Trí tưởng tượng và thế giới cổ tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 96 - 101)

CHƢƠNG 3 : ẨN ỨC TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM

3.1. Trí tưởng tượng và thế giới cổ tích

Các câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm không đặt mốc thời gian trong thế giới của chúng ta, mà chỉ đặt thời gian sáng tạo. Việc đặt mốc này là để tạo nên một thế giới và những nét tính cách của con người, những tính năng ma thuật mà chúng ta không biết đến trong cuộc sống thực. Thế giới tưởng tượng này được đặt trong thời gian dường như không bao giờ đứng lại. Thời đại nào cũng sẽ tồn tại những mảnh đời như trong các câu chuyện, những uẩn khúc như vậy và những hạnh phúc như vậy, chỉ khác nhau ở mức độ và cách hiện diện. Bởi vậy, giá trị nghệ thuật, học thuật và ứng dụng của các câu chuyện sẽ còn mãi, nhờ vào khả năng tự phản chiếu các mô thức xã hội mới qua các ẩn ức xưa cũ. Hầu hết chúng ta đều nhớ thời điểm mà các câu chuyện cổ tích đều chọn cách để bắt đầu: “Ngày xửa ngày xưa”. Sự bắt đầu này chỉ ra rằng những câu chuyện được đặt ở thời điểm bên ngoài cuộc sống thực, những câu chuyện là tưởng tượng và là một phần tinh thần khác. Đọc những câu chuyện cổ tích khác nhau, chúng ta sẽ thấy không truyện nào có lịch sử thời gian giống truyện nào. Người đọc sẽ không thể cảm nhận rằng chuyện

Nàng Bạch Tuyết diễn ra trước Cô bé Lọ Lem, Anh trai và em gái. Ở vùng đất

của cổ tích, trong thế giới của bộ truyện cổ Grimm, đó là một thế giới hòa quện giữa những đặc điểm lấy ra từ thế giới thực của chúng ta với những đặc điểm ma thuật và tưởng tượng. Giống như kết cấu của những huyền thoại, truyền thuyết, các truyện cổ Grimm cho chúng ta dõi theo các nhân vật chính

khi họ đang phải trải qua thời kỳ tối tăm nhất của bản thân, để tạo ra cả một sự chuyển hoá lớn, không chỉ với chính họ mà còn cả với cộng đồng xung quanh họ.

Một đặc điểm quan trọng của các câu chuyện trong bộ truyện cổ Grimm là tưởng tượng. Tưởng tượng có thể được coi như là nghĩ đến những điều không có thực. Đây là một khả năng cả trẻ em và người lớn đều có, nhưng người lớn thường nghĩ rằng có một mối liên hệ giữa trẻ em và trí tượng tượng, rằng có một mối quan hệ giữa trẻ em và khả năng tưởng tượng. Rằng đó là vấn đề mà chỉ trẻ em mới có thể làm được, như thể trí tưởng tượng là một phần của những đứa trẻ và rằng khi lớn lên chúng sẽ phát triển vượt xa khả năng tưởng tượng. Nhưng Tolkien [32]đã viết, những hình ảnh đều được liên kết theo cách thức khái quát và tưởng tượng: “Tâm trí con người ưu tiên việc nhìn thấy các hình ảnh theo tính khái quát và tưởng tượng. Chúng ta không chỉ nhìn thấy màu xanh lá của cây cỏ mà phân biệt với những sự vật khác (việc tìm kiếm các sự vật để nhìn ngắm là công bằng) cũng có màu xanh lá cây như cỏ”. Bởi vì chúng ta có thể tách biệt giữa màu sắc, hình dạng và số từ ngữ chúng ta biết nên việc thiết lập và áp dụng những điều ấy vào những thứ khác tức là chúng ta tưởng tượng. Vì vậy, rất rõ ràng rằng sẽ là không đúng nếu cho rằng trẻ có nhiều khả năng để tưởng tượng hơn người lớn. Các tình tiết trong truyện cổ là cả chuỗi những mã hoá. Từng hành động nhỏ của mỗi nhân vật đều trở nên kinh điển và bao trùm nhiều ý nghĩa. Khi người đọc, người nghe thưởng thức đến, họ tự giải mã câu chuyện theo một bộ giải mã của riêng họ. Họ tự mường tượng ra và khôi phục lại quá trình sinh hoạt sống động của các nhân vật trong từng câu chuyện. [5]

91

Tuy nhiên, khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta có nhiều thời gian để tương tác với những người khác, chúng ta rong chơi, chúng ta chạy nhảy tự do, và bộ giải mã của chúng ta được bồi dưỡng liên tục. Nhưng khi chúng ta lớn lên, theo một cách tự nhiên, chúng ta bị bủa vây bởi mối quan hệ với công việc, những yêu cầu của công việc, của gia đình, của bản thân. Chúng ta có ít thời gian để rong chơi, để tưởng tượng và tạo nên những điều mới mẻ, mặc dù người lớn thường có xu hướng chia sẻ công khai những tưởng tượng của mình hơn trẻ. Tolkien [32] đã xây dựng nên một thế giới với dòng chảy vượt ra bên ngoài ranh giới của những câu chuyện. Ông coi những câu chuyện như một thế giới thực tế và khiến người khác dễ dàng nhìn nhận nó. Sự tưởng tượng khi không trở thành niềm vui thú sẽ đánh mất đi sức mạnh của nó. Các bà tiên trong các câu chuyện có ý nghĩa khi bản thân mỗi người tin tưởng vào sức mạnh ấy từ bên trong, không phải theo cách thức mà người đọc hoặc người nghe tin vào việc câu chuyện được sắp trước. Thế giới truyện cổ tích mà anh em nhà Grimm xây dựng mở ra một khung cảnh kì diệu với sự chan hòa của thiên nhiên. Hai yếu tố này tạo nên những vẻ đẹp khác nhau cho các câu chuyện. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong đó những sinh vật kì diệu như yêu tinh, người lùn, quỷ dữ, con rồng và nhiều hơn thế nữa. Đặc điểm của những sinh vật này là chúng ta rất khó khăn để có thể tìm thấy chúng trong thế giới thực, và chỉ có thể tưởng tượng. Một vài sinh vật trong số đó chúng ta có thể rất quen thuộc như: ngựa, chim, chó, mèo. Trong hầu hết các câu chuyện cổ tích, con người luôn đóng vai trò là nhân vật chủ chốt thường được đặt trong tình huống giải quyết hoặc vượt qua một vấn đề. Hầu hết các nhân vật đều thực hiện một cuộc hành trình, thường là việc thực hiện hành trình là do phải lựa chọn hoặc cũng có thể tự thực hiện nhiệm vụ, các vấn đề của bản thân như trong Cô bé Lọ Lem.

Con đường hành trình của các nhân vật trong truyện cổ Grimm cũng có thể được sử dụng để tác động đến các vấn đề tâm lí. Thông qua việc kết hợp với các câu chuyện cổ tích, nguồn sức mạnh mới có thể tăng cường cho con người: Mặc dù cuộc sống có thể không công bằng và đầy những bất công, nhưng đau khổ nên được nhận thức là không phải chỉ thuộc về mỗi mình. Các câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm xây dựng một niềm tin về những kết thúc có hậu. Mà điều đó có thể một số người trong số chúng ta có thể phải đi những lối đi tối tăm và quanh co trước khi có thể tìm thấy những dòng sông bình lặng hoặc những mục đích cao cả. Lẽ sống của mỗi người, nhân cách của mỗi người từ đâu mà sinh ra, tại sao con người ta lại giống và khác nhau, sao người ta lại tự ý thức về bản thân mình, và có cái gọi là nhân cách - thứ mà người ta vừa có khả năng chủ động phần nào, vừa bị thụ động, chi phối bởi vô số những định nghĩa, lề thói, những ràng buộc và các giá trị mang tính qui ước, bó buộc. [25]

Những con số biểu tượng và hình ảnh trong câu chuyện của anh em nhà Grimm như mẹ kế độc ác, bà tiên đỡ đầu, mùa đông tối tăm, hoặc bị lạc đường trong rừng phản ánh trạng thái cảm xúc bên trong đáng lo ngại. Nhân vật chính phải vượt qua các thử thách trong các tình huống khác nhau, tâm lí của một cá nhân được thể hiện trong những cách để đối diện với chính mình hay những ảnh hưởng đến cô. Ví dụ, Hansel và Grethel để lại dấu vết vụn

bánh mì để đánh dấu, và lừa mụ phù thủy không ăn chúng, là những minh chứng về các loại hành động chiến lược để đảm bảo rằng một người không bị tràn ngập bởi rối loạn cảm xúc. Những hình ảnh ẩn dụ bên trong "mẹ đỡ đầu" của riêng mình hay "động vật hữu ích" là các cách thức để chuyển hóa nỗi đau tinh thần, và những hành trình có nhiều bạo lực. Nếu chúng ta kết nối các

93

biểu tượng này có thể giúp ích cho trẻ trong việc xây dựng khả năng tự chăm sóc.

Trong bộ truyện cổ Grimm thường có một lời nguyền dẫn đến một sự chuyển đổi, như trong Công chúa ngủ trong rừng, Vua Ếch. Các nghiên cứu nhận

thức của các nhà nghiên cứu tâm lý đương đại, như Albert Bandura tại Đại học Stanford, chứng thực rằng khi các cá nhân tiếp cận hoàn cảnh khó khăn như những thách thức mà có thể được làm chủ, khả năng phục hồi của họ được phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, những câu chuyện kinh điển dạy người ta không phải né tránh các thách thức khó khăn của cá nhân và rằng đó là một trong những cách để giúp học phát triển về mặt thể chất và tinh thần. Một tinh thần của chiến thắng và sự lạc quan trải dài qua những câu chuyện mang tính tích cực. Các câu chuyện cổ tích, với hình ảnh từ những nhân vật chính khi vượt qua lực lượng phá hoại với hàng loạt hành động sáng tạo, sống sót trong các khu rừng tối tăm và nguy hiểm kèm theo, tiêu diệt các phù thủy hoặc mẹ kế độc ác, khả năng phục hồi được tăng cường với những hành động mạnh có thể kích thích những đứa trẻ trở nên mạnh mẽ. Chàng hoàng tử út trong Con chim vàng đã lần này tới lần khác bị vua cha coi nhẹ, không giao cho trọng trách. Đến khi chàng được tin tưởng, lên đường thực thi nhiệm vụ, thì lại phạm phải lỗi lầm khi nhiệm vụ gần hoàn thành. Hết lần này tới lần khác, mỗi khi chàng gặp nguy hiểm hoặc khốn khó, con cáo lại xuất hiện và giúp chàng, bất kể chàng đã phạm phải lời dặn của cáo. Cuối cùng, chính con cáo lại tự đưa mình đến với cái chết để được giải thoát khỏi lời nguyền và hiện nguyên hình là một chàng hoàng tử khác. Đó chính là một sự hồi phục mãnh liệt của niềm tin, qua một quá trình thử thách đầy sáng tạo. Truyện cổ Grimm phản ánh đầy đủ bức tranh tự nhiên với tất cả các mặt đối lập được miêu tả sống động: bóng tối và ánh sáng, mùa hè và mùa đông, điểm yếu và

sức mạnh, nghèo đói và giàu có. Bằng cách thức khuyến khích những đứa trẻ chấp nhận vị trí của những con người lao động bình thường trong xã hội, hay thân phận nhỏ bẻ của con người trong vũ trụ bao la, các câu chuyện nhắc nhở con người rằng những thời gian chịu khổ ải, đau đớn thường không kéo dài, và sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn là hoàn toàn có khả năng, khi con người nỗ lực bền bỉ và có niềm tin kiên định. Việc sử dụng các câu chuyện cổ tích bạo lực như một cách định hướng tích cực có thể nhấn mạnh các giai đoạn cuộc sống khó khăn là điều kiện tiên quyết để dẫn đến sự phát triển sức mạnh cá nhân và cuối cùng dẫn đến thành công to lớn. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể dạy những đứa trẻ thiết lập những kì vọng cho sự thay đổi tích cực. Trong các câu chuyện, các anh hùng đều thể hiện sức mạnh năng lực để chữa lành các vết thương. Cuộc sống vốn công bằng, lòng nhân hậu với những người khác có thể giúp con người giải thoát khỏi sự đau đớn.

Tất cả các câu chuyện của Grimm chúng tôi khảo sát đều cho thấy rằng các nhân vật nữ chính đại diện cho mẫu người sử dụng quyền lực bên trong để giải quyết các vấn đề. Theo Carl Jung, chúng ta có một câu chuyện yêu thích mà đi theo chúng ta suốt cuộc đời. Bằng cách kết nối những đứa trẻ với các câu chuyện yêu thích nhất của chúng, chúng ta có thể giúp chúng xây dựng, làm nổi bật các cách thức để đối phó và giải quyết vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp với một đứa trẻ khi chúng đang loay hoay tìm kiếm cách thức vượt qua các vấn đề thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)