Dòng chảy văn hóa trong các câu chuyện của Grimm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 101 - 114)

CHƢƠNG 3 : ẨN ỨC TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM

3.2. Dòng chảy văn hóa trong các câu chuyện của Grimm

Mặc dù các câu chuyện cổ tích được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa thế giới thực và thế giới tưởng tượng nhưng các giấc mơ có sự liên quan rất phức tạp đến cuộc sống của chúng ta. Xã hội con người luôn ở trong dòng chảy liên

95

tục của lịch sử, văn hoá, và chúng ta ý thức được rằng chính mình là sự phản chiếu của những dòng văn hoá, lịch sử ấy. Những câu chuyện cổ tích là những biểu hiện cho sự phản chiếu vô thức thông qua hệ thống các hình ảnh mang tính biểu tượng. Công việc của anh em nhà Grimm chính là xác định lại quá trình phản ánh đó, tuyển chọn và hệ thống lại chúng thành các tác phẩm văn học.

Thông qua sự chấp nhận rằng trong vòng tròn khả năng bị mẹ kế trả thù, những tên lùn đồng lõa, mẹ đỡ đầu yêu thương, với những hạn chế bẩm sinh của con người, đôi khi những đứa trẻ sẽ cảm thấy bị lo lắng trước những kì vọng không thực tế của bản thân. Với bối cảnh của truyện cổ Grimm, chúng ta có thể định hướng những đứa trẻ chấp nhận hai mặt của cuộc sống, rằng có nhiều yếu tố, khả năng tích cực và tiêu cực trong mỗi cá nhân, tất cả những điều ấy đều được tích hợp làm nên chính chúng ta. Một yếu tố đặc trưng trong các câu chuyện cho thấy các nhân vật chính đa phần đều được hạnh phúc cho đến tận cuối cùng. Cô bé Lọ Lem gặp được giúp đỡ bởi cây thần, chim chóc; và Bạch Tuyết được gặp những người lùn. Từ góc độ tâm lí, khi một người được nhận những sự đối xử không tốt từ trong gia đình, đó là cơ hội để chuyển sang quá trình đón nhận và nuôi dưỡng sự nhân hậu từ nhiều con người khác, như Joseph Campbell nói, "Các câu chuyện chỉ đơn giản như là một minh chứng xây dựng niềm tin cho những đứa trẻ. Thế giới của ma thuật là đặc điểm hiện diện của ham muốn, sợ hãi, những lý tưởng, tiềm năng, mà đã phát triển trong các dây thần kinh, ngân nga trong máu, và vách ngăn các giác quan, kể từ lúc bắt đầu. Nguyên mẫu về sự vui tươi và khiêm tốn trong các câu chuyện cổ khiến chúng ta tự hỏi đâu là những điều đích thực của cuộc sống”. Khi kể những câu chuyện về tiêu diệt các mụ phù thủy hoặc mẹ kế độc ác như Mười hai hoàng tử, Anh trai và em gái, Hansel và Grethel, người lớn

kích thích sự kiên trì, bền bỉ của những đứa trẻ rất nhiều. Khi các nhân vật chính rời khỏi ngôi nhà của mình, thực hiện một nhiệm vụ, nhân vật ấy phải làm chủ nỗi sợ vượt qua các khu rừng tối tăm, đối mặt với các thử thách, hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, vượt qua được các nhân vật khác có thể là người khổng lồ, thỏ, chim, cá, vua, hoàng hậu, phù thủy. Cuộc đấu tranh dữ dội diễn ra ngay sau đó. Sức mạnh ma thuật của bà tiên đỡ đầu, cây đũa phép hoặc chữa bệnh có thể giải cứu nhân vật chính và cuối cùng giúp họ chiến thắng, hoặc có một chuyến đi đến một đất nước mới. Đôi khi, chính nhân vật ấy có thể quay lại giết hại hoặc chống đối với chính gia đình mình hoặc xây dựng những mối quan hệ nhân ái hơn. Như vậy có thể kết luận rằng nhân vật chính câu chuyện cổ tích thường biến các sự kiện, các hành trình, các mốc vượt qua của mình trở thành một cơ hội để phát triển năng lực cá nhân.

Trong quá trình trị liệu của Freud, cùng với sự dẫn dắt của quá trình trị liệu, những bệnh nhân của Freud đã dẫn ông quay về với các sự kiện trong quá khứ, những thứ bị chôn vùi trong ký ức lúc có ý thức. Freud cứ lần ngược lại quá trình phát triển của con người từ thời thơ ấu của mỗi cá nhân, và thời sơ khai của cả loài người. Tiến trình nghiên cứu đó của Freud có vẻ rất cao siêu và xa vời, nhưng đều có thể được diễn ra bởi bất kì cá nhân nào, khi họ đọc bất kể câu chuyện cổ nào. Sau này, Lacan đã tiếp nối và phát triển thêm việc lần ngược lại quá trình của Freud, ông triển khai hệ thống những quan điểm xoay quanh “Giai đoạn gương” (Mirror stage) để tìm cách diễn giải về khoảnh khắc đầu tiên một con người bắt đầu xây dựng khả năng tự ý thức về mình, và bắt đầu tạo nên những đặc tính, xu hướng nhân cách, xu hướng hành động. Đó cũng là một quá trình kiến tạo chủ động của một cá thể, và đồng thời là quá trình thụ động chịu sự chi phối rất mạnh của mạng lưới những mối quan hệ với các cá nhân khác, và hơn hết là chịu ảnh hưởng từ mạng lưới quan hệ

97

và giá trị mang tính biểu trưng trong xã hội. Mượn cách tiếp cận của Lacan, chúng ta có thể hiểu được vì sao mười hai chàng hoàng tử trong truyện “Mười hai anh em” lại phải lẩn khuất chốn rừng sâu và đưa ra lời thề độc địa đến thế. “Bảy con quạ” cũng là một ví dụ điển hình cho việc hình thành nhân cách con người trong “Giai đoạn gương”. Trong cả hai câu chuyện, những người anh đều phải lâm vào tình cảnh éo le, phải trốn vào rừng sâu hoặc phải biến thành quạ bởi ý niệm của người cha. Nguồn gốc của tình cảnh có khác nhau, một bên là do sự chểnh mảng của bảy người anh, một bên là do sự thèm khát có con gái của đức vua, nhưng kết cục là những người anh trong cả hai câu chuyện đều phải chịu đắng cay từ một thời khắc không bình thường của những người cha.

Trong khuôn khổ lí thuyết của Carl Jung, có một khoảng thời gian gián đoạn trong cuộc sống của mỗi con người, đó chính là chìa khóa cho sự phát triển tiềm năng, sức mạnh của mỗi cá nhân trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Mô típ điển hình trong các câu chuyện của anh em nhà Grimm xoay quanh cuộc sống gia đình, các mối quan hệ liên quan đến người mẹ, người cha, sinh con, người mẹ kế, hôn nhân,... Sự rời bỏ quê hương thường là cốt lõi của hành động. Các nhân vật chính (anh hùng, các nàng công chúa) thường được hưởng một sự nuôi dưỡng khác, từ một người cha, mẹ đỡ đầu hay từ một bà tiên. Chính sự nuôi dưỡng đó là một gián đoạn với quá trình sinh dưỡng căn bản trong xã hội. Kế đến, họ trải qua giai đoạn đau khổ, tăm tối trong những khu rừng, nơi có nhiều quái vật ẩn náu, đó là một gián đoạn với những cảm xúc tích cực và giao tiếp xã hội; để rồi họ đạt đến hào hoa, chạm đến hôn nhân, tượng trưng cho phần thưởng của sự thành công và hoàn thành các nhiệm vụ ở tuổi trưởng thành khi đã trải qua những tuyệt vọng, trầm cảm, giận dữ và lo âu.

Ẩn trong các mô hình lặp đi lặp lại trong gia đình thường được sử dụng trong các câu chuyện của anh em Grimm, thường thấy những nhóm hành động xuất hiện. Nếu chúng ta nhìn vào những câu chuyện cổ tích và coi chúng là những ẩn dụ của các gia đình thì chúng ta có thể giúp chính chúng ta tìm được cách thức để đối diện với các vấn đề đáng lo ngại từ gia đình.

Các gia đình trong truyện cổ tích giống như các gia đình thường tìm kiếm liệu pháp tâm lý: Thường thì những người cha vắng mặt hoặc không giải quyết hiệu quả, triệt để các khúc mắc; những người mẹ kế người độc ác, hoành hành, thiếu sự đồng cảm, và thậm chí giết người; và những anh chị em đang ghen tị, hạ thấp phẩm giá và tạo cho nhau những trạng thái tình cảm tiêu cực. Trong cuộc sống thực, nếu trong một gia đình bị khiếm khuyết một yếu tố nào đó, gia đình đó sẽ xuất hiện những khoảng trống, là cơ hội cho các mối lo ngại tấn công từng cá thể. Trong một gia đình, hệ thống các biểu hiện có thể phát triển như sau: Nếu mối quan hệ của cha mẹ trở nên xáo trộn, và do đó đe dọa sự an toàn của các nhóm gia đình, một đứa trẻ có thể phát triển trở thành tâm điểm của sự chú ý của gia đình. Ví dụ, khi lập luận của cha mẹ leo thang, một đứa trẻ có thể có hành vi không thích, như vậy là để chuyển hướng các bậc cha mẹ khỏi cãi nhau. Khi cha mẹ chuyển sự chú ý của họ đối với những đứa trẻ có vấn đề, lập luận lắng xuống và các mối đe dọa leo thang đối lập giảm dần.

Trong cuộc sống gia đình đời thường, giữa Cái ấy và Cái tôi có sự va chạm, quan hệ và đấu tranh với nhau thường xuyên. Quá trình va chạm, tranh đấu và đổi mới đó tạo ra nhiều hệ quả đáng chú ý trong hoạt động tình cảm và sinh lý của con người. Chúng ta sẽ có các kết quả khác nhau, nếu như trận chiến giữa

99

Nếu Ý thức thắng Vô thức, con người sẽ bình thường, làm chủ và điều tiết được các hoạt động của mình.

Nếu Vô thức thắng Ý thức, thì khả năng tính dục sẽ trỗi dậy, chi phối các hoạt động của chủ thể. Chủ thể bị rơi vào một phức cảm quan trọng trong Vô thức: tam giác Cha - Mẹ - Con của Oedipe và trở nên khó kiểm soát hành động của mình. Phức cảm này cũng tương tự như lòng ghen tị của mẹ chồng đối với con dâu, vì quá yêu thương con trai của mình đến nỗi phải ghen tuông với cô dâu xinh đẹp.

Nếu cuộc chiến giữa Ý thức và Vô thức không sớm có kết quả, mà tạm thời cọ xát, hoà hoãn, giằng co lẫn nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn, bất thường trong cả tâm và sinh lý.

Các câu chuyện Grimm đều cung cấp một cái nhìn để giúp chúng ta xem xét lại các nhóm tính cách, nhóm chức năng hành động trong mỗi gia đình. Các câu chuyện đều nhấn mạnh tính hệ thống của các nhóm chức năng như việc tập trung mô tả một khía cạnh tích cực hoặc tiêu cực. Cho dù các anh hùng có thể có xuất thân khác biệt, từ những người giàu nhất, quyền lực nhất hay nghèo khó nhất; ngu ngốc nhất hay khôn ngoan nhất thì họ cũng không bao giờ trở thành thành viên của những nhóm xã hội thông thường. Trong một cách so sánh khác, chúng ta có thể thấy, hành động trong câu chuyện cổ tích xoay quanh những nhân vật nguyên mẫu như kẻ ngu, anh hùng. Trong các gia đình bị xáo trộn, nếu một thành viên được đối xử tốt hơn, một thành viên khác trong gia đình thường bị chịu nhiều áp lực hơn hơn. Tương tự như trong truyện cổ tích, những người bị bỏ rơi ở đầu của câu chuyện, cuối cùng thường thay đổi vị trí với chính những kẻ áp bức ban đầu để có được sự khen thưởng ở cuối câu chuyện. Cũng giống như lời hứa mà nhiều tôn giáo thường đưa ra,

sự sống an nhàn và hạnh phúc mãi mãi sẽ đến với những ai biết tôn thờ vào lẽ phải, và trung kiên đương đầu với mọi khó khăn.

Khi chúng ta xem xét các mô hình tái diễn trong các câu chuyện cổ tích từ một hệ thống quan điểm gia đình, ví dụ, các nhóm tính cách xấu tập trung về phía những đứa con riêng, là đại diện cho hệ thống cơ bản có liên quan đến gia đình bị xáo trộn. Sự xáo trộn này có thể làm giảm bớt những phát triển quan trọng vốn có của những đứa trẻ, so với những đứa trẻ trong các gia đình bình thường. Trong quá trình những đứa trẻ đó tự thân phản kháng bởi nhận ra những thiếu sót của cha mẹ, chúng có thể có những hành động chống đối với cha mẹ như Hansel, và do đó nhận thấy chính mình chứ không phải cha mẹ xấu. Điều đó có thể dẫn đến nhận thức rằng khi không có người lớn đáp ứng nhu cầu của mỗi đứa trẻ thì chức năng sống còn của chúng có thể sẽ bị đe dọa. Khi đó, chúng sẽ không thể vượt lên trên những cảm xúc đớn đau của bản thân, mà phải tự tìm kiếm những điều tích cực bên ngoài để phân biệt tốt xấu, do vậy, khó có thể phán đoán được dựa trên những kinh nghiệm mơ hồ của con người.

Những kinh nghiệm nhận thức tốt xấu về những người khác trong tâm lí được phản ánh trong những hình ảnh về cái tốt và cái xấu của các câu chuyện cổ tích. Các nhà trị liệu cũng thường dẫn dắt bệnh nhân tới sự liên tưởng về nhân vật chính trong các truyện cổ tích để giúp họ tạo ra sự đồng cảm và tự chấp nhận, tự tha thứ cho chính mình. Trong các câu chuyện cổ tích của Grimm, đầy rẫy những hình ảnh bạo lực nhưng không có điều gì là vô cùng tốt hay hoàn toàn xấu. Có phù thủy và bà mẹ đỡ đầu, động vật hữu ích, quái vật và loài rồng, nhưng không có những câu chuyện bình thường mà tất cả họ đều tham gia, xuất hiện trong các câu chuyện để từ đó chúng ta thấy rõ một vùng

101

trời tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, có cả khuôn mặt rạng rỡ và vinh quang của các thiên thần. Như trong Cô bé Lọ Lem, gia đình ban đầu đã được xem như là tập trung “tất cả các xấu", nhưng cô gặp một hoàng tử "hoàn hảo"; trong Hansel và Grethel, chia tách là giữa những hình ảnh ban đầu của mụ

phù thủy tốt cho đứa trẻ ăn bánh kẹo, sau đó sẽ chuyển mình thành phù thủy độc ác tàn hại người để ăn thịt. Các nhân vật anh hùng và nhân vật nữ gặp phải những trải nghiệm rừng, hoặc bị cha mẹ bỏ bê đó có thể coi là hình ảnh nổi bật cho cuộc chia li.

Sigmund Freud chia bản năng của con người ra làm ba phần: Tự ngã (cái ấy), với trung tâm của nó là vô thức (inconscience); Bản ngã (cái tôi), với trung

tâm của nó là ý thức (conscience); và Siêu ngã (cái siêu tôi), với trung tâm của nó là tiềm thức (subconscience). Với các nhà phân tâm học, vô thức là một cõi riêng, một phần riêng trong cấu trúc tâm thức của con người, nơi chứa đựng những xung lực có tính bản năng và những ước mơ không thể thực hiện được, thậm chí, nhiều khi là không thể chấp nhận được trong xã hội. Các nhà phân tâm học xem các giấc mơ như những cửa ngõ chính để dẫn vào thế giới vô thức. Trong lĩnh vực văn học, nhiều nhà phê bình theo khuynh hướng phân tâm học cũng thường xem các tác phẩm văn học y như một giấc mơ. Vậy nếu giấc mơ là một sự hoàn thiện trá hình những ước muốn bị dồn nén của con người, tác phẩm văn học cũng chính là hình thức thăng hoa, hoặc kết tinh của các ẩn ức bị dồn nén trong vô thức, từ thời thơ ấu.

Trong mô hình về nhân cách của Sigmund Freud, ban đầu ông chỉ ra hai hệ thống: cái ấy và cái tôi, và sau này, ông bổ sung thêm cái siêu tôi.

Cái ấy là hàm chứa những ham muốn vô thức, hay những đam mê đã bị chèn

rừng; là sự cầu nguyện của mười hai bà mụ hòng cứu vớt công chúa bé nhỏ

khỏi lời nguyền độc địa của bà mụ thứ mười ba; là lời đay nghiến của người cha trong Bảy con quạ đã vô tình biến những đứa con mình thành quạ, và

cũng chính là sự cặm cụi, lầm lũi chăm chỉ của Lọ Lem khi bị mẹ kế và hai bà chị chèn ép ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

Cái tôi là tiêu chuẩn chẩn hóa chính xác cho các rối loạn của các nhân vật. Cái tôi được ý thức đó, chính là sự trung gian giữa Cái ấy và thế giới bên

ngoài, được hình thành trong quá trình xã hội hoá cá thể. Cái tôi phục vụ những ham muốn của Cái ấy, mưu toan dẫn dắt những kích thích hành động phi lý của Cái ấy để tương hợp với những đòi hỏi của hiện thực, với những luận cứ của lý tính, nhằm hạn chế chúng với sự trợ giúp của hàng loạt những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 101 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)