4. Tiếp cận vốn cơ sở hạ tầng.
2.2 Hà Tĩnh trong những năm qua đã nỗ lực hết mình nhằm kêu gọi sự đầu tư cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng sản xuất kinh
cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Hà Tĩnh cần phải có những biện pháp thiết thực hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, thu hút đầu tư cũng như nâng cao và mở rộng sản xuất để thúc đẩy tính cạnh tranh của những sản phẩm được sản xuất tại địa phương. Do đó Hà Tĩnh cần phải tập trung làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao gắn với hiệu quả và bền vững; đảm bảo tiến độ triển khai các công trình trọng điểm, tạo đòn bẩy phát triển các ngành, lĩnh vực.
Tiếp tục quan tâm xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy hoạch ngành, quy hoạch các huyện, thị xã, thành phố, quy hoạch vùng...vv. Đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh Quy hoạch chung và xây dựng quy hoạch chi tiết các khu chức năng: Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Quy hoạch chi tiết các khu tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm.
Phát huy năng lực sản xuất các doanh nghiệp trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác sắp xếp, đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.
Các ngành, các đơn vị, địa phương phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong hệ thống chính trị, các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự thống nhất, đồng thuận của nhân dân trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách về giải phóng mặt bằng, tái
định cư. Để từ đó vừa tạo điều kiện cho người dân có chỗ an cư lạc nghiệp, đồng thời tạo ra mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp muốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Tập trung xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hiện có và thu hút đầu tư dự án mới.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý giá cả, chống nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; nhất là chất lượng, giá cả vật tư nông nghiệp, như: giống, phân bón, thức ăn gia sức, thuốc bảo vệ thực vật v.v... Đảm bảo nguồn hàng hoá nhằm kiềm chế lạm phát, phấn đấu duy trì tốc độ tăng chỉ số giá hàng tiêu dùng trên địa bàn thấp hơn mức bình quân chung cả nước
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với hoạt động thương mại, tạo điều kiện khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của các thành phần kinh tế. Chuyển dịch mạnh các ngành dịch vụ theo hướng khuyến khích xã hội hoá đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có khả năng thu hồi vốn nhanh; tiếp tục mở rộng mạng lưới thương mại dịch vụ thuộc các thành phần, gắn sản xuất với thu mua, chế biến, tiêu thụ lưu thông hàng hoá, nhất là ở các vùng nông thôn.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tạo điều kiện về mặt bằng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
Đẩymạnh thực hiện các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu doanh nghiệp, để các doanh nghiệp ý thức đước trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc đóng thuế làm tăng ngân sách cho tỉnh nhà.
Đẩy mạnh công tác huy động vốn và mở rộng tín dụng đầu tư nhằm đảm bảo cân đối giữa công tác huy động vốn và sử dụng vốn.. Chú trọng ưu tiên vốn cho các công trình, dự án trọng điểm, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn và các dự án có hiệu quả kinh tế cao. Mở rộng và phát triển các phương tiện, loại hình thanh toán, phục vụ tốt sản xuất, kinh doanh và đời sống tại địa phương. Thực hiện tốt việc cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh, tránh việc thủ tục rườm rà khiến các doanh nghiệp cảm thấy chán nản mỗi khi đi vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, triển khai mô hình "một cửa liên thông" trong xây dựng cơ bản; đồng thời tiếp tục sửa đổi và ban hành các quy định trong quản lý đầu tư - xây dựng, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật thi công - tổng dự toán...
Tích cực làm việc với Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn hỗ trợ có mục tiêu, vốn các Bộ, ban ngành đầu tư trên địa bàn phục vụ các dự án trọng điểm cũng như để trả nợ các nguồn đã tạm ứng. Tăng cường công tác vận động, thu hút các nguồn vốn ODA, NGO, nguồn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp, dân cư...để nhằm thay đổi tạo dựng bộ mặt mới cho địa phương.
Hà Tĩnh là một tỉnh có mặt bằng công nghệ trong sản xuất kinh doanh rất thấp so với các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình hay các tỉnh trong khu vực. Chính vì điều này mà kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh các sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường trong nước và xa hơn nữa là ra thế giới. Vì thế mà các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh cần phải chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư cho công nghệ để sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như ngân sách cho tỉnh nhà.
Bên cạnh với việc đầu tư cho công nghệ thì cũng cần phải chú tâm hơn với việc đào tạo tay nghề cho lao động. Trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông hay lao động theo thời vụ. Chính điều này đã làm cho năng suất lao động không tăng lên được, mặt khác do tác phong công nghiệp của lao động nên cũng đã phần nào ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp. Chính những điều này mà các doanh nghiệp cần phải chú ý hơn trong việc tuyển dụng lao động, cần phải đào tạo
tay nghề cho người lao động cả về chuyên môn tay nghề lẫn tác phong trong công việc.
Ngoài ra các chủ doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới việc, tạo điều kiện môi trường lao động thuận lợi cho người lao động. Chủ doanh nghiệp cần phải quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Bởi rất nhiều các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chỉ thuê lao động theo mùa vụ hay tạm thời mà không ký kết hợp đồng lao động nên đến khi xảy ra tai nạn lao động thì người chịu thiệt thòi vẫn là người lao động. Chính điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Vì thế để cho doanh nghiệp luôn phát triển bền vững thì các doanh nghiệp cần phải chăm lo hơn nữa đến quyền lợi cũng như đời sống văn hóa tinh thần của người lao động.
Cùng với những chính sách của địa phương thì ngay chính bản thân của mỗi doanh nghiệp cũng phải tự đổi mới mình. Vấn đề văn hóa doanh ghiệp là vấn đề cần thiết và cấp bách nhưng các doanh nghiệp vẫn đang còn xem nhẹ vấn đề này. Đối với các doanh nghiệp nhất là các DNNVV ở Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến vấn đề này, mỗi doanh nghiệp chưa ý thức được rằng chính văn hóa doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đến tính bền vững của doanh nghiệp. Chính vấn đề này cũng là những điều bất cập tại Hà Tĩnh, như các doanh nghiệp Hà Tĩnh cần phải chú trọng hơn nữa đến văn hóa giao tiếp và phục vụ khách hàng, văn hóa dạy nghề trong thời kỳ hội nhập.
Để thực hiện những điều này thì các doanh nghiệp nhất là các DNNVV cần phải tích cực hơn nữa trong việc đưa tri thức văn hóa vào doanh nghiệp. Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng và thời cơ cho các doanh nghiệp phát triển. Hiện nay các doanh nghiệp cũng đang cố gắng trong việc đưa tri thức văn hóa vào doanh nghiệp nhưng để các doanh nghiệp phát triển bền vững thì các doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn nữa việc đưa tri thức văn hóa vào doanh nghiệp.