Các vỉa tầng tâm thức trong các lớp truyện kể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 89 - 95)

CHƢƠNG 1 CĂN TÍNH TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM

2.3. Các vỉa tầng tâm thức trong các lớp truyện kể

Truyện cổ tích có những ảnh hưởng rất đáng kể lên tâm lí của trẻ nhỏ. Đã có một nghiên cứu được thực hiện với gần hai trăm trẻ em trong độ tuổi từ tám đến mười học tại xã hội Đức cũ, cho thấy một xu hướng đáng ngạc nhiên về ảnh hưởng về hành vi của các câu chuyện cổ tích với một giới nhất định [34]. Các cậu bé và cô bé đã được giới thiệu một loạt các câu chuyện và sau đó được hướng dẫn để viết lại các câu chuyện cổ tích theo cách của riêng họ thông qua bản tóm tắt mở đó. Những gì các nhà nghiên cứu phát hiện ra chính là nếu câu giới thiệu câu chuyện đề nghị đàn áp các nhân vật chính hoặc chọn một nạn nhân, thì cả các cậu bé lẫn cô bé sẽ viết về một cô gái. Tương tự như vậy, nếu câu mở đầu của các câu chuyện đã giới thiệu về nhân vật có nét tính cách độc lập nổi bật, hoặc rời khỏi nhà từ đầu thì các cậu bé, cô bé sẽ chọn nhân vật chính là nam. Điều này cho thấy rằng các câu chuyện cổ tích mà các em được nhận để đọc có những ảnh hưởng lên quan điểm của các em về những hành vi được mong đợi dựa tên giới tính. Vai trò của nam và nữ trong các câu chuyện cổ tích được định hình trong cảm giác của những đứa trẻ về sự sống. Các nhóm căn tính được xây dựng bởi các tương tác với tư tưởng, văn hóa, hiện vật và các hoạt động của xã hội. Điều này khác hoàn toàn với

83

phim ảnh, truyền hình, thay vì phản ánh xã hội chúng ta, lại phản ánh một cái nhìn méo mó về sự nổi bật tương động tìm thấy trong các câu chuyện cổ tích. Niềm tin được xây dựng trong các câu chuyện cổ tích về việc các phụ nữ không thể tin tưởng lẫn nhau, và rằng vai trò của một người phụ nữ là gắn bó với một nam giới được đưa ra rõ ràng. Trên truyền hình, hình ảnh nam giới thường xuất hiện với vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, hình ảnh các nữ diễn viên gắn bó cùng đối tác nam giới thường chủ yếu trẻ hơn, một lần nữa củng cố các lí tưởng về vẻ đẹp trẻ trung của nữ giới và ngụ ý về một mức độ thành công của người phụ nữ thông qua diện mạo mà cô ấy xuất hiện. Những ý tưởng này cũng phản ánh mạnh mẽ giá trị của vẻ đẹp mà các câu chuyện của anh em nhà Grimm nhấn mạnh.

Một sự khác biệt quan trọng là những người đàn ông thường được mô tả như những người thực hiện điều bạo lực gì đó thay vì chấp nhận các hành động. Người đàn ông được miêu tả với nhiều khả năng quay lại và thực hiện bạo lực, tiêu diệt tận gốc thủ phạm để cứu các nạn nhân. Xu hướng này cho thấy quan niệm rằng nam giới kiểm soát số phận của nạn nhân trong khi đó, hình ảnh về người phụ nữ chờ đợi một nhân vật nam đến kiểm soát cô vẫn đang tiếp tục tồn tại.

Điều quan trọng là chính chúng ta phải nhận thức được sự sợ hãi, bạo lực và những quy tắc luân lí thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Marina Warner cho rằng để hiểu đầy đủ một câu chuyện dân gian, chúng ta phải hiểu được môi trường mà câu chuyện đó đã được kể và viết. “Tôi bắt đầu điều tra về ý nghĩa của những câu chuyện, nhưng tôi đã sớm phát hiện ra rằng cần phải nhìn vào bối cảnh mà các câu chuyện được viết, ở đó những người nào đã nói với họ, nói điều gì và tại sao”. Khi thời gian thay đổi, ý nghĩa của các câu

chuyện dân gian, cổ tích, những gì là đáng sợ về sự trừng phạt của những người phụ nữ bây giờ là những chuyện buồn cười hoặc ngược lại.

Cả văn học truyền miệng và văn học truyền thống tiếp tục tồn tại cạnh nhau ngày hôm nay, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng có một sự khác biệt trong vai trò so với chức năng của các nhóm này so với quá khứ. Sự khác biệt này có thể được nhìn thấy trong cách thức xây dựng. Kiểm tra tất cả các câu chuyện dân gian, Bruno Bettelheim [27] đi đến kết luận rằng bất kì yếu tố bạo lực hay sự sợ hãi nào tìm thấy trong đa số các câu chuyện cổ tích đều nhanh chóng được đáp trả lại bằng một thế lực tốt. Câu chuyện cổ tích có yếu tố ác có mặt ở khắp mọi nơi. Trong thực tế, mỗi câu chuyện, cái tốt và cái xấu được xây dựng dưới hình thức của nhân vật, thông qua những hành động của họ. Điều ấy thể hiện một khuynh hướng rằng những điều tốt và điều xấu có mặt ở khắp mọi nơi, trong cuộc sống và đó là khuynh hướng cho cả hai mặt tồn tại của mỗi con người. Tính hai mặt này đặt ra các vấn đề liên quan đến đạo đức, và đòi hỏi phải có sự đấu tranh để giải quyết. Bằng cách trình bày những yếu tố tốt và xấu một cách cân bằng, những đứa trẻ khi tiếp nhận các câu chuyện cổ tích sẽ có nhiều khả năng phán đoán độc lập. Đối với những người trẻ tuổi ngày nay, sống trong một thế giới đa nguyên, và phải thích ứng với nhiều bộ giá trị khác nhau, xây dựng khả năng phán đoán riêng và đánh giá tính nghiêm trọng trong môi trường của một người là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Điều thú vị là tâm lí học và thần kinh học đã dành một thời lượng đáng kể để kiểm tra các câu chuyện cổ tích để tìm ra liệu rằng trẻ em có bị ảnh hưởng (và sau đó thực hiện hành động) bởi sự tàn ác, sợ hãi và bạo lực được tìm thấy trong các câu chuyện dân gian không? Nghiên cứu của họ cho thấy không

85

nhất thiết phải là các câu chuyện dân gian ảnh hưởng đến trẻ em, mà đúng hơn là cách các câu chuyện được đọc và trình bày với trẻ mới là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất.

Có thể có chút nghi ngờ về việc kể một câu chuyện cổ tích với một đứa trẻ mười lăm tháng tuổi có thể gây ra mối đe dọa, như chúng khó có thể tách các nội dung từ các sự kiện trong thế giới hàng ngày, là không khôn ngoan nếu tường thuật truyện cổ tích cho trẻ dưới bốn hoặc năm tuổi. Nhưng một phụ huynh có thể từ chối hoặc không sử dụng những đặc điểm bạo tàn trong văn hóa dân gian hoặc kiểm soát theo cách của riêng mình các yếu tố đó chắc chắn cũng sẽ tìm thấy cách thức có hiệu quả nhưng cũng có hại khác.

Hơn nữa, sẽ là không công bằng nếu đổ lỗi hoàn toàn lên những câu chuyện dân gian là nguyên nhân gốc rễ của xu hướng bạo lực trong hành vi của trẻ. Chắc chắn trẻ sẽ có ảnh hưởng khi tiếp xúc với nỗi sợ hại và bạo lực thông qua bạn bè, hoàn cảnh gia đình, những ảnh hưởng xã hội. Câu hỏi thực sự từ những câu chuyện dân gian với những hình ảnh, biểu tượng, chi tiết đáng sợ là có lí do cho việc trẻ muốn tìm hiểu các hành vi bạo lực hay không?

Allan Guggenbühl [28] lập luận trong cuốn sách The Incredible Fascination of Violence rằng những người chủ động tìm ra các hình ảnh bạo lực trong

cuốn sách, trò chơi video, và bộ phim là những người có nhiều khả năng thực hiện các hành vi bạo lực. Đổ lỗi cho một câu chuyện dân gian khủng khiếp không phải là giải pháp cho các câu đố về hành vi của trẻ. “Bạo lực trong phương tiện truyền thông không phải là nguyên nhân của các hành vi của trẻ nhưng lại mang đến sự hợp thức hóa nhất định cho chúng” Guggenbühl nhấn mạnh, và hơn nữa, "Cấu trúc thượng tầng về đạo đức của trẻ em khỏe mạnh

không bị phá vỡ khi họ đang phải đối mặt với bạo lực trong các phương tiện truyền thông."

Sợ hãi và bạo lực trong dân gian và câu chuyện cổ tích có một lý do chính đáng để được phổ biến trong văn hóa ngày càng bạo lực và sợ hãi của chúng ta. Vạch trần cho trẻ em sự bạo lực trong cuốn sách cho phép cung cấp một phương tiện thảo luận về những nỗi sợ và bất an trong thế giới thực. Tạo niềm tin vào nhân vật, xây dựng những tưởng tượng để tạo ra những đóng góp tích cực trong các cuộc đối thoại theo nhiều cách là điều mà các bộ phim hay chương trình truyền hình không thể có. Gillian Cross đã viết trong Library Journal School, "Tôi nghĩ rằng [bạo lực là] rất quan trọng trong sự tưởng

tượng về cái chết. Có hoặc không những nguy hiểm và tổn thương sẽ gây ra ấn tượng nhất định cho trẻ. Nhưng những yếu tố ấy thay đổi chúng ta. Cuộc sống thực là như vậy”.

Tiểu kết

Điều định nghĩa thực sự trong các câu chuyện của anh em nhà Grimm là cách thức trong đó có một sự phổ biến xảy ra trong thế giới tưởng tượng. Marina Warner mô tả điều này như là "tạo ra một nhà hát với tất cả khả năng, điều gì cũng có thể xảy ra." Các yếu tố ma thuật cùng các hình ảnh biểu tượng mà không pha chút bạo lực và sợ hãi trong cốt truyện sẽ không thể thu hút những đứa trẻ.

Kí ức tuổi thơ được xây dựng theo cách đáng sợ bởi vô số lí do nhưng cố gắng để gắn các thuộc tính của sự sợ hãi đến các câu chuyện dân gian là điều không công bằng. Chúng ta lùi lại và nhìn vào bối cảnh xã hội của những câu

87

chuyện dân gian khi chúng được tạo ra và trở thành mối quan tâm lớn của những đứa trẻ.

Từ những kinh nghiệm thơ ấu của chính chúng ta có thể thấy rằng nhưng câu chuyện về bạo lực thực sự tạo nên cảm giác lo sợ cho chúng ta, mặc dù chúng ta có thể không hiểu lí do tại sao chúng ta lại được nghe những câu chuyện như vậy và bằng cách thức nào chúng ta có thể vượt qua được. Thực chất, có thể những câu chuyện dân gian không đáng sợ mà bởi những kì thị, những quan điểm xung quanh nó. Chúng ta vốn dĩ được sinh ra trong sự sợ hãi. Chúng ta được dạy về sự sợ hãi trước tiên bởi chính mẹ chúng ta khi họ đối diện với những nỗi sợ, lo lắng liên tục trong tâm trí từ khi chúng ta còn trong bụng. Do đó, người ta có thể thừa nhận những câu chuyện cổ tích tồn tại những nỗi sợ hãi và bạo lực nhưng không nên sợ việc trẻ lớn lên và chia sẻ sự hồi hộp, sợ hãi với người lớn, bởi đó là một phần của hoạt động học.

Hầu hết các câu chuyện của anh em nhà Grimm đều được xây dựng với một phần ban đầu, sau đó di chuyển, thay đổi các thông tin và kết thúc bằng “họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau”. Điều này chứng tỏ rằng bộ truyện cổ Grimm bất chấp những lời chỉ trích từ mọi góc độ vẫn luôn cân bằng và lành mạnh. Nếu chúng ta có thể dạy cho con cái chúng ta làm thế nào để đối diện với nỗi sợ hãi và bạo lực một cách lành mạnh bằng cách sử dụng các ví dụ tốt trong truyện cổ, thế giới của chúng ta (hi vọng) sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)