3.1.1. Những thành tựu của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong lãnh đạo xóa đói giảm nghèo đói giảm nghèo
Trong giai đoa ̣n 1997 – 2010, thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác XĐGN, các cấp, các ngành trong tỉnh đã từng bước thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp để XĐGN. Nhờ đó, công tác XĐGN đã trở thành một phong trào rộng lớn được đông đảo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân tích cực hưởng ứng, có tác động sâu rộng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong tỉnh, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trên thực tế, xoá đói giảm nghèo đã trở thành một phong trào sâu rộng, toàn diện từ nông thôn tới thành thị, từ vùng thấp tới vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Công tác xoá đói giảm nghèo dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong giai đoa ̣n 1997-2010 đã đạt được những thành tựu sau đây:
Mô ̣t là, đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội một cách cơ bản và bình đẳng, giúp họ cải thiện cuộc sống. Hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến xã, chương trình XĐGN đã đi vào cuộc sống và được triển khai một cách sâu rộng, cán bộ, đảng viên cùng nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã sớm nâng cao nhận thức về chương trình XĐGN và coi đó như một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, trong từng thời đoạn cụ thể, Đảng bộ tỉnh Phú Tho ̣ đã đề ra được những giải pháp phù hợp . Công tác tuyên truyền được chú tro ̣ng , viê ̣c đôn đốc thực hiê ̣n và kiểm tra giám sát các chương trình mu ̣c tiêu được tiến hành thường xuyên . Bô ̣ máy chính quyền , đoàn thể ở địa phương, cơ sở ngày càng được củng cố về mặt tổ chức hoạt động có nề nếp và hiệu quả hơn, có thêm những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình XĐGN. Với sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng , chính quyền từ tỉnh đến xã và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được thành tựu quan trọng , giảm nhanh cá c hộ nghèo, góp phần đưa Phú Thọ từng bước thoát khỏi tỉnh nghèo . Theo số liê ̣u thống kê năm 2001, toàn tỉnh có 19,6% hộ nghèo, đến hết năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 4,9%, bình quân mỗi năm giảm 3%. Theo chuẩn nghèo mới, năm 2005 là 31,08% (94.472 hô ̣) đến năm 2010 còn 10% (35.695 hô ̣).
Chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai ở tất cả các địa phương của tỉnh đã xây dựng được một số cơ sở vật chất quan trọng cho các xã nghèo. Hầu hết các xã nghèo trong tỉnh đều được đầu t ư xây dựng các công trình thiết yếu (điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, chợ) cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ riêng 4 năm (2006-2010), toàn tỉnh đã triển khai làm mới hơn 303 km đường, cải tạo nâng cấp hơn 3.400km đường. Hệ thống truyền tải điện, phân phối điện và mạng điện lưới thông tin liên lạc được nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới, nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạt 96,8%, triển khai dự án năng lượng nông thôn II, dự án phát triển lưới điện hạ thế và phụ tải các xã, khối lượng tăng thêm đường dây 0,4KV là 2.946km. Hệ thống bưu chính viễn thông được đầu tư nâng cấp, nâng tỷ lệ số máy điện thoại đạt 95máy/100 dân. Triển khai đề án kiên cố hóa trường lớp, toàn tỉnh đã xây dựng 2.093 phòng học, hoàn thành và đưa vào sử dụng 1.798 phòng học. Các phòng học tạm, xuống cấp cơ bản được đầu tư kiên cố hóa. Đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt như sau: trường mầm non đạt
65,5%, tiểu học đạt 74,2%, THCS đạt 83,6%. Về y tế, đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng mới 54 trạm y tế, hỗ trợ đầu tư cho 46 trạm y tế xã.
Người nghèo trong tỉnh đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập, mở ra cơ hội cho người nghèo tự vươn lên, vượt qua tình trạng đói nghèo, tự giải quyết được những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân.
Hai là, đa dạng được hình thức huy động và huy động được nhiều nguồn
lực cho XĐGN.
Để hiện thực hóa các mu ̣c tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo cần phải có đủ nguồn lực , nếu chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách của Nhà nước cấp thì không thể thực hiê ̣n mô ̣t cách đồng bô ̣ và có hiê ̣u quả. Phú Thọ lại là mô ̣t tỉnh nghèo , nguồn thu ngân sách đi ̣a phương còn ha ̣n he ̣p , muốn tiến hành xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cần phải huy động được nhiều nguồn lực khác trong xã hô ̣i . Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân mà trực tiếp là ban chỉ đa ̣o xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Thọ luôn xác định viêc huy động được nhiều nguồn lực là khâu mấu chốt để thực hiê ̣n thắng lợi công cuô ̣c giảm nghèo . Từ nhâ ̣n thức đúng đắn đó , từ năm 1997 – 2010, Đảng bô ̣ và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã có nhiều quyết sách nhằm thu hút sự quan tâm , ủng hộ của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước và các tầng lớp nhân dân tham gia góp phần vào công cuô ̣c xóa đói giảm nghèo.
Trong giai đoạn 1997-2010, tỉnh Phú Thọ đã huy động được tổng hợp
các nguồn lực tài chính – tín dụng trực tiếp phục vụ cho chương trình giảm
nghèo (gồm: Ngân sách Nhà nước trung ương, địa phương, ngân hàng người nghèo, nguồn tài trợ quốc tế, nguồn ủng hộ tham gia của các cơ quan, ban ngành). Các nguồn lực tài chính – tín dụng nêu trên đã tạo thành sức mạnh
tổng hợp giúp người nghèo có vốn sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Bên cạnh sự đóng góp về tinh thần, kiến thức, kinh nghiệm, thông tin là sự huy động nguồn lực tài chính quan trọng cho việc thực hiện thành công các mục tiêu XĐGN.
Về các dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Tính đến hết ngày 30/6/2009 có 35 dự án ODA còn hiệu lực, với tổng mức vốn dự án 2.195,054 tỷ đồng. Bình quân hàng năm giải ngân đầu tư từ 300 - 350 tỷ đồng; năm 2010 thu hút khoảng 120 - 150 triệu USD. Các dự án ODA được thu hút tập trung ở các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, điện, cấp nước, thuỷ lợi, y tế giáo dục và XĐGN. Các dự án ODA được thu hút tập trung ở các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, điện, cấp nước, thuỷ lợi, y tế giáo dục và xoá đói giảm nghèo. Đối tác tài trợ ODA tập trung ở các nguồn vốn JICA Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Hàn Quốc, NaUy.
Từ năm 2001, tỉnh Phú Thọ chính thức triển khai cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Qua 10 năm triển khai, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã thu được những kết quả đáng kể , góp phần quan trọng giúp xoá bỏ hàng ngàn nhà ta ̣m và thay thế bằng ngôi nhà kiên cố cho các hộ nghèo . Quỹ “Vì người nghèo” được hình thành trên cơ sở những đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận (non- profit), chủ yếu là trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo (theo chuẩn của Nhà nước từng thời kỳ). Các hình thức trợ giúp chủ yếu từ quỹ là giúp đỡ hộ nghèo xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở (nhà đại đoàn kết), giúp về vốn sản xuất, trợ giúp học hành, trợ giúp khó khăn đột xuất, trợ giúp người nghèo khám chữa bệnh và thăm hỏi tặng quà cho hộ nghèo vào dịp Tết hoặc các ngày kỷ niệm. Từ năm 2001-2010, Quỹ “Vì người nghèo” toàn tỉnh đã vận động ủng
hộ và đăng ký ủng hộ được trên 127 tỷ đồng, trong đó Quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh là trên 104 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2010, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Chương trình “Nối vòng tay nhân ái- Vì người nghèo đất Tổ”, thông qua chương trình các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đã đăng ký ủng hộ trên 102 tỷ đồng. Cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng “Nối vòng tay nhân ái - vì người nghèo đất Tổ ” đã nhâ ̣n được sự ủng hô ̣ tích cực và nhiê ̣t tâm của các doanh nghiê ̣p, tâ ̣p thể và cá nhân như: Tâ ̣p đoàn Dầu khí; Tổng Công ty Giấy; Ngân hàng Thương ma ̣i cổ phần Viê ̣t Nam ; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viê ̣t Nam ; Ngân hàng NN &PTNT; Công ty TNHH MTV Pangrim Viê ̣t Nam và đông đảo các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn trong và tỉnh . Không chỉ ủng hô ̣ bằng tiền mă ̣t , bằng các cam kết cho vay ưu đãi , các tổ chức các doanh nghiê ̣p còn có những hành đô ̣ng ủng hô ̣ thiết thực khác như tài trợ xây dựng các công trình y tế , giáo dục như: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ủng hộ xây dựng 200 nhà và tặng 2 trường mẫu giáo, tổng số tiền 5,6 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ 1 tỷ để xây dựng 4 trường mẫu giáo tại huyện Tân Sơn; Tổng công ty Viễn thông quân đội tài trợ 1,2 tỷ đồng để xây dựng 2 trường tiểu học tại xã Phú Hộ (Thị xã Phú Thọ) và xã Hùng Quan (huyện Đoan Hùng).
Công tác tín dụng cho người nghèo được triển khai rô ̣ng rãi và đa ̣t hiê ̣u quả cao , dần đi vào nền nếp, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, giúp cho nhiều hộ đầu tư phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo, hoàn trả được vốn vay, tỷ lệ nợ quá hạn và lãi tồn đọng thấp. Tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo từ nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ nghèo vay phát triển sản xuất, chăn nuôi. Thông qua các hội, đoàn thể, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân 2.044,9 tỷ đồng cho vay hỗ trợ người nghèo. Tổng dư nợ 9 chương trình tín dụng ưu đãi đến hết năm 2010
đạt 2.050 tỷ đồng. Có thể nói, chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi ủy thác qua các hội, đoàn thể địa phương đã mang đến nguồn lực tài chính giúp nhiều hộ nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giảm nghèo hàng năm của tỉnh.
Như vậy, Phú Thọ đã huy động được khá tốt các nguồn lực tài chính từ nhiều cấp và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất để thực hiện chương trình XĐGN. Viê ̣c huy đô ̣ng được nhiều nguồn lực cho chương trình xóa đói giảm nghèo đã giúp cho các chương trình, dự án được triển khai có hiê ̣u quả , giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên đi ̣a bàn tỉnh.
3.1.2. Một số hạn chế của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong lãnh đ ạo xóa đói giảm nghèo
Tuy đạt được những thành tựu quan trọng, song trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót. Sau đây là những hạn chế, thiếu sót chủ yếu:
- Những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh có giảm nhưng nhìn chung kết quả xóa đói giảm nghèo chưa thực sự vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn, đặc biệt ở các huyện như: Tân Sơn 42,78%, Yên Lập 29,61%, Thanh Sơn 24,77% vào cuối năm 2009 [45, tr. 1]. Tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn xảy ra tương đối lớn, chủ yếu ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân là do thu nhập của các hộ cận nghèo, hộ nghèo rất bấp bênh, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, khi gặp thiên tai hoặc rủi ro đột xuất khó chống đỡ và đã nghèo lại càng nghèo thêm. Mặt khác, thu nhập của hộ chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp là chính, nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhiều khi sản phẩm làm ra nhưng không có thị trường tiêu thụ, người dân không thu hồi được vốn đã bỏ ra.
- Tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị và ở nông thôn còn chênh lệch nhau khá xa. Nếu tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị tính chung trong toàn tỉnh là 5,8% thì tỷ lệ đó ở nông thôn lên tới 27,36% [47, tr. 1]. So sánh một cách đơn giản thì có thể thấy tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao gấp gần 5 lần so với ở thành thị.
- Công tác xây dựng kế hoạch chương trình, dự án của một số huyện, sở, ngành chất lượng chưa cao, còn có chương trình, dự án quy mô chưa sát hợp thực tế; chưa lồng ghép được các nguồn lực cho chương trình mục tiêu; bố trí nguồn lực phân tán, thất thoát trong đầu tư còn xảy ra; chưa thực hiện được mục tiêu xã có công trình, dân có việc làm, chưa phát huy được vai trò giám sát của nhân dân.
- Chương trình 134 tuy đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên một số mục tiêu của chương trình đạt thấp (hỗ trợ đất sản xuất mới thực hiện được 37,36%); việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ trong đề án còn gặp nhiều khó khăn do có liên quan đến quỹ đất, mức hỗ trợ đền bù, thu hồi đất. Công tác khảo sát, thiết kế và chất lượng thi công một số công trình cấp nước tập trung chất lượng chưa cao, công tác kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp như: công trình khu trung tâm xã Xuân Thuỷ, công trình xóm Mít thị trấn Yên Lập huyện Yên Lập; công trình thôn 3 xã Minh Phú huyện Đoan Hùng; công trình xóm Lánh xã Sơn Hùng huyện Thanh Sơn.
- Chương trình 135-II sau khi đã triển khai thực hiện được 4 năm đã đạt được nhiều thành tựu nhưng một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng còn chưa đảm bảo do thiết kế chưa đúng, lựa chọn địa điểm xây dựng chưa phù hợp; chủ đầu tư (cấp xã) còn hạn chế trong việc thực hiện dự án dẫn đến việc giải ngân và thực hiện chậm, một số xã còn nhiều khó khăn, lúng túng; đội ngũ cán bộ thực hiện dự án một số nơi còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được
yêu cầu về công việc. Đối với các xã làm chủ đầu tư, đội ngũ cán bộ năng lực còn hạn chế nên còn nhiều lúng túng trong quản lý điều hành và triển khai thực hiện; việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 135 theo tiến độ, định kỳ (quý, năm) của các huyện chưa tốt.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng đã có những bước phát triển, song vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập. Sự yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu, cơ sở vật chất còn nhiều lạc hậu, năng lực cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, là vấn đề khó khăn lớn cho việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và XĐGN của tỉnh.
- Hệ thống đào tạo nghề còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội, hoạt động khuyến nông còn hạn chế; đào tạo nghề cho nông dân chưa được quan tâm kịp thời và đúng mức; mức độ xã hội hoá về công tác đào tạo,