trương đúng đắn và sau khi có chủ trương đúng đắn phải cụ thể hoá thành đề án, dự án làm cơ sở cho chính quyền, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và người dân tổ chức thực hiện.
Bám sát thực tiễn, bắt mạch tình thế là một yêu cầu cơ bản của chủ thể lãnh đạo. Trong quá trình lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã nhận diện rõ tình trạng đói nghèo của tỉnh, các lợi thế và bất lợi thế của địa phương trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, vai trò của công cuộc xoá đói giảm nghèo đối với giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền vững, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xoá đói, giảm nghèo. Các chủ trương, chính sách đó hình thành từ quá trình tổng kết thực tiễn địa phương về các thực trạng đói nghèo, về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, về các lợi thế và bất lợi trong xoá đói giảm nghèo... Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh đã nêu quyết tâm chính trị và biến quyết tâm chính trị thành hành động của các cấp bộ đảng, các tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế. Các giải pháp xoá đói giảm nghèo đã bám sát lợi thế của vùng trung du trong tạo ngành nghề mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, di chuyển lao động, huy động các nguồn lực tài chính và nguồn lực phi tài chính.
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong thực hiện chức năng lãnh đạo công không dừng lại ở hoạch định chủ trương, chính sách, mà đã cụ thể thành dự án làm cơ sở cho chính quyền, các tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế thực hiện. Có thể thống kê vô số các nghị quyết chuyên đề về xoá đói giảm nghèo, các dự án với sự chỉ đạo sát sao của tổ chức Đảng trên các lĩnh vực hỗ trợ tín dụng, đầu tư tài chính, giải quyết lao động và việc làm, hỗ trợ y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, phát triển thương mại – dịch vụ... Nếu thiếu các dự án dạng này thì các chủ trương thường rất khó đi vào cuộc sống, thậm chí bị vận dụng tuỳ tiện, không đạt được kết quả như mong muốn. Các quyết định hành chính của chính quyền chỉ còn là sự thể chế hoá các chủ trương, chính sách rất cụ thể mà tổ chức Đảng đã xác định, chủ yếu tập trung ở khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Nhờ phương thức lãnh đạo đó, các tổ chức xã hội đã tham gia chủ động, tích cực, mà nòng cốt vẫn là vai trò lãnh đạo của Đảng xen cấy trong các đoàn thể đó, có thể dưới góc độ tổ chức hoặc cá nhân đảng viên, đặc biệt là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các tổ chức tín dụng cũng xác định rõ hướng hoạt động của mình trong hỗ trợ cho xoá đói giảm nghèo, bên cạnh cho vay làm giàu chính đáng. Các doanh nghiệp, trường dạy nghề, trung tâm chuyển giao công nghệ... thuộc nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được vai trò, sức mạnh của mình trong xoá đói giảm nghèo. Các định chế truyền thông, báo chí đã tích cực vào cuộc để tuyên truyền chủ trương của Đảng, khơi dậy các nhân tố tích cực, quảng bá các mô hình, các giải pháp công nghệ, nhờ đó góp phần thúc đẩy xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu và trở thành phong trào của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Mỗi hộ gia đình, mỗi người nghèo ngày càng ý thức rõ hơn tính chủ động, tích cực của mình trong công cuộc thoát nghèo; tăng cường hơn khả năng tương trợ cộng đồng; tìm ra các giải pháp để
hấp thu nguồn lực đầu tư của nhà nước biến thành quá trình tự phát triển; ra sức tranh thủ các cơ hội mà nhà nước đã tạo ra để thực hiện xoá đói, giảm nghèo.
Có thể nói, công cuộc xoá đói giảm nghèo đã thu hút sự tham gia của đa
chủ thể, mà ở đó Đảng bộ tỉnh là hạt nhân lãnh đạo, được thể hiện không chỉ
ở hoạch định chủ trương, ở khả năng cụ thể hoá thành dự án, ở sự chỉ đạo chính quyền, các tổ chức xã hội, các tổ chức tài chính – kinh tế thực hiện bằng cả tinh thần và trách nhiệm, mà còn bằng vai trò tổ chức đảng và cá nhân đảng viên tham gia công cuộc xoá đói giảm nghèo với nhiều tư cách khác nhau. Vì vậy, việc giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo, điều phối các tổ chức,
các lực lượng một cách hợp lý đóng vai trò rất quyết định trong công cuộc
xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ.