Tiếp cận vốn KT – CN Triển lãm, tư vấn nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp cận vốn kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh (Trang 72 - 76)

Triển lãm, tư vấn nâng cao hiệu quả

Những khó khăn cản trở đến phát triển của doanh nghiệp

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 78.4% số doanh nghiệp có ít nhất một khó khăn cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có khó khăn phân bố ở các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty hợp doanh có 100% doanh nghiệp có khó khăn; tiếp đến là doanh nghiệp cổ phần hoá (93.4%); Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 79.1% doanh nghiệp có khó khăn. Loại hình doanh nghiệp có ít khó khăn nhất là doanh nghiệp liên doanh cũng có gần 60% doanh nghiệp gặp khó khăn.

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic, Font color: Black, Portuguese (Brazil)

Kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra 10 khó khăn (vấn đề) lớn nhất doanh nghiệp đang phải đối mặt (Biểu đồ 11), trong số đó có 3 vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là vấn đề tài chính; mở rộng thị trường; và đất đai.

Tài chính là vấn đề nổi cộm hàng đầu; vấn đề này được 66.9% số doanh nghnghiệp trả lời xác định là trở ngại lớn nhất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp; ngay cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng có đến 33.1% số doanh nghiệp gặp cản trở về vấn đề tài chính. Trong số các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, có đến 67.2% doanh nghiệp cho rằng không tiếp cận được hoặc khó tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước và 61.3% số doanh nghiệp không tiếp cận hoặc khó tiếp cận với các nguồn vốn khác.

Vấn đề mở rộng thị trường là trở ngại lớn thứ Hai của doanh nghiệp; vấn đề này được 50.6% số doanh nghiệp cho rằng rất khó khăn trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngay cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có nhiều lợi thế và kinh nghiệm nhất trong việc mở rộng thị phần, nhưng hiện nay cũng có đến 45.5% số doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề mở rộng thị trường.

Trở ngại lớn thứ Ba là vấn đề đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát đã cho thấy 41.7% số doanh nghiệp đang đối mặt với vấn đề đất đai, mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đáng lưu ý nhất là các doanh

nghiệp ở vùng Tây bắc và Bắc trung bộ lại có tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai cao hơn các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. Một điều hiển nhiên, là quĩ đất ở vùng Tây bắc dồi dào hơn rất nhiều so với 3 vùng còn lại của phía bắc, thế nhưng doanh nghiệp gặp trở ngại về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh ở vùng Tây bắc lại cao nhất. Phải chăng, do thủ tục hành chính về sử dụng đất đai ở vùng Tây bắc “rắc rối” hơn các vùng khác.

Sáu trở ngại tiếp theo, đó là trở ngại về giảm chi phí sản xuất (25.2%); khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế (24.2%); khó khăn về thiếu thông tin (19.5%); khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực (17.6%); khó khăn về phát triển sản phẩm mới (15.9%); khó khăn về tiếp cận công nghệ mới (12.3%); và cuối cùng là khó khăn về xử lý môi trường (2.9%). Xử lý môi trường là trở ngại nhỏ nhất trong số 10 trở ngại được khảo sát lần này, tuy nhiên, với tỷ lệ này cho thấy doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề xử lý vệ sinh, môi trường là mối quan ngại đối với các nhà bảo vệ vệ sinh môi trường nói chung và hạn chế khả năng hội nhập của các doanh nghiệp khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Các trở ngại đối với doanh nghiệp như đã chỉ ra ở trên phần nào thể hiện hiện trạng môi trường đầu tư ở phía Bắc. Chính phủ và chính quyền các tỉnh, như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và một số tỉnh khác đã cố gắng rất nhiều để tạo ra môi trường đầu tư tốt cho doanh nghiệp phát triển (Hộp 3). Nhưng một số chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vẫn ở dạng văn bản, giấy tờ chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng doanh nghiệp. Để các chính sách hỗ trợ thực sự đi vào cuộc sống như Luật Doanh nghiệp các cơ quan hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách sẽ còn rất nhiều việc phải làm. Muốn giải quyết được vấn đề này cần tìm ra được các nguyên nhân, nhưng đáng tiếc, trong cuộc khảo sát này không đưa ra được các nguyên nhân gây ra những cản trở nói trên của doanh nghiệp để các cơ quan liên đới có giải pháp thích hợp nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn. Còn về phía doanh nghiệp đã giải quyết các khó khăn như thế nào?

Doanh nghiệp giải quyết các khó khăn

82.7% là tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát cho rằng doanh nghiệp phải tự giải quyết các khó khăn cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp; 23.2% số doanh nghiệp đã tham khảo ý kiến cấp trên; 15.7% ý kiến cho rằng có sự trợ giúp của chuyên gia, đơn vị tư vấn; 2.8% tham khảo ý kiến từ các trường học và học viện; 13.3% là các hình thức giải quyết khó khăn khác. Số liệu đã dẫn cho thấy doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn giải pháp “tự giải quyết” để hạn chế các khó khăn của doanh nghiệp; “tham khảo ý kiến từ bên ngoài doanh nghiệp” để giải quyết khó khăn là giải pháp rất ít doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do thói quen của doanh nghiệp hoặc cũng có thể do dịch vụ tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn trong kinh doanh chưa phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Mức độ lựa chọn các giải pháp giải quyết khó khăn của doanh nghiệp không có khác biệt nhiều giữa các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến của chuyên gia và các tổ chức tư vấn là giải pháp mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài quan tâm nhiều hơn so với các loại hình doanh nghiệpkhác, trong khi đó, tham khảo ý kiến cấp trên là giải pháp được doanh nghiệp Nhà nước lựa chọn cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp cận vốn kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)