Phản ứng quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn tập cận bình qua hệ thống nhất đới nhất lộ (Trang 57 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Phản ứng quốc tế khi triển khai chiến lƣợc Vành đai và Con đƣờng

2.2.1. Phản ứng quốc tế

Trƣớc kế hoạch đầy tham vọng của Tập Cận Bình và cả hệ thống chính trị Trung Quốc nhƣ vậy, các nƣớc trong khu vực và thế giới đã có những phản ứng khác nhau với chiến lƣợc này.

Trong khu vực Đông Nam Á: Với vị trí quan trọng trong chiến lƣợc ngoại giao của Trung Quốc, Trung Quốc rất cần các nƣớc Đông Nam Á để hoàn thành chiến lƣợc Vành đai và Con đƣờng của mình. Trái ngƣợc lại với Trung Quốc Đông Nam Á đã xuất hiện phản ứng khác nhau của các nƣớc trong và ngoài khu vực. Có một số nƣớc ngay lập tức hoan nghênh ý tƣởng này, trong khi nhiều nƣớc tỏ ra thận trọng, muốn có thời gian nghiên cứu kỹ hoặc chờ xem diễn biến tiếp theo trƣớc khi có thái độ chính thức.

Quan điểm của Thái Lan. Chính phủ Thái Lan cho rằng phía sau lời đề nghị hỗ trợ về vốn và xây dựng của Trung Quốc là những sợi dây ràng buộc mà Bangkok không thể dễ dàng chấp nhận. Cho dù trƣớc đó Thái Lan đƣợc xem là một kỳ vọng lớn của Trung Quốc dễ ràng trong việc đạt đƣợc thỏa thuận chiến lƣợc Vành đai và Con đƣờng. Cho dù hiện tại Bộ trƣởng Bộ Giao thông Thái Lan nhấn mạnh rằng “cánh cửa vẫn mở” để Trung Quốc rót vốn vào Thái Lan,

chẳng hạn thông qua Ngân hàng Đầu tƣ hạ tầng châu Á (AIIB). Tuy nhiên trên thực tế Thái Lan vẫn rất cầm chừng trong các thỏa thuận đầu tƣ từ Trung Quốc.

Quan điểm của Indonesia: Tổng thống Indonesia Joko đã có ba lần gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nói rằng kế hoạch “con đƣờng tơ lụa” của Trung Quốc phù hợp với nhu cầu của quốc đảo để tăng cƣờng sự kết nối giữa các khu vực đầy tiềm năng. Và xem chiến lƣợc Vành đai và Con đƣờng là “đòn bẩy trên biển” đối với Indonesia. Tuy vậy Indonesia vẫn tỏ ra hoài nghi về dự án và những đầu tƣ của Trung Quốc khi mà hàng loạt các nƣớc đang rơi vào bẫy đầu tƣ Trung Quốc.

Quan điểm của Lào và Campuchia: là hai quốc gia sớm tỏ thái độ ủng hộ kế hoạch Vành đai và Con đƣờng của Trung Quốc, bởi lẽ khi mà kinh tế hai quốc gia này còn thấp so với các nƣớc trong khu vực thì việc tận dụng lợi thế đầu tƣ cơ sở vật chất từ Trung Quốc là điều dễ hiểu. Đồng thời các quốc gia này đã sớm nhận đƣợc những ƣu đãi đặc biệt từ Trung Quốc trong nhiều năm, do vậy việc tham gia Vành đai và Con đƣờng chỉ là quá trình hợp thức hóa bề ngoài.

Đối với phản ứng của các nƣớc khác trong và ngoài khu vực châu Á quan tâm hoặc có liên quan trực tiếp đến “Vành đai, con đƣờng” cũng có thể chia làm ba nhóm chính: Nhóm ủng hộ và không muốn bị gạt ra ngoài, chủ yếu là các nƣớc vừa và nhỏ ở Nam Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu; nhóm quan tâm nhƣng còn một số lo ngại, chủ yếu là các nƣớc, khối nƣớc vừa và lớn trong khu vực “Vành đai, con đƣờng” đi qua; nhóm chủ yếu bày tỏ lo ngại về dự án này, gồm các nƣớc lớn không tham gia “Vành đai, con đƣờng” và lo lắng về cạnh tranh ảnh hƣởng của Trung Quốc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới [51].

Mặt khác các nƣớc càng gần Trung Quốc càng tỏ ra thận trọng trong việc ủng hộ sáng kiến Vành đai, con đƣờng do chứng kiến những hành động đơn

phƣơng ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Ngƣợc lại, các nƣớc ở xa, nhất là các nƣớc nhỏ, tuy có một số nghi ngại ban đầu nhƣng không có lợi ích bị đe dọa trực tiếp nên thƣờng không cƣỡng lại đƣợc sức hấp dẫn từ các đề nghị hợp tác sáng kiến Vành đai, con đƣờng của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn tập cận bình qua hệ thống nhất đới nhất lộ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)