2.2.1. Vai trò vốn tài chính.
Trong thời kỳ đổi mới thì đất nước rất cần sự năng động sáng tạo của tất cả mọi thành phần kinh tế để cùng đưa đất nước tiến tới sự phát trển một cách toàn diện. Cùng với sự phát triển đó thì các DNNVV cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đó, họ đã giải quyết những vấn đề không nhỏ trong giải quyết việc làm cho người lao động, đóng một phần rất lớn ngân sách cho nhà nước. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì các doanh nghiệp này gặp không ít những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, những chính sách ưu đãi của nhà nước họ
cũng khó khăn trong việc tiếp cận. Các doanh nghiệp này vẫn luôn đứng trong tình trạng khát vốn, đặc biệt là vốn tài chính.
Nói chung, vốn tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được cho là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng. Số vốn quy định này không cao, song nó lại rất quan trọng cho sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp.
Chúng ta xem xét thông tin theo số liệu tại bảng 2.3 sau đây sẽ thấy phần nào bức tranh về năng lực tài chính của DNNVV.
Bảng 2.3. Tương quan về quy mô vốn điều lệ giữa DNNVV & DNL tại Hà Tĩnh.
020 20 40 60 80 100 20 40 60 80 100 Tỷ lệ vốn ( % ) Số DN ( % )
Nhìn vào số liệu trên đây, chúng ta nhận thấy rằng, xét về số lượng, DNNVV chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số Doanh nghiệp Hà Tĩnh tới 98.26% song quy mô vốn lại rất nhỏ chỉ chiếm 58.82%. trong khi đó các doanh nghiệp có tổng số vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 1.74% song lại có quy mô vốn chiếm tới 41.18%. Với quy mô vốn như trên ta cho ta thấy có sự tỷ lệ nghịích giữa quy mô vốn với số lượng doanh nghiệp. Điều này dẫn tới việc các DNNVV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đó là việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn. Bởi
1.74 41.18 41.18 98,26 58.82 DNNVV DNL
tiềm lực về tài chính và có cơ hội đầu sản xuất kinh doanh và năm ưu thế trong việc tiếp cận các cơ hội.
Tỷ lệ vốn của các DNNVV ở Hà Tĩnh nhỏ sẽ gây khó khăn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Và vốn tài chính ở đây chủ yếu là vốn tích lũy của các trong quá trình kinh doanh. Một chủ doanh nghiệp khi được phỏng vấn về vấn đề vốn tài chính đã trả lời:
“Vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có nên thật khó khăn để mở rộng cũng như phát triển doanh nghiệp của mình, và các khó khăn hơn nữa để cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường bởi các doanh nghiệp luôn nằm trong tình trạng khát vốn, muốn mở rộng muốn phát triển hơn nữa song nguồn vốn có hạn nên đành phải đứng nhìn” (Nam 45 tuổi, 10 năm kinh nghiệm).
Với nguồn vốn hạn hẹp thì khó có thể khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có những biện pháp khắc phục cũng như hỗ trợ các DNNVV phát triển.
Một chủ doanh nghiệp nói: “Việc tiếp cận nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi khi đề ra một phương án kinh doanh thì đi cùng với nó phải là vốn, doanh nghiệp có vốn luôn sẽ vô cùng thuận lợi và tận dụng được xu thế của thị trường, nhất là những doanh nghiệp dịch vụ thương mại như chúng tôi. Mặt khác một doanh nghiệp khát vốn, khó khăn trong việc tiếp cận thì sẽ gặp vô vàn khó khăn, cơ hội qua đi nhanh chóng, đánh mất bạn hàng và nhiều khi còn đánh mất luôn cả uy tín của doanh nghiệp.”( Nữ 48 tuổi, 8 năm kinh nghiệm).
Trong thời gian vừa qua, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh nói riêng cũng chịu tác động không nhỏ. Có những doanh nghiệp đứng trước bờ vực thẳm phá sản. Tuy nhiên họ vẫn vượt qua được là nhờ chính sách kích cầu của nhà nước và sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ. Các nhóm giải pháp kích cầu đã bước đầu tạo ra những hiệu ứng rõ nét, góp phần tích cực trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh.
Chủ tịch Hội DNNVV tỉnh Hà Tĩnh, Giám đốc công ty TNHH Trường An phấn khởi nói: "Gói kích cầu của Chính phủ không những giúp đỡ các công ty đứng lên trong lúc khó khăn, mà còn kịp thời "bắc chiếc cầu" cho nhiều doanh nghiệp đi qua, để từng bước duy trì ổn định và phát triển". Công ty Trường An là một trong những doanh nghiệp trên địa bàn phải đóng cửa, ngừng sản xuất cách đây hơn một năm do thiếu vốn. Từ năm 2005, công ty bỏ ra hơn 35 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy và mua sắm dây chuyền chế biến sản xuất giấy, bao bì... nhưng đến khi triển khai những công đoạn cuối cùng thì gặp phải lúc suy thoái kinh tế toàn cầu, tác động đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà máy thiếu vốn đầu tư phải bỏ giữa chừng, 135 công nhân bỏ việc, công ty phải đóng cửa... Nhớ lại thời gian đó, anh Quế tâm sự: Nhà máy đóng cửa hơn một năm không sản xuất, làm thiệt hại rất lớn tới nguồn lực của doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài khoảng ba đến năm tháng nữa, không có sự "tiếp sức" từ nguồn vốn kích cầu thì chắc chắn công ty phá sản hoàn toàn.
Trong kinh doanh nguồn vốn tài chính luôn là yếu tố quan trọng và không thể tách rời khỏi nhà kinh doanh. Tất nhiên đã có rất nhiều doanh nghiệp phải khốn đốn để xoay xở với nguồn vốn. Việc họ khó khăn trong khi đi vay vốn hay tiếp cận vốn từ nhiều nguồn khác nhau một cách chậm chạp thì ảnh hưởng rất lớn cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Giám đốc công ty chè cho biết: “Việc vốn chậm hay thiếu vốn dẫn tới khó khăn là điều không tránh khỏi, đó là thực trạng chung của những nhà kinh doanh. Tất nhiên việc khó khăn thiếu thốn vốn nó đã cướp đi rất nhiều cơ hội làm ăn của doanh nghiệp. Như trong một thời điểm việc làm ăn dễ dàng, có nhiều bạn hàng đặt hàng mình, muốn mở rộng sản xuất, nâng cấp dây chuyền song để có vốn làm điều đó thì phải có thời gian. Như thế cơ hội lại trôi qua và muốn nó quay lại không phải là dễ”.( Nam, giám đốc công ty chè, 20 năm kinh nghiệm).
Sau khi Chính phủ triển khai gói kích cầu cho các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty Trường An đã được sự hỗ trợ của UBND tỉnh, sự giúp đỡ, bảo lãnh của
đồng để doanh nghiệp tiếp tục hoàn thành nhà máy, khôi phục lại sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Nhận được nguồn vốn hỗ trợ, công ty Trường An tiếp tục đầu tư, bổ sung dây chuyền sản xuất, hoàn thiệt các khâu còn lại của nhà máy với tổng số vốn hơn 56 tỷ đồng và đưa vào hoạt động sản xuất đầu tháng 4- 2009. Mới đi vào hoạt động, sản xuất từng bước đưa ra thị trường một số sản phẩm mới và doanh thu của công ty đã đạt gần 7 tỷ đồng, 120 công nhân quay trở lại làm việc, với thu nhập bình quân hơn hai triệu đồng/tháng. Theo anh Quế, doanh thu năm 2009 của công ty ước đạt khoảng 40 tỷ đồng.
Khác với doanh nghiệp Trường An, công ty Cổ phần lương thực Hà Tĩnh vừa trải qua giai đoạn chia tách, cổ phần hóa nên thiếu vốn đầu tư, tích lũy vốn ít. "Sau khi chia tách từ Công ty lương thực Thanh - Nghệ - Tĩnh, doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn như tồn đọng nợ; vốn, tài sản phải bù lỗ, bộ máy của công ty chưa thật ổn định. Do đặc thù của doanh nghiệp rất cần vốn để đầu tư thu mua lương thực và các khoản chi phí khác để duy trì hoạt động. Ðặc biệt, sau khi tách ra năm 2008, mặc dù công ty đã đấu thầu trúng dự án mua lúa dự trữ quốc gia nhưng nguồn vốn khó khăn để thu mua lúa của nông dân, công ty đã tìm vay khắp nơi... Khó khăn chồng chất, công ty chưa tìm được hướng ra, và rất phấn khởi khi được biết gói kích cầu của Chính phủ đã được triển khai về Hà Tĩnh. Ðược tư vấn, giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh, và cho vay hơn 105 tỷ đồng để đầu tư sản xuất và hiệu quả thấy rõ". Chủ tịch HÐQT Công ty lương thực Hà Tĩnh cho biết: Sau khi được Ngân hàng cho vay vốn, công ty tiếp tục triển khai thu mua trên địa bàn được hàng chục nghìn tấn gạo xuất khẩu và lúa dự trữ quốc gia. Riêng sáu tháng đầu năm, công ty lương thực Hà Tĩnh đã hoạt động đạt doanh số gần 190 tỷ đồng, lợi nhuận thu được hơn hai tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2009 doanh số sẽ đạt 250 đến 260 tỷ đồng (năm 2008 là 192 tỷ đồng).
Hà Tĩnh là địa phương triển khai các gói kích cầu của Chính phủ với những giải pháp quyết liệt và được phối hợp thực hiện bài bản để chính sách ưu đãi của Chính phủ đến được với người dân và các doanh nghiệp. Ngoài ra, để thực hiện chương trình kích cầu có hiệu quả, ngành thuế Hà Tĩnh cùng vào cuộc thực hiện
giảm, giãn, gia hạn nộp các khoản thuế nhằm giúp đỡ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn như giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp cho 980 doanh nghiệp với số thuế được giảm hơn 1.600 triệu đồng; giãn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 4.400 triệu đồng; giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng, dịch vụ hơn 7.150 triệu đồng và giãn thuế thu nhập cá nhân 650 triệu đồng.
Tính đến ngày 25/6, sau thời gian triển khai gói kích cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 15.909 lượt khách hàng được vay hỗ trợ lãi suất với doanh số hơn 4.062 tỷ đồng (cho vay ngắn hạn là 3.766 tỷ đồng và cho vay trung, dài hạn 296 tỷ đồng). Trong đó Ngân hàng NN và PTNT Hà Tĩnh có lượng khách hàng cho vay hỗ trợ lãi suất nhiều nhất, lên đến 15.136 người (chiếm 95,14%); tiếp đến là Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Hà Tĩnh 242 khách hàng, Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Hà Tĩnh 177 khách hàng... Các nguồn vốn được các ngân hàng thương mại đã tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực có thế mạnh phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như mục đích kích cầu của Chính phủ. Hiệu quả về hỗ trợ lãi suất của các gói kích cầu đã giúp nâng cao quy mô tín dụng và dư nợ tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng khá cao, gấp hơn hai lần so cùng kỳ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng thiết thực, đi vào cuộc sống của nhân dân, lan tỏa ra hàng vạn hộ dân, cùng hàng nghìn doanh nghiệp trên địa bàn được hỗ trợ vay vốn; duy trì sản xuất, góp phần tăng trưởng, giữ vững tốc độ của tỉnh trong sáu tháng đầu năm, và từng bước hoàn thành kế hoạch của Ðảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra.
Nói chung trong những năm qua Hà Tĩnh là địa phương có những chính sách ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Là một địa phương nghèo, tuy nhiên Hà Tĩnh đang từng bước làm thay đổi bộ mặt của mình bằng cách tạo những tiền đề cơ sở vật chấtcơ sở hạ tầng để tự thoát ra khỏi cái nghèo và đi tiên phong chính là các doanh nghiệp trong địa bàn của tỉnh, họ đóng góp hàng tỷ đồng vào ngân sách vào sự phát triển của tỉnh.
2.2.2.1. Thực trạng về vốn kỹ thuật công nghệ.
Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, trình độ kỹ thuật - công nghệ là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự suy tàn hay hưng thịnh của một doanh nghiệp., Nnhưng theo kết quả của cuộc khảo sát 7.245 doanh nghiệp thu hồi được phiếu hoạt động trong các ngành công nghiệp ở 30 tỉnh phía Bắc cho thấy, nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến và nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ lạc hậu là tương đương, đều chiếm 12% cho mỗi nhóm; 76% còn lại là nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình (theo doanh nghiệp tự đánh giá). Nếu gộp các doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu thành một nhóm thì số này chiếm đến 88%. Như vậy thực sự nền kinh tế của Việt nam liệu có sức cạnh tranh đối với những nền kinh tế tiên tiến có công nghệ sản xuất vượt trội hay không, khi có đến 88% số doanh nghiệp công nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu? Trong khi đó 12% số DN được coi là có công nghệ tiên tiến thì phần lớn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Điều này dẫn đến Việt Nam như là điểm cuối của chuỗi cung trong nền sản xuất toàn cầu và chỉ thực hiện những công đoạn đòi hỏi hàm lượng công nghệ thấp, nhiều nhân công và giá trị sản phẩm thấp.
Bảng 2.4: Thực trạng về kỹ thuật-công nghệ của Doanh nghiệp Việt Nam
12 12 12 76 Tiên tiến Trung bình Lạc hậu
Trình độ công nghệ của các loại hình doanh nghiệp, Loại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài có trên 50% số doanh nghiệp có trình độ
công nghệ tiến tiến, tất cả các loại hình doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp Nhà nước có trên 80% số doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, lạc hậu. Công ty hợp danh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn có tỷ lệ cao nhất về doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu.
2.2.2.2. Tầm quan trọng của vốn KT – CN trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của DNNVV tại Hà Tĩnh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi muốn thúc đẩy chất lượng sản phẩm cũng như năng suất sản xuất, thì yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp là phải đầu tư cho kỹ thuật - công nghệ.
Doanh nghiệp muốn khẳng định chỗ đứng cho mình không phải nhờ vào việc mỗi năm doanh nghiệp sản xuất hàng với khối lượng bao nhiêu mà chủ doanh nghiệp phải khẳng định hàng năm số lượng hàng của công ty bán được bao nhiêu ra thị trường và được thị trường đón nhận như thế nào; doanh thu mang lại cho doanh nghiệp ra sao, lợi nhuận như thế nào. Đây mới chính là những vấn đề tạo nên sự sống còn cho một doanh nghiệp. Để đứng vững và khẳng định vị thế của mình thì doanh nghiệp phải tự khẳng định và không ngừng cải tiến về mọi mặt đặc biệt là quản trị doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Trong đó đầu tư cho kỹ thuật - công nghệ và con người cho công nghệ là một vấn đề cần thiết để duy trì tính bền vững trong khâu sản xuất và đầu ra của sản phẩm.
Tuy nhiên, nhìn chung thì tình hình thực tế bao giờ cũng khó khăn hơn những gì doanh nghiệp nghĩ và mongình muốn. Nhiều doanh nghiệp muốn đổi mới mình, muốn tự khẳng định mình nhưng không phải dễ dàng làm được. Một chủ doanh nghiệp nói: “ Không ai lại không muốn nhìn doanh nghiệp mình ngày càng phát
những dây chuyền hiện đại để cho ra những sản phẩm tốt đáp ứng như cầu của thị trường”( Nam 51 tuổi 20 năm kinh nghiệm).
Mong muốn của chủ doanh nghiệp là thế nhưng để làm được điều đó lại chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố. Như là tình hình kinh doanh của công ty, tiềm lực kinh tế cũng như nguồn nhân lực.
Bảng 2.5.Vốn kỹ thuật-công nghệ của DNNVV Hà Tĩnh (%). 4.2 80.4 15.4 Tiên tiến Trung bình Lạc hậu
Nhìn vào bảng 2.5 liên quan đến nội dung khảo sát về vốn kĩ thuật - công nghệ của các DNNVV tại Hà Tĩnh, có tới 47.7% doanh nghiệp từ chối trả lời câu hỏi này mà không hiểu lý do, còn lại 52.3% người trả lời đồng ý trả lời thì tỷ lệ