Vai trò vốn lao động trong DNNVV tại Hà Tĩnh 1 Tầm quan trọng của vốn LĐ tại DNNVV Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp cận vốn kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh (Trang 50 - 58)

2.2.3.1. Tầm quan trọng của vốn LĐ tại DNNVV Hà Tĩnh

Sự phát triển của một doanh nghiệp, ngoài vốn tài chính và vốn công nghệ ra,phải dựa vào một thì mộtyếu tố không thể thiếu đó là lao động. Nguồn lao động sẽẻ quyết định một phần rất lớn tới sự thành bại của một doanh nghiệp., Vvốn có thế tạo dựng hoặc vay, công nghệ có thể đi mua, nhưng nếu thiếu lao động thì doanh nghiệp đó không thể cầm cự nổi. Điều đó nói lên tầm quan trọng không thể thiếu của nguồn lao động, nó là tiêu chí đầu tiên và là tiên quyết cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, trong kinh tế học thuần tuý, lao động thuộc vào thị trường cơ bản đầu tiên.

Các điều kiện kinh tế xã hội đã và đang biến động khiến nguồn nhân lực trở thành một đòn bẩy kinh tế quan trọng hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật, sự toàn cầu hoá kinh tế, sự thay đổi cấu trúc dân số và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên đã và đang làm cho kỹ năng và trí tuệ - nguồn vốn nhân lực - trở nên đối tượng ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế đất nước.

Trước kia, các nhà kinh tế thường quan tâm đến ba yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất: đất đai, nhân công và vốn tài chính. Vào những năm 1960, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến trình độ giáo dục của công nhân. Thuật ngữ “vốn lao động” hay “vốn nhân lực” xuất hiện từ đó. Nó được định nghĩa như là một tổ hợp tất cả những khả năng bẩm sinh và những kỹ năng, kỹ xảo tích luỹ được thông qua

năng, kỹ xảo có liên quan trực tiếp đến sự thành công của đơn vị sản xuất. Hiểu theo nghĩa hẹp này, có thể nói nguồn vốn con người bị đánh đồng với khả năng nhận thức hình thành chủ yếu từ giáo dục. Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu -OECD (2001) định nghĩa nguồn vốn nhân lực là “kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và của bản thân người ấy”. Theo đó, định nghĩa này ngầm bao hàm sức khoẻ của con người vì nếu không có nó thì các cá nhân không thể sống viên mãn để cống hiến với những phẩm chất mà họ có. Kiến thức, kỹ năng, và năng lực được kết tinh từ giáo dục dưới nhiều hình thức: học chính quy ở trường hoặc các khoá học vừa học vừa làm, không chính quy ở nơi làm việc, hoặc chỉ đơn giản là thông qua các hoạt động thường ngày, thậm chí chỉ thông qua việc suy ngẫm những điều vừa xảy ra để rút ra kinh nghiệm cho những lần tới (self-reflection). Những kiến thức đó có thể là tổng quát hoặc cụ thể cho một hoạt động, có thể tiềm ẩn không thấy được trong hoạt động sản xuất nhưng cũng có thể biểu hiện rất cụ thể rõ ràng.

Tuy nhiên, với đặc thù chung của các DNNVV thì quy mô lao động ở những doanh nghiệp này cũng khá nhỏ. Theo số liệu điều tra của tỉnh Hà Tĩnh mà chúng tôi sử dụng trong cuộc nghiên cứu này thì số doanh nghiệp chia theo quy mô lao động: Trong tổng số 772 doanh nghiệp được hỏi thì có 167 doanh nghiệp dưới 10 lao động, chiếm 21.6%; 202 DN có từ 11 đến dưới 49 lao động, chiếm 26.3%; 35 DN có từ 50 đến 99 lao động, chiếm 4.56%; 13 DN có từ 100 đến 199 lao động, chiếm 1,68%; 9 DN có từ 200 đến 300 lao động, chiếm 1,16%.

Bảng 2.9. Số lao động trong DNNVV Hà Tĩnh.

Số lượng lao động Tần suất Tỷ lệ %

Doanh nghiệp dưới 10 người 167 21.6 % Doanh nghiệp từ 11-49 người 202 26.3 % Doanh nghiệp từ 50-99 người 35 4.56 % Doanh nghiệp từ 100-199 người 13 1.68 % Doanh nghiệp từ 200-300 người 9 1.16 %

Doanh nghiệp không trả lời 346 44.7 % Tổng số doanh nghiệp được hỏi 772 100 %

Qua bảng này ta thấy, phần lớn các doanh nghiệp tại Hà Tĩnh có quy mô nhỏ về lao động chiếm tỷ lệ 26,3 % đối với doanh nghiệp có số lượng lao động từ 11-49 và có 21,6% doanh nghiệp có số lao động dưới 10 người. Trong tổng số doanh nghiệp được điều tra thì có tới 44,7% (346 doanh nghiệp) không trả lời câu hỏi này. Lý giải cho điều này, một giám đốc doanh nghiệp trả lời: “Vì là tỉnh nông nghiệp nên việc lao động làm việc có tính chất thời vụ trong công ty tôi tương đối nhiều, đến mùa cày cấy hay thu hoạch họ lại xin nghỉ để về phụ giúp gia đình nên không thể tính được cụ thể số lao động là bao nhiêu” (Nam, 50 tuổi giám đốc doanh nghiệp sản xuất thép, 210 năm kinh nghiệm).

Phân tích số lượng của bảng xem chúng có ý nghĩa gì? (ví dụ: số lượng DN không trả lời về quy mô LĐ chiếm cao nhất (44.8%?)

Theo đánh giá của chủ doanh nghiệp, trình độ lao động của việc có một đội ngũ làm công ăn lương càng cao thì tính ổn định và năng lựccông nhân lao động lành nghề mang lại sự phát triển của DN cũng càng cao ổn dịnh cho doanh nghiệp,. Có hai lý do mà doanh nghiệp nêu lên đó là về chất lượng sản phẩm và tính bền vững trong sản xuất. Thực chất giá trị gia tăng gắn với trình độ lao động. Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất thép nói: "Chúng tôi sản xuất trên địa bàn mà đa số dân làm nông nghiệp nên việc tuyển dụng lao động gặp nhiều khó khăn, khi đầu tư vào khu công nghiệp này chúng tôi phải cam kết tuyển dụng lao động địa phương, nhưng thực tế họ không đáp ứng được tay nghề đã đành mà còn khi đang có đơn hàng cần sản xuất giao cho khách hàng gấp thì họ lại bỏ việc giữa chừng vì đang mùa gặt lúa" (Nam, 50 tuổi giám đốc doanh nghiệp sản xuất thép, 210 năm kinh nghiệm).

Đưa bảng thể hiện trình độ của chủ DN ở Hà Tĩnh và phân tích.

DNNVV Hà Tĩnh có lao động bình quân là 27 lao động/doanh nghiệp. Nhìn chung thì trong những năm lại đây các DNNVV Hà Tĩnh cũng đã tạo được rất nhiều

Formatted: Font: Not Italic, Font color: Black

Formatted: Space Before: 6 pt

Formatted: Font: Not Italic, Font color: Black

cũng khá nhiêù doanh nghiệp chỉ tạo công việc làm theo thời vụ. SongHà Tĩnh trong những năm vừa qua cũng tạo ra được những đột biến trong phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho co người lao động.

Một minh chứng cụ thể như : Trong những năm qua, các DNNVV huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm cho trên 5.000 lao động với thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng. Hội DNNVV Kỳ Anh là nơi tập hợp các Doanh nghiệp và Hợp tác xã trên địa bàn, hoạt động đa ngành, đa nghề với nhiều loại hình kinh tế. Ðể tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp và Hợp tác xã hoạt động hiệu quả, huyện đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi như: tạo điều kiện về đất đai để xây dựng trú sở, kho tàng bến bãi, ưu tiên quỹ đất bố trí các khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở những nơi có vị trí thuận lợi về cơ sở hạ tầng.

Các dDoanh nghiệp đã biết phát huy các thế mạnh, tiềm năng sẵn có của địa phương, các dự án lớn của tỉnh đang triển khai trên địa bàn để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Nhiều dDoanh nghiệp kinh doanh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất nên có nhiều ngành, nghề, sản phẩm mới ra đời đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Điển hình như Doanh nghiệp cơ khí Xuân Hồng, HTX sản xuất đồ gỗ cao cấp Tuyết Anh, Công ty Cổ phần VLXD Hà Tĩnh… đã có những mẫu sản phẩm bền, đẹp được khách hàng ưa chuộng. Số HTX làm ăn có hiệu quả ngày càng nhiều trên các lĩnh vực mà huyện có thế mạnh và tạo được hiệu quả xã hội cao như góp phần hạ giá điện nông thôn, giải quyết nhu cầu vay vốn của nhân dân vùng sâu, vùng xa phát triển kinh doanh và ổn định cuộc sống như: Công ty XNK thuỷ sản Nam Hà Tĩnh, HTX dịch vụ điện Tiền Phong (Kỳ Phong), Quĩ tín dụng nhân dân Kỳ Lạc… Xuất hiện nhiều chủ trang trại mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển sản xuất.

Chủ tịch Hội DNNVV nhỏ và vừa huyện cho biết: “Đến nay, toàn huyện có 161 doanh nghiệp thu hút và tạo việc làm cho trên 5.000 lao động, thu nhập bình quân 1 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng. Các DN – HTX đã có ý thức quan tâm đến quyền lợi của người lao động như đóng bảo hiểm, trang bị bảo hộ lao động, tổ chức các hoạt động đoàn thể, tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, làm công tác từ thiện với số tiền hàng trăm triệu đồng”.

Theo đánh giá của chủ DNNVV Hà Tĩnh thông qua phỏng vấn về tầm quan trọng của vốn LĐ và ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh, giám đốc doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cho biết: “Đối với chúng tôi, để xây dựng 1 doanh nghiệp thì cái quan trọng đầu tiên là vốn tài chính để đầu tư, thứ hai là công nghệ để sản xuất sản phẩm và thứ 3 là yếu tố con người. Khi đã vận hành nhà máy rồi, thì yếu tố con người lại quan trọng nhất, vì nó làm tăng hay giảm hiệu quả sản xuất là do ý thức lao động và tay nghề” (Nam 45 tuổi, 20 năm kinh nghiệm sản xuất Vật liệu xây dựng).

Quá trình công nghiệp hoá đã mọc lên nhiều khu công nghiệp khắp các tỉnh thành, trước đây khi nền công nghiệp phía Nam phát triển mạnh các khu công nghiệp nên thu hút được nhiều lao động các tỉnh phía Bắc đến làm việc. Với cơ chế hiện nay, tỉnh nào cũng có vài ba khu công nghiệp, các công ty phát triển mạnh về số lượng, vì vậy lực lượng lao động địa phương trước đây đi làm xa nay quay về quê hương để làm việc ngay tại các công ty của địa phương mình. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của Hà Tĩnh nhưng cũng gây nên khủng hoảng lao động cho các doanh nghiệp khác tại địa bàn phía Nam. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, năm 2009 riêng các tỉnh phía nam thiếu hụt lao động lên đến 30% (riêng ngành dệt may TP Hồ Chí Minh thiếu hụt 270.000 lao động). Nguồn lao động tương đối đầy đủ cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh với số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 645.555 người, chiếm 46,95% dân số.(theo nguồn www.hatinh.gov.vn).

Formatted: Font: Italic, Font color: Black

Formatted: Font: Not Italic, Font color: Black

Formatted: Font: Not Italic, Font color: Black

Formatted: Font color: Black

Formatted: Default Paragraph Font, Font color: Black, English (United States)

Formatted: pbody, Justified, Indent: First line: 1.27 cm, Line spacing: 1.5 lines

Formatted: Default Paragraph Font, Font color: Black, English (United States)

Formatted: Default Paragraph Font, Font color: Black, English (United States)

Formatted: Default Paragraph Font, Font color: Black, English (United States)

Formatted: Default Paragraph Font, Font color: Black, English (United States)

Formatted: Default Paragraph Font, Font color: Black, English (United States)

Formatted: Default Paragraph Font, Font color: Black, English (United States)

Formatted: Default Paragraph Font, Font color: Black, English (United States)

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt, Font color: Black

2.

2.3.2. Sự quan tâm của chủ DNNVV tại Hà Tĩnh đến vốn lao động.

(Xem lại và gút gọn lại đoạn nói về VN) Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, nhưng năm 2008 số DNNVV ở nước ta vẫn tiếp tục tăng. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của các DNNVV đối với sự phát triển của kinh tế nước nhà. Theo Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Việt Nam đã có trên 350.000 DNNVV với số vốn đăng ký hơn 1.415.000 tỷ đồng. DNNVV có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế và đang phát huy tác dụng tốt. Đã có hơn 260.000 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, trong đó gần 75% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ; số doanh nghiệp còn lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. DNNVV đã đóng góp đến hơn 40% GDP, giải quyết việc làm khoảng 50% lao động xã hội. Và điều dễ nhận thấy là các DNNVV đã có những đóng góp quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn.

Thực tiễn những năm vừa qua, DNNVV đã phát triển đúng hướng, phát huy tác dụng tốt, hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên khu vực DNNVV còn một số vấn đề đáng quan tâm: Vốn ít, qui mô sản xuất, kinh doanh còn nhỏ hẹp, chỉ tính 30 tỉnh, thành phố phía Bắc, trong 63.000 doanh nghiệp thì gần 50% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, 51% doanh nghiệp có dưới 10 lao động. Trình độ quản lý, kinh doanh còn hạn chế: trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình, có doanh nghiệp còn ở mức lạc hậu; thiếu kinh nghiệm tiếp cận và mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp có những sản phẩm hàng hoá thiếu sức cạnh tranh kể cả trong nước và quốc tế; một số DNNVV thiếu sự liên kết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho nhau…. Đó là những khó khăn, tồn tại có tính nội tại và lâu dài của các doanh nghiệip nhỏ và vừa, cần được từng bước tháo gỡ bằng cả chính sách, đầu tư, cơ chế.

Năm 2009, kinh tế thế giới và nước ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của tình trạng suy giảm kinh tế, tác động không nhỏ đến môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, trong đó có những DNNVV; khó khăn, thách thức đối với DNNVV hiện nay là vốn, tiêu thụ sản phẩm và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong bối cảnh kinh tế như vậy, theo dự báo của Hiệp hội DNNVV, năm 2009 sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ phá sản; 60% doanh nghiệp bị đình trệ hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Trước tình hình đó, các DNNVV khó có thể tránh khỏi xảy ra tình trạng tăng số lượng thất nghiệp đối với người lao động, nhất là lao động phổ thông làm tăng số người thất nghiệp trong toàn xã hội (theo dự báo năm 2009 cả nước sẽ có khoảng 50.000 lao động bị thất nghiệp). Những người lao động mất việc làm sẽ rất khó có cơ hội tìm được việc làm mới, vì ít được đào tạo nghề kỹ thuật cao. Nhiều người lao động mất việc làm phải quay về quê làm nông nghiệp, số còn lại do khó tìm được việc làm nên đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội.…

Riêng đối với Hà Tĩnh, trong những năm qua, ban lãnh đạo tỉĩnh cùng với các DNNVV cũng đã nỗ lực hết mình để tạo công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh để có thu nhập ổn định và đóng góp hàng tỷ đồng cho ngân sách của tỉnh. Đồng thời không ngừng cải tạo môi trường làm việc ngày càng tốt hơn để phù hợp với những quy định của nhà nước. Song sự nổ lực của các chủ doanh nghiệp và những đóng góp của họ cho tỉnh nhà là những điều đáng ghi nhận., Nnhưng bên cạnh đó, sự đầâu tư và quan tâm chưa đứng mức đến vốn lao động mức của các chủ doanh nghiệp cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như thu nhập và sức khỏe của người lao động.

Hà Tĩnh là một tỉnh mang đặc trưng là những người trọngthuần nông, đồng thời con người quan hệ với nhau theo cái tình nên tính cấu kết cộng đồng cao. Vì thế mà sản xuất kinh doanh cũng chủ yếu dựa vào tính cấu kết cộng đồng truyền thống còn tính cấu kết cơ giới là rất ít.,Vvì thế, người lao động ở đây cũng quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp cận vốn kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)