4. Tiếp cận vốn cơ sở hạ tầng.
1.2 Kết luận Vai trò vốn kinh tế đối với các DNNVV là một điều không ai có thể phủ nhận được, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng luôn ý thức được điều đó đối vớ
phủ nhận được, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng luôn ý thức được điều đó đối với doanh nghiệp của mình. Bởi nó là động lực thúc đẩy cũng như kìm hãm sự phát triển sản xuất của doanh nghiệp, khi có vốn thì doanh nghiệp dễ dàng trong khâu mở rộng và sản xuất kinh doanh còn khi thiếu vốn các doanh nghiệp có thể khốn đốn trong khó khăn và thách thức. Cũng chính từ những nhận định ban đầu này mà chúng tôi tiến hành cuộc nghiên cứu này và từ việc đi nghiên cứu thực tế, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp để hình thành nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một vài kết luận như sau:
Vốn kinh tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển DNNVV ở Hà Tĩnh, tuy thuộc vào những loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh thì từ loại yếu tố của vốn kinh tế đóng vai trò khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng yếu tố vốn tài chính đóng vai trò quan trọng nhất. Đối với doanh nghiệp dịch vụ khẳng định vốn lao động là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thì vốn cơ sở hạ tầng lại đóng vai trò quyết định. Mặc dù tùy từng thời điểm, tuỳ từng ngành nghề thì việc thể hiện vai trò của các loại vốn có khác nhau. Nhưng tựu trung lại, nếu không có vốn kinh tế, doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển.
Những tác động và hình thức tiếp cận vốn kinh tế của các DNNVV ở Hà Tĩnh biểu hiện đa dạng và linh hoạt. Doanh nghiệp sử dụng các hình thức chính quy và cả phi chính quy để có thể tiếp cận được nguồn vốn. Doanh nghiệp bị động khi tiếp cận vốn tài chính, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ, trong khi chủ động được nguồn vốn lao động. Việc tiếp cận được các nguồn vốn không những gặp nhiều khó khăn như vốn tài chính, cơ sở hạ tầng mà chất lượng của vốn cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua các phản ánh của doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận.
Trong quá trình nghiên cứu về vốn kinh tế, chúng tôi thấy rằng hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh tế của các DNNVV tại Hà Tĩnh thể hiện ở mức độ không cao. Tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi với doanh nghiệp thua lỗ là tương đương nhau, điều này được lý giải là việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thuận lợi do rơi vào thời điểm kinh tế khủng hoảng, vốn kỹ thuật công nghệ lạc hậu, vốn lao động chưa có kỹ thuật làm gia tăng chi phí sản xuất và cơ sở hạ tầng chưa ổn định và đồng bộ dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV chưa đạt hiệu quả.
Nhìn chung, đối với địa bàn mà chúng tôi nghiên cứu thì ban lãnh đạo của Tỉnh cũng có những chính sách hỗ trợ và ưu tiên các doanh nghiệp trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh làm giàu cho tỉnh nhà. Hà Tĩnh cũng là một trong những tỉnh đi đầu và thành công trong việc thực hịên gói kích cầu kinh tế của nhà nước. Vì thế mà không chỉ những DNNVV trong tỉnh được tạo điều kiện mà các doanh nghiệp ngoài tỉnh và ngoài nước cũng được khuyến khích và trao cơ hội để đầu tư vào địa phương.
Trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường thì việc chú trọng vào mở rộng đầu tư và nâng cao sản xuất của mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết để cạnh tranh được trên nhiều loại thị trường khó tính nhất. Bởi vậy bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải biết mình đang đứng ở vị trí nào để đầu tư cho hợp lý. Chúng ta cũng không thể phủ nhận được sự rủi ro trong việc đầu tư công nghệ vào kinh doanh, nhưng phải mạo hiểm thì lợi nhuận thu được cũng sẽ cao. Trong bài nghiên cứu này cũng cho ta thấy được sự thay đổi bộ mặt của địa phương với sự xây dựng đóng góp đáng kể của các DNNVV. Qua đó tạo công ăn việc làm cho lao động tỉnh nhà. Đồng thời ta cũng thấy được sự nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo tỉnh cũng như bản thân các doanh nghiệp để dần tiến tới hội nhập và ngày càng vươn xa hơn nữa, lớn mạnh hơn nữa.
Trong khuôn khổ là một luận văn thạc sỹ, với vốn kiến thức có giới hạn cũng như thời gian và kinh phí nên tôi chỉ dừng lại và đi sâu vào khía cạnh vai trò vốn kinh tế đối với DNNVV tại tỉnh Hà Tĩnh (ở những lĩnh vực là vốn tài chính, vốn công nghệ, con người lao động và cơ sở hạ tầng). Đề tài vừa lấy số liệu của cá
nhân tự nghiên cứu tìm tìm hiểu, đồng thời vừa lấy số liệu của trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Miền Bắc đã thực hiện dưới sự tại trợ của tổ chức JICA Nhật Bản. Bản thân người nghiên cứu đã cố gắng hết sức, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót hay hạn chế. Vì thế mong quý thầy cô góp ý để lần sau khi có điều kiện tôi sẽ hoàn thiện đề tài này ở cấp độ cao hơn và đi nghiên cứu sâu hơn.
2. Kiến nghị