung ý chí giới lãnh đạo Trung Quốc, nó đều thể hiện một mục đích biến Trung Quốc thành khởi nguồn điểm sáng của thế giới, là gốc của mọi sự phát triển, đó cũng là mục đích mà hàng ngàn năm nay dân tộc Trung Quốc mở chỉ chạm tới sự khởi động của “giấc mơ Trung Hoa” chứ chƣa tới điểm kết thúc của giấc mơ.
Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC VÀNH ĐAI - CON ĐƢỜNG VÀ PHẢN ỨNG QUỐC TẾ