Những đối tượng chủ động tham gia thực hiện hành động bạo lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 56 - 62)

CHƢƠNG 1 CĂN TÍNH TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM

1.1. Bạo lực trong truyện cổ Grimm

1.1.1. Những đối tượng chủ động tham gia thực hiện hành động bạo lực

1.1.1.1. Sự tham gia chủ động của con người

Vua và hoàng hậu

Một trong những ví dụ về hành vi bạo lực có sự tham gia tích cực của yếu tố con người là trong truyện Mười hai anh em. Nhà vua sử dụng địa vị xã hội của mình, ra lệnh 12 người con trai sẽ bị giết nếu đứa trẻ thứ mười ba sắp sửa được sinh ra là một nàng công chúa. Bởi vì Vua không muốn toàn bộ vương quốc của mình bị chia

thành mười ba phần. Cũng trong chính câu chuyện này, vị vua thứ hai đã bị hoàng thái hậu thuyết phục sử dụng quyền lực để kết án giết chết người vợ của mình.

Trong Ba chiếc lá rắn, nàng công chúa đã hạn chế sự lên ngôi phò mã của nhiều người bởi tư tưởng chồng phải được chôn sống cùng với mình ngay khi chết. Sau đó, khi được phò mã cứu để quay trở lại cuộc sống thì người phụ nữ ấy đã thay lòng đổi dạ, cố gắng giết chồng bằng cách ném anh ta xuống biển.

Trong một trường hợp khác, Chú thợ may nhỏ can đảm, sau khi phát hiện ra thân thế thật của chồng mình, công chúa không chấp nhận sự thật ấy. Nàng đã thỉnh cầu với vua cha về điều trăn trở của mình. Với quyền lực và thân phận của mình, nhà vua và công chúa quyết định khiêng chú thợ may xuống tàu và đẩy ra đảo xa. Hành động tuy không thành do có một nhân vật hầu cận tiết lộ kế hoạch nhưng cũng hé mở việc hành động dựa trên thân phận, địa vị xã hội cao hơn của những vị vua, hoàng hậu trong truyện cổ Grimm.

Cha mẹ, anh chị em ruột, mẹ kế và con riêng của mẹ kế

Bà mẹ kế và các con riêng của mẹ kế trong Cô bé Lọ Lem (Cinderella) đã tự gây nên những chấn thương ngoài sức tưởng tượng cho bản thân. Thêm vào đó, người mẹ chính là tác nhân ép con mình cắt chân cho phù hợp với chiếc giày của hoàng tử để có thể bước tới địa vị xã hội cao hơn trong hoàng cung. Sức mạnh của người mẹ có được trong trường hợp này là do xây dựng dựa trên một vị trí ưu thế hơn trong gia đình.

51

Cùng một lí do, bà mẹ trong Hansel và Grethel (Hansel and Grethel) ép người chồng đưa hai đứa con đẻ của mình vào rừng để thú dữ ăn thịt, từ bỏ trách nhiệm nuôi con.

Trong Ba sợi tóc vàng của quỷ, khi đứa trẻ sinh ra chưa có sự quyết định, cha và mẹ ruột của đứa trẻ lại trao đứa con của mình cho người lạ mặt để nhận lại rất nhiều vàng.

Những nhân vật sống lẩn trốn ngoài vòng pháp luật

Những nhân vật sống lẩn trốn ngoài vòng pháp luật đó là những tên cướp, những kẻ trộm. Đó là những tên trộm trong Những nhạc sĩ thành Bremen xuất hiện thoáng qua trong ngôi nhà đầy thức ăn nhưng chưa thực hiện hành vi tội ác nào khác. Những nhân vật này trong các câu chuyện chúng tôi khảo sát thường sử dụng sức mạnh của mình để thực hiện những hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ như những tên cướp trong Ba sợi tóc vàng của quỷ đã đánh tráo lá thư của vua gửi cho hoàng hậu, nhờ vậy mà chàng trai mới được sống.

Chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các hành vi bạo lực của con người trong truyện cổ Girmm đều được thực hiện dựa trên sức mạnh có được từ địa vị xã hội của họ (đó là các vị vua, hoàng hậu, mẹ hoặc anh em).

Sự tham gia chủ động của những sinh vật ma thuật

Hầu hết các phép thuật hoặc những sinh vật có phép mê hoặc đều dẫn tới hành động bạo lực trong truyện cổ Grimm. Quyền lực của những sinh vật này có được chủ yếu dựa vào sức mạnh kì diệu to lớn được cung cấp. Trong Anh trai và em gái, bà mẹ kế độc ác đi theo bước chân của hai đứa trẻ mỗi ngày và làm phép để chúng

không thể uống nước. Khi người em gái trở thành một nữ hoàng, bà mẹ kế độc ác cùng đứa con gái của mình đã thực hiện một việc làm tàn ác “đưa hoàng hậu trẻ đẹp vào bồn tắm để ngạt thở tới chết” rồi thay thế vị trí của nàng.

Trong Rapunzel, mụ phù thủy độc ác đã nhốt Rapunzel trong một ngôi tháp qua nhiều năm, rồi khiến hoàng tử bị gai đâm vào mắt, cắt mái tóc của Rapunzel và đẩy nàng đến một nơi xa xôi. Mụ phù thủy độc ác trong Hansel và Grethel chuyên đi ăn thịt trẻ con cố gắng tìm cách để ngược đãi sau đó giết chúng ăn thịt. Một mụ phù thủy khác như trong Jorinde và Joringel lại luôn tìm cách khiến tất cả các cô

gái hóa thành chim và nhốt lại trong lâu đài của mụ. Trong Bảy con quạ, chỉ một câu nói mà người cha đã khiến bảy người con trai trở thành quạ và chúng bị đi đến một nơi ở khác trong trạng thái đau đớn. Mười hai người anh trai ngay lập tức hóa thành mười hai con quạ sau khi cô em gái trong Mười hai hoàng tử hái mười hai bông hoa trước nhà. Bà mụ thứ mười ba trong Công chúa ngủ trong rừng cầu cho

công chúa sẽ chết năm mười lăm tuổi bởi mũi quay sợi đâm vào tay vì quá tức giận khi không được mời tới bữa tiệc. Vì lời nguyền mà hoàng tử trong Vua Ếch bị biến thành ếch, hay thành cáo như trong Con chim vàng.

1.1.1.2. Động vật

Trong số các câu chuyện thuộc phạm vi chúng tôi khảo sát, có những câu chuyện có sự tham gia tích cực của các loài động vật như: bốn con vật trong Những nhạc sĩ

thành Bremen tấn công bọn cướp hay đôi chim bồ câu chọc mù cả hai mắt của hai

chị em con mẹ kế trong Cô bé Lọ Lem. Hầu hết các loài động vật này đều biết nói – và đặc biệt bạo lực. Quyền lực của chúng được xây dựng dựa trên sức mạnh ma thuật được cung cấp và trở thành khả năng tự vệ của chúng.

53

1.1.2. Những đối tượng bị động tham gia thực hiện hành vi bạo lực

Nhân vật người vợ hoặc người chồng trong bộ truyện cổ Grimm có thể được coi là nhân vật có sức chống cự yếu và thụ động trong các hành vi bạo lực. Đó là những nhân vật không thực hiện hành vi bạo lực nhưng cư xử như một kẻ đồng lõa của những hành vi ấy thông qua việc cho phép người thân thực hiện hành vi. Một ví dụ là nhân vật nữ hoàng trong Mười hai anh em, bà ngồi than thở cả ngày trong khi

người chồng – đức vua tìm đủ cách để giết những chàng hoàng tử mà không làm bất cứ điều gì để ngăn cản hành động. Trong Hansel và Grethel, nhân vật người

cha chấp nhận việc bỏ rơi hai đứa con đẻ của mình khi người vợ thuyết phục. Hay trong Cô bé Lọ Lem, người cha cũng để mẹ kế và hai người con riêng ra lệnh cho con gái ruột của mình mà không có sự phản đối. Đối với các trường hợp này, quyền lực của nhân vật trong truyện cổ Grimm có thể coi được xây dựng dựa trên cơ sở thế mạnh và điểm yếu. Đây là những người thực hiện hành vi một cách thụ động thông qua việc chấp nhận các hành vi bạo lực với người thân của mình, tức là đồng lõa với hành vi bạo lực.

Xem xét các câu chuyện trong đối tượng khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng các câu chuyện thể hiện một mối quan hệ rõ ràng giữa quyền lực và địa vị xã hội. Các trường hợp thường là hành vi bạo lực được thực hiện bởi những người từng là nạn nhân và được đưa lên vị trí cao hơn. Việc phân tích các câu chuyện đã minh chứng cụ thể về mối quan hệ rõ ràng giữa quyền lực và địa vị xã hội. Như thường thấy, các hành vi bạo lực thường được thể hiện bởi những người đã từng là nạn nhân của sự bạo hành, nhưng sau đó có được một địa vị xã hội cao hơn. Sự liên hệ đó, chính là sức mạnh mà kẻ tàn ác sử dụng để giáng hành vi bạo lực nên nạn nhân của họ; những hành vi bạo lực có cùng cơ chế, tương tự như các hành vi có chủ đích đã làm hại đến họ khi còn là nạn nhân, hoặc bị lạm dụng bởi một kẻ bạo tàn khác.

Trong địa vị xã hội mới, chính những nạn nhân lại trở thành kẻ tàn độc, hoặc đồng thuận cho người vợ hoặc chồng hoặc người thân thiết của mình có những hành vi tàn độc. Đối với những tình huống như vậy, cơ chế báo thù thậm chí còn tàn ác hơn so với những đau thương đã xảy ra trong quá khứ. Ví như trong Mười hai hoàng tử, hoàng thái hậu trước đó đã thêm thắt những câu chuyện tội lỗi khiến vua

nản lòng, chiều theo ý mẹ để hành hình hoàng hậu-vợ mình sau cùng bị đưa ra xét xử một cách bạo tàn: ném vào vạc dầu sôi bơi cùng lũ rắn độc và chết. Hay trong

Anh trai và Em gái, người con gái của mẹ kế được thay thế nữ hoàng bằng một sức

mạnh siêu nhiên của mình, sau cùng bị đưa vào rừng bị thú hoang xé xác thành từng mảnh. Mẹ của cô, mụ phù thủy bị đem thiêu cháy. Mụ phù thủy độc ác trong

Hansel và Grethel, một kẻ ăn thịt người sau cùng bị Grethel đẩy vào lò nướng, hú

lên một tiếng khủng khiếp và chết. Cô công chúa trong Ba chiếc lá rắn bị chính cha ruột của mình trừng phạt bằng cách ném xuống một con tàu đục nhiều lỗ và đẩy ra biển cho chết chìm cùng kẻ đồng lõa bởi đã cố gắng tìm cách giết chồng. Mẹ kế trong Nàng Bạch Tuyết cố gắng ba lần giết cô nhưng không thành, sau cùng phải đi đôi giày nung đỏ và nhảy múa cho tới chết.

Quyền lực có thể đo được bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy thuộc vào uy tín xã hội, danh tiếng để kiểm soát các vấn đề liên quan đến tâm lí. Trong bộ truyện cổ Grimm, chúng tôi nhận thấy quyền lực được đo trong điều kiện địa vị xã hội, hoặc trong sự quen thuộc, sức mạnh có được nhờ vào ma thuật hoặc quyền lực tự nhiên. Hầu hết, nạn nhân là phụ nữ hoặc trẻ em, và những người thực hiện hành vi bạo lực, thường là một người đàn ông có địa vị xã hội cao, nếu là một phụ nữ thường xuất phát từ lòng tham lam, ghen tị hoặc từ vai trò là một bà mẹ kế.

55

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)