năng về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất đai và đồi rừng. Tuy nhiên, Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, có diện tích rộng, người đông, dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí hạn chế, kinh tế chậm phát triển và chưa đồng đều giữa các vùng, thời tiết diễn biến phức tạp, nguồn lực tài chính hạn hẹp và mất cân đối, đầu tư cho phát triển hạn chế, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, bộ máy tổ chức và nhân sự chưa hoàn chỉnh. Đó là những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh nói chung và công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng.
Trên cơ sở nhận định những thuận lợi và khó khăn mới nảy sinh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV (11/1997) đã xác định:
Phương hướng chung của Đảng bộ là: “Xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với tốc độ khá và ổn định, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát là: “Tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế ngày càng cao đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền đối với nền kinh tế nhiều thành phần. Cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và môi trường sống của nhân dân. Tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, chăm lo đời sống các đối tượng chính sách xã hội...”
Đại hội đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu: Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 1998- 2000 đạt 10% trở lên. GDP bình quân đầu người khoảng 290- 300USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 15- 17%. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm từ 16- 18%. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân 4,5% trở lên, sản lượng
lương thực đạt 31- 32 vạn tấn/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, cụ thể là: công nghiệp và xây dựng 36,5%, dịch vụ 34,5%, nông lâm nghiệp 29%. Cơ bản xóa hộ đói, giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu vào năm 2000.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tỉnh ủy đã có nhiều nghị quyết lãnh đạo toàn diện và lãnh đạo chuyên đề để chỉ đạo sâu sát từng ngành phát triển.
Để thực hiê ̣n phát triển kinh tế-xã hội, thực hiê ̣n xóa đói giảm nghèo thì cần có nguồn lao đô ̣ng có chất lượng cao. Ngày 20-6-1998, Ban Thường vu ̣ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 05-NQ/TU về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010. Trong đó xác đi ̣nh mu ̣c tiêu là đào ta ̣o đô ̣i ngũ lao đô ̣ng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế-xã hội phấn đấu đến năm 2010 đa ̣t tỷ lê ̣ 38-40% tổng số nguồn lao đô ̣ng , với cơ cấu 1-4-10 (1 đa ̣i học, 4 trung ho ̣c, 10 công nhân kỹ thuâ ̣t).
Về kinh tế nông, lâm nghiệp, các nghị quyết của tỉnh nêu rõ: Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với phân công lại lao động, thực hiện cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, cây trồng, thâm canh cây lúa; đưa nhanh công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; thực hiện cấp I hóa lúa giống; cải tạo đàn bò, đàn lợn; đảm bảo an toàn lương thực; phòng ngừa, khoanh nuôi dịch bệnh, chống thiên tai và bảo vệ môi trường; tập trung xây dựng và sửa chữa hệ thống thủy lợi hợp lý, mở rộng diện tích tưới tiêu, chú trọng thủy lợi vùng đồi; đẩy mạnh giao đất, giao rừng, chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún. Phát triển các ngành công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Dành tỷ lệ ngân sách, vay vốn tín dụng ưu đãi, ưu tiên cấp đất và giảm thuế cho phát triển thủ
công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn. Tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân bằng biện pháp xây dựng cơ sở chế biến nông sản, thương nghiệp quốc doanh liên kết với hợp tác xã và hộ nông dân, gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu của nông dân một cách hợp lý.
Ngày 31/10/1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết chuyên đề về
“Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại đến năm 2000”, đã xác định:
Tiềm năng phát triển kinh tế trang trại còn rất lớn. Toàn tỉnh hiện còn 150.000 ha đất chưa sử dụng, trong đó đất đồi núi còn 120.000ha, đất mặn nước còn trên 2.700ha. Phấn đấu đến năm 2000 có từ 2.500 đến 3000 trang trại, trong đó 60% số hộ trở lên làm kinh tế giỏi; phấn đấu thu nhập bình quân của người làm kinh tế trang trại đạt 5 triệu đồng/người/năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động. Nghị quyết này không chỉ tạo điều kiện cho hình thành tầng lớp chủ trang trại có điều kiện phát triển bứt phá để làm giàu, mà qua họ còn gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho những người nghèo, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Phú Thọ.
Ngày 27 tháng 3 năm 1999, Ban Thường vu ̣ Tỉnh ủy ra Nghi ̣ quyết 15- NQ/TU “Về viê ̣c tiếp tục đẩy mạnh c ông tác khuyến nông trên đi ̣a bàn tỉnh
Phú Thọ”. Nghị quyết chỉ rõ công tác khuyến nông cần phải được tiến hành
sâu rô ̣ng đến từng hô ̣ nông dân , tâ ̣p trung vào bồi dưỡng kiến thức , kinh nghiê ̣m, chuyển giao tiến bô ̣ kỹ thuâ ̣t để nông dân sản xuất , kinh doanh đa ̣t hiê ̣u quả cao . Đây chính là giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công tác xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn. Bởi vì, thực tế cho thấy, nghèo đói nhiều khi còn do thiếu hiểu biết tri thức để áp dụng các kiến thức khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Ngày 15/10/1999, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 17-NQ/TU
“Về chương trình phát triển kinh tế- xã hội 31 xã đặc biệt khó khăn, giai đoạn
triển kinh tế - xã hội trước hết phải phát huy nội lực của từng hộ gia đình, của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước để khai thác có hiệu quả các tiềm năng lao động, đất đai, tài nguyên và các điều kiện kinh tế, xã hội, tạo ra bước chuyến biến mới về sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc. Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các “xã đặc biệt khó khăn” phải được thể hiện trong kế hoạch hàng năm, năm năm của tỉnh, của các ngành, các huyện, các xã và phải có các giải pháp toàn diện. Trước hết tập trung ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thúc đẩy phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư ở trong nước và nước ngoài... tích cực đóng góp, ủng hộ kinh phí, vật tư nguyên liệu hoặc hỗ trợ đầu tư giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Nghị quyết này đã xác định rõ giải pháp cụ thể về xóa đói giảm nghèo ở 31 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, dựa vào nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và khơi dậy các nguồn vốn văn hóa, vốn xã hội của cư dân tại chỗ. Chính sách xóa đói giảm nghèo được lồng ghép với chính sách dân tộc trong điều kiện của một tỉnh trung du.
Ngày 15 tháng 4 năm 1998, Ban Thường vu ̣ Tỉnh ủy ra nghi ̣ quyết số 03-NQ/TU “Về phát triển vùng nguyên liê ̣u giấy đến năm 2010 và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý thu mua , tiêu thụ nguyên liê ̣u giấy”. Với mu ̣c tiêu bảo vê ̣ và khai thác có hiệu quả rừng và đất rừng , cung ứ ng ngày càng cao nguồn nguyên liê ̣u giấy cho ngành giấy và nâng cao đời sống của người trồng rừng . Với nghị quyết này, trồng rừng, tạo vùng nguyên liệu giấy trở thành một hướng để xóa đói, giảm nghèo, giải quyết lao động dôi dưa ở khu vực nông thôn gắn với phát huy lợi thế của địa phương.
Ngày 5 tháng 5 năm 1999, Ban Thường vu ̣ Tỉnh ủy ra nghi ̣ quyết số 16- NQ/TU “Về viê ̣c xá c đi ̣nh mục tiêu , nhiê ̣m vụ cụ thể để triển khai kế hoạch
trồng mới 80.000ha rừng giai đoạn 1999-2010”. Nghị quyết xác định : Tiến
hành qui hoạch phát triển rừng tạo thành các vùng tập trung , đáp ứng nhu cầu nguyên liê ̣u giấy, ván nhân tạo, gỗ, củi, lâm sản khác cho xây dựng , sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng , đưa lâm nghiê ̣p trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo thêm việc làm , tăng thu nhâ ̣p cho người lao đô ̣ng , thực hiê ̣n xóa đói , giảm nghèo , thúc đẩy kinh tế -xã hội của tỉnh phát triển . Phát triển vùng nguyên liê ̣u giấy phải gắn với mu ̣c tiêu dân sinh , tiến tới làm giàu từ nghề rừng.
Nghị quyết trên đã góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nôn g nghiê ̣p; chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ; nhờ đó góp phần tích cực vào công cuô ̣c xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của địa phương.
Về công nghiê ̣p và tiểu thủ công nghiê ̣p , Ban Thường vu ̣ Tỉnh ủy Phú Thọ đã ra Nghị quyết số 10 “Về phát triển công nghiê ̣p , công nghê ̣ thời kì
1997-2000”. Nghị quyết xác định sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã góp phần
khai thác tiềm năng ta ̣i chỗ, giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiê ̣p, nông thôn phát triển . Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ rõ những tồn tại , yếu kém từ đó xác định quan điểm : phát triển tiểu thủ công nghiệp là giải pháp cơ bản thu hút lao động , chuyển di ̣ch cơ cấu kinh t ế nông nghiệp , nông thôn, khai thác tiềm năng thế ma ̣nh của đi ̣a phương , góp phần xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu.
Về thương ma ̣i –du li ̣ch, ngày 16-4-1998, Ban Thường vu ̣ Tỉnh ủy ra Nghị quyết 04NQ/TU “Về tiếp tục đổi mớ i tổ chức và hoạt động thương nghiê ̣p, phát triển thị trường trên đ ịa bàn tỉnh Phú Thọ”. Quan điểm chỉ đa ̣o của nghị quyết là khuyến khích, phát huy và sử dụng tốt khả năng và tính tích
cực của các thành phần kinh tế trong hoa ̣t đô ̣ng thương nghiê ̣p, nhằm thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế hàng hóa . Nghị quyết này đã xác định được vai trò, vị trí của thương mại – dịch vụ trong xóa đói giảm nghèo; chỉ rõ một số ngành nghề có khả năng tạo thêm công ăn việc làm cho người dân; xu hướng hình thành các trung tâm thương mại – dịch vụ tạo thuận lợi cho khả năng thương phẩm hóa nông sản của người nông dân, góp phần xóa đói giản nghèo; tạo thêm những ngành nghề dịch vụ mới thúc đẩy di cư nông thôn – đô thị và dịch chuyển cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập người dân. Với nghị quyết này, vấn đề phát triển thương mại – dịch vụ được xem xét trong quan hệ với xóa đói giảm nghèo đã có một nhận thức và bước phát triển mới.