ghép chương trình XĐGN với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác
Giảm nghèo không giản đơn là nâng cao thu nhập, mà là tổng hợp nâng cao mức sống và chất lượng sống cho người dân. Nó chỉ đạt được hiệu quả khi đặt giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động và việc làm, mở rộng thị trường và dịch vụ, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo, mở mang y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Trong đó có những lĩnh vực tác động trực tiếp đến giảm nghèo và xoá đói, có những vấn đề tác động gián tiếp. Tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và lao động đóng vai trò trực tiếp trong nâng cao thu nhập. Phát triển thị trường, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, mở rộng ngành nghề.. tăng cường năng lực cho các hộ nghèo. Phát triển y tế, giáo dục vừa tạo điều kiện nâng cao học vấn, tăng cường thể lực cho người nghèo vươn lên; mặt khác, nếu được hỗ trợ tích cực từ đầu tư công (học phí hoặc bảo hiểm y tế) sẽ giúp các hộ nghèo dành nguồn vốn của gia đình đầu tư cho phát triển kinh tế, không tiếp tục rơi vào tình trạng nghèo khi phải chi trả các dịch vụ giáo dục và y tế quá đắt đó.
Các mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Phú Thọ sở dĩ đạt được kết quả tích cực vì đã gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tổng thể hoặc lồng ghép giữa dự án này với dự án khác, giữa hợp phần xoá đói giảm nghèo với toàn bộ mục tiêu chung của chương trình phát triển. Đây vẫn là kinh nghiệm có ý nghĩa sâu sắc trong giai đoạn hiện nay, nếu tách biệt cơ học giữa các dự án thì sẽ không đạt được mục tiêu chung và vì vậy mục tiêu xoá đói giảm nghèo cũng thiếu điều kiện tương hỗ và thiếu bền vững.
Vì vậy, để nâng cao đời sống một cách to àn diện, đồng thời cải thiê ̣n mức thu ̣ hư ởng về giáo du ̣c , y tế, văn hóa của người nghèo thì xoá đói gi ảm nghèo cần đư ợc kết hợp thực hiện với các chương trình phát triển kinh t ế xã hội khác.
Trong những năm 1997-2010, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo phát triển toàn diện , đồng bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội , gắn mục tiêu giảm nghèo dựa trên việc phát huy nội lực của địa phương gắn với từng chương trình, dự án của tỉnh. Triển khai đồng bộ chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình kinh tế - xã hội như: các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm (chương trình phát triển sản xuất cây lương thực , chương trình phát triển cây chè, chương trình phát triển cây ăn quả , chương trình phát triển chăn nuôi lợ n vùng tro ̣ng điểm ); phát triển tiểu thủ công nghiêp ; phát triển
thương ma ̣i và du li ̣ch ; chương trình sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ; chương trình dân số - kế hoa ̣ch hóa gia đình ; chương trình giao thông nông thôn; các chương trình phát triển văn hóa, xã hội, đưa y tế xuống cơ sở; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, phát triển kinh tế trang trại; xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, đảm bảo an ninh lương thực, trợ cước, trợ giá giống, vật tư, phân bón, các mặt hàng nhu yếu phẩm.... Việc triển khai đồng bộ này mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện cho người nghèo thoát nghèo. Đây là kinh nghiệm quý cho tiếp tục triển khai trong giai đoạn tiếp theo.
Tiểu kết chƣơng
Dưới vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công cuộc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 – 2010 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tựu trung vẫn là nâng cao mức sống của dân cư, đưa một bộ phận lớn người dân
xoá đói, thoát nghèo và hội nhập vào tầng lớp trung lưu trong quá trình di động xã hội. Thành tựu có được là nhờ Đảng bộ đã phát huy vai trò của nhiều chủ thể tham gia, từ các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, các định chế truyền thông, các hộ gia đình... Dù còn những hạn chế nhất định, nhất là giảm nghèo chưa bền vững, tính hiệu quả của một số dự án chưa cao, sự trông chờ và ỷ lại vẫn còn lớn, nhưng kết quả đó rất đáng khích lệ, không chỉ đóng góp vào nâng cao mức sống dân cư địa phương, mà còn đóng góp vào mục tiêu phát triển xã hội của cả nước. Thành tựu và hạn chế của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong lãnh đạo xoá đói giảm nghèo từ năm 1997 – 2010 để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị, có kinh nghiệm mang tính phổ biến của nhiều địa phương với đặc điểm tương đồng, có kinh nghiệm mang tính địa
phương. Các kinh nghiệm đó có giá trị thực tiễn nhất định khi vận dụng vào
quá trình tiếp tục triển khai các dự án xoá đói, giảm nghèo trong điều kiện mới.
KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo từ năm 1997 – 2010, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1. Giảm nghèo ngày nay không chỉ được hiểu là nghèo cơ giới, mà còn
là nghèo cấu trúc. Nó bao gồm từ nâng cao thu nhập để người dân có điều
kiện cải thiện cuộc sống tốt hơn đến nâng cao chất lượng sống khi được đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về dịch vụ xã hội, quyền được làm người trong thế giới văn minh. Thực chất, đó là sự cải thiện cả phúc lợi thu nhập và phúc lợi
phi thu nhập. Vì thế, giảm nghèo đụng chạm đến những vấn đề chiều sâu của
lý thuyết phát triển và lý thuyết phản phát triển, những vấn đề quyền phát triển của con người trong thế giới hiện đại. Tất nhiên, giảm nghèo có quan hệ hữu cơ với xoá đói, nhất là trong giai đoạn đầu mới bắt đầu chuyển đổi thể chế quản lý và phấn đấu thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển như Việt Nam. Từ nhận thức đó, Đảng Cộng sản Việt Nam trong khi đề ra chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa rất tích cực đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, các tiêu chí hộ nghèo liên tục được điều chỉnh cùng với tiến trình phát triển của đất nước, nguồn nguồn lực tổng hợp được huy động ngày càng nhiều và đa dạng để đầu tư, nhờ đó tạo nên nhiều chuyển biến quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã nắm bắt rõ xu hướng đó, vận dụng cụ thể vào tình hình địa phương, sáng tạo nên nhiều chủ trương, cách làm mới để giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương đặt ra.
2. Trong lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ, mỗi thời đoạn lịch sử có yêu cầu khác nhau. Nhìn tổng thể, thời đoạn từ năm 1997 – 2000, xoá đói giảm nghèo vẫn tập trung nhiều ở nội dung cải thiện phúc lợi thu nhập nhưng từ năm 2001 – 2010 đã chuyển sang đảm bảo tính đồng bộ giữa cải
thiện phúc lợi thu nhập và phúc lợi phi thu nhập. Chính các khía cạnh phúc lợi phi thu nhập được chăm lo (giáo dục, y tế, trợ giúp pháp lý, gia tăng cơ hội phát triển...) đã giúp cho chất lượng xoá đói giảm nghèo đi vào chiều sâu, nâng cao năng lực tự chủ, tự chủ cho người nghèo. Phương thức lãnh đạo của Đảng cũng có bước tiến bộ mới khi không chỉ hoạch định chủ trương, chính sách, mà đã cụ thể hoá thành dự án trên từng lĩnh vực để chính quyền có điều kiện thể chế hoá thành quyết định hành chính chỉ đạo thực hiện, các tổ chức kinh tế và tài chính có điều kiện thuận lợi triển khai nhanh chóng với các biện pháp hỗ trợ người dân, các tổ chức xã hội huy động hội viên tham gia hưởng ứng bằng những hành động thiết thực và ý thực tự giác, các tổ chức truyền thông phối hợp nhịp nhàng trong tuyên truyền, phổ biến tri thức, giáo dục toàn dân... Trong đồng tham gia xoá đói, giảm nghèo, tổ chức Đảng luôn đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo, tạo ra khả năng cho mọi tổ chức phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, mọi cá nhân phát huy tốt cơ hội của mình trong xoá đói, giảm nghèo hoặc hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, nhờ đó tỉnh Phú Thọ đạt nhiều kết quả tích cực.
3. Thành tựu nổi bật từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với xoá đói giảm nghèo là nâng cao mức sống và chất lượng sống cho người dân, tạo ra cơ hội phát triển cho những người thiếu cơ hội phát triển do các rào cản của điều kiện tự nhiên, rủi ro xã hội, thiệt thòi về sức khoẻ, di tồn lịch sử... Đó cũng là một nội dung thể hiện tính nhân văn trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền phát triển không loại trừ của mọi người dân trong xã hội. Là một tỉnh có nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên có nhiều bất lợi, xuất phát điểm thấp, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ nhất định, bằng tận dụng nguồn lực đầu tư của Trung ương và phát huy nguồn lực tại chỗ, khơi dậy các sức mạnh tự thân, Phú Thọ đã có nhiều thành công trong xoá đói, giảm nghèo. Nhiều thành tựu không chỉ hiện
lên ở các con số giảm nghèo, xoá đói, tăng thu nhập, người dân được thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản và có nhiều hơn cơ hội phát triển, mà sâu xa hơn là tăng cường năng lực phát triển con người toàn diện, xây dựng một xã hội tiến bộ và công bằng, giảm thiếu bất công do kinh tế thị trường tạo ra. Những dự án giảm nghèo hoặc hợp phần giảm nghèo của dự án phát triển tổng hợp với những cách làm hay của Phú Thọ rất cần được nghiên cứu ở quy mô rộng lớn hơn, có chiều sâu hơn. Những mô hình tiêu biểu trong xoá đói, giảm nghèo rất đáng được tổng kết kinh nghiệm để nhân rộng ra trên cả nước. Mặt khác, rút ra những kinh nghiệm hữu dụng còn giúp Phú Thọ tự tin hơn khi triển khai các dự án xoá đói, giảm nghèo trong điều kiện đất nước đang rơi vào khó khăn, đưa Phú Thọ tiến bước vững chắc trên con đường đẩy mạnh CNH, HĐH.