CHƢƠNG 1 CĂN TÍNH TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM
2.1. Thế giới biểu tượng trong truyện cổ Grimm
2.1.2. Biểu tượng về động vật và sinh vật ma thuật: Động vật, Phù thủy
2.1.2.1. Động vật
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh động vật xuất hiện nhiều trong bộ truyện cổ Grimm đến vậy. Động vật với tư cách là mẫu gốc, biểu trưng cho những lớp vỉa tầng sâu kín của tiềm thức và bản năng. Ý nghĩa biểu trưng của con
vật như chúng ta bắt gặp trong bộ truyện như con mang, quạ, chim bồ câu, chó sói, ếch, dê, rắn, cáo, gà, lợn với những đặc tính riêng của mỗi con, được gọi tên bao hàm toàn bộ lịch sử ngoài người chứ không phải riêng một khoảnh khắc của nền văn minh.
Những con vật, dù ta xem xét chúng theo nhóm hay như những cá thể đều tương ứng với tính cách có bản chất biểu trưng. Trước tiên với biểu tượng về loài chim (trong Cô bé Lọ Lem, Con chim vàng, Bảy con quạ). Với việc chim bay được khiến con vật này dễ được dùng làm biểu trưng cho các mối liên lạc giữa trời và đất. Xét một cách khái quát hơn nữa, chim tượng trưng cho tinh thần, thiên thần, cho trạng thái cao cấp của sinh tồn. Các học thuyết huyền bí đã phác nên cả một hệ thống tương ứng giữa: chim – màu sắc – xung lực tâm thần. Bốn màu sắc chủ yếu được thể hiện bởi các loài vật bao gồm: con quạ, con chim đen là biểu tượng của trí khôn; công, màu lục và xanh là biểu tượng của khát vọng tình yêu; thiên nga, màu trắng là biểu tượng của dục tính làm nảy sinh sự sống thân xác; phượng hoàng đỏ là biểu tượng của thần thành và bất tử. Như trong truyện Cô bé Lọ Lem, tình yêu xuất hiện thành thiện được biểu thị bằng hình ảnh đôi chim bồ câu thần thánh can thiệp giúp nắm giữ cán cân công lí để bảo vệ tình yêu. Lúc này, chim bồ câu với chức năng của mình, sẽ thực hiện những hành động bạo lực để giữ lấy sự công bằng.
Mặt khác như trong Bảy con quạ, Mười hai anh em đó lại là hình ảnh tượng
trưng cho trí khôn, thông suốt suy nghĩ khi cô em gái đến tìm mà không giết nàng. Nhưng đó đồng thời cũng là biểu tượng của hi vọng bởi trong khắp hai câu chuyện, những chàng trai bị biến thành quạ sẽ luôn được trở lại làm người. Đó là hình ảnh hướng tới niềm tin vào công lí, vào lẽ phải, sẽ không bao giờ mất đi.
73
Một trường hợp biểu tượng khác cũng đem lại ám ảnh chính là biểu tượng chó sói. Ý nghĩa biểu tượng của sói trong Cô bé quàng khăn đỏ, Sói và bảy chú dê
con đều không mang lớp nghĩa tích cực. Nghĩa biểu tượng nó mang là kẻ dày
vò thông qua hình ảnh mõm – có tính mẫu gốc, gắn liền với hiện tượng luân phiên ngày-đêm, chết-sống: mõm ngấu nghiến và nhả ra, có có tính khởi xướng tùy theo hệ động vật từng nơi mà nó mang dáng vẻ của động vật phàm ăn: ăn thịt bà và cô bé quàng khăn đỏ, tìm đủ cách để ăn thịt đàn dê con, thậm chí còn ăn nhưng không nhai, nuốt chửng vào bùn. Trong các truyện kể Bắc Âu có nêu về hình ảnh đặc thù của sói là ngấu nghiến các thiên thể, cũng có thể liên hệ với hình ảnh sói ngấu nghiến chim cút như được nhắc đến trong kinh Ring-Veda. Nếu chim cút là biểu tượng của ánh sáng thì mõm sói là đêm tối, hang, địa ngục, giải thoát khỏi mõm sõi là tìm thấy ánh sáng, thấy bình minh. Mõm sói gắn liền với nỗi khiếp sợ thời thơ ấu của những đứa trẻ tiếp sau cái chết của người bà: “Bà ơi, sao mõm bà to thế” G Durand nhận xét, như vậy mới thấy sự quy tụ rất rõ giữa vết cắn của bọn họ chó với nỗi sợ hãi hủy hoại thời gian. Con quái vật ngấu nghiến thời gian của con người”.
Jung đã phát biểu trong Con người và những biểu tượng của nó: “Sự có nhiều đến thừa thãi những biểu tượng động vật trong các tôn giáo và nghệ thuật mọi thời đại không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của biểu tượng. Nó cũng cho thấy đối với con người là quan trọng đến nhường nào sự thống hợp vào trong cuộc sống của mình cái nội dung tâm lí của biểu tượng, tức là cái bản năng. Con vật, cái linh hồn bản năng trong con người có thể trở nên nguy hiểm, nếu nó không được thừa nhận và hòa nhập vào cuộc sống của cá nhân. Sự thừa nhận linh hồn động vật là điều kiện cho sự thống nhất hóa cá thể, cho sự phát triển toàn vẹn của nó”. Điều ấy giải thích lí do tại sao bên cạnh những hình ảnh của loài động vật, trong truyện cổ Grimm còn có những yếu tố ma thuật
biến con người trở thành động vật như trong Mười hai anh em, Bảy con quạ,
Vua Ếch. Chính sự đa dạng của các loài vật trong các câu chuyện của anh em
nhà Grimm đã tạo thành những dạng đồng nhất hóa một phần với con người, chúng là những khía cạnh, những hình ảnh của bản chất phức tạp của con người, là những tấm gương phản chiếu những xung năng sâu kín, những bản năng được thuần hòa hoặc vẫn còn hoang dã. Mỗi con vật xuất hiện trong câu chuyện vì vậy mà tương ứng với một phần trong mỗi chúng ta, đã được thống hợp hoặc sẽ được thống hợp vào trong tính nhất thống hài hòa của con người. Trong bản chất ấy có tính thiện, tính ác, có những phút bản năng hoang dã vẫn còn thì những hành động bạo lực là điều có thể lí giải.
2.1.2.2. Phù thủy
Jung cho rằng các nữ phù thủy đều là một dạng phóng chiếu của cái anima nam tính, nghĩa là của cái phần nữ tính nguyên thủy tồn tại trong vô thức của người đàn ông: những nữ phù thủy cụ thể hóa cái bóng thần học này mà khó có thể tự giải thoát được, và đồng thời họ cũng choàng lên bản thân mình một thứ sức mạnh đáng sợ. Chức năng chủ yếu của phù thủy, như tên gọi đã chỉ ra, là bỏ bùa phép cho những con người mà nó muốn làm hại, vì một lí do nào đó. Hoặc đi tìm kiếm những của cải vật chất và những sự trả thù cá nhân ngược với quy luật tự nhiên.
Xuất hiện trong 6/19 truyện trong phạm vi khảo sát của luận văn, chúng tôi nhận thấy nữ phù thủy dường như là bản sao giống kẻ chịu tội thay cho những người phụ nữ, họ chuyển vào hình ảnh nữ phù thủy những yếu tố tăm tối của những xung năng trong con người họ. Sự phóng chiếu này tạo nên bản chất hoang tưởng của các nữ phù thủy, luôn cho rằng những điều mình mong muốn có thể trót lọt. Vậy nên bà mẹ kế trong Anh trai và em gái cho rằng có
75
thể lừa được vua, đem con gái mình thay thế hoàng hậu đã chết, mụ phù thủy trong Hansel và Grethel mới nghĩ rằng có thể lừa được Grethel để đẩy cô bé vào lò quay chín, hoàng hậu trong Nàng Bạch Tuyết mới cho rằng đã giết được Bạch Tuyết để mình trở nên xinh đẹp tuyệt trần. Những sức mạnh tăm tối này của vô thức chừng nào chưa được đặt dưới ánh sáng của nhận thức, ở đây là nhận thức của những nhân vật như vua, Grethel, hoàng tử thì nữ phù thủy sẽ còn sống. Hình ảnh đó là hiện thân của những ham muốn, những nỗi sợ hãi và những xu hướng khác của tâm thức xung năng với cái tôi của chính chúng ta. Jung đã lưu ý rằng “anima (tính nữ trong mỗi người đàn ông) thường được nhân cách hóa bằng một nữ phù thủy hay nữ giáo sĩ” bởi phụ nữ có nhiều mối gắn bó hơn với những lực lượng tăm tối và các thần linh. Nữ phù thủy là phản đề hình ảnh lí tưởng hóa về người phụ nữ.
Theo một nghĩa khác, nhân vật nữ phù thủy là sự biểu hiện của những nội dung phi lí trong tâm trí. Các nhân vật trong truyện cổ Grimm đều không thể thoát khỏi tay của phù thủy với pháp thuật cao siêu bằng một hành động hay những tác động hỗ trợ bên ngoài. Điều này có thể thấy rõ nhất trong Công chúa ngủ trong rừng, khi bà tiên thứ mười ba giận dữ đưa ra lời tiên đoán công chúa sẽ chết vào năm mười lăm tuổi thì không có một năng lượng nào khác có thể cứu được công chúa khỏi cái chết ngoài nụ hôn của hoàng tử - một động thái tích cực đối với cái vô thức, thêm vào đó tích hợp dần dần những yếu tố phát tiết từ trong vô thức vào nhân cách có ý thức để tạo nên sự biến đổi. Ở đây là nhờ lời chúc của bà tiên thứ mười hai, hoàng tử (có ý thức) và chính công chúa (vô thức).
Phù thủy cũng có thể chỉ là một biểu tượng của những năng lượng tạo sinh có tính bản năng vô kỉ luật, không được thuần hóa, và đi ngược lại với lợi ích
của cái tôi, của gia đình, của thị tộc. Phù thủy là người nhận đảm đương những sức mạnh đen tối của vô thức, biết cách sử dụng sức mạnh đó, do vật đảm bảo cho mình những quyền năng đối với người khác. Vì vậy mà trong một số các câu chuyện của Grimm, phù thủy xuất hiện dưới bóng của người mẹ kế (Anh trai và em gái, nàng Bạch Tuyết). Chỉ có thể tước bỏ “vũ khí” của phù thủy bằng cách đặt chính những sức mạnh đó trong sự kiềm chế của ý thức, đồng nhất sức mạnh đó bằng cách trục xuất chúng ra: thiêu chết (Hansel
và Grethel), cho vào vạc dầu sôi (Anh trai và em gái), đi đôi giày nung đỏ
(Nàng Bạch Tuyết).
2.2. Ý nghĩa của biểu tượng
Trên thực tế, nghiên cứu biểu tượng là một công việc đã được các nhà khoa học trên thế giới đề cập đến từ lâu thông qua các chuyên ngành khoa học đã ra đời từ trước Công Nguyên như toán học, triết học, sử học, xã hội học, nghệ thuật học… Mặc dù các chuyên ngành khoa học nêu trên ít nhiều đều đề cập đến biểu tượng như một đối tượng nghiên cứu của chúng nhưng chưa có một chuyên ngành nào thực sự là một chuyên ngành khoa học độc lập nghiên cứu các biểu tượng. Chuyên ngành đầu tiên đề cập đến các biểu tượng như một chuyên ngành khoa học độc lập là ký hiệu học (semiotics/ semiology) vào đầu thế kỷ XX. Ký hiệu học là bộ môn nghiên cứu ý nghĩa của các ký hiệu, tín hiệu, biểu tượng, hiện tượng văn hoá… và hành vi sử dụng chúng. Ký hiệu học giải nghĩa các thành tố văn hoá do con người tạo ra trong quá trình phát triển của văn hoá như ngôn ngữ, biểu tượng, hoạt động, hành vi sống… của con người. Các nhà ký hiệu học hiện đại như Claude Lévi-Strauss, Jacques Lacan, Michel Foucault, Jacques Derrida, Roland Barthes, Julia Kristeva… đã áp dụng cấu trúc luận dưới góc nhìn ký hiệu học cho nhiều lĩnh vực như mỹ học, nhân học, tâm lý, truyền thông, ngôn ngữ… [12] Vì vậy, nghiên cứu
77
ngôn ngữ biểu tượng của một tộc người hay một cộng đồng có tính liên kết cao trong xã hội (chẳng hạn một tôn giáo) cũng chính là nghiên cứu văn hoá của tộc người hay cộng đồng người đó.
Trong khi ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho phép con người giao tiếp với nhau bằng khả năng tri nhận trực tiếp của các giác quan, thì ngôn ngữ biểu
tượng cho phép con người ở nhiều nền văn minh khác nhau, nhiều vùng văn
hoá khác nhau, thậm chí ở nhiều thời gian và không gian khác nhau hiểu được nhau nhờ vào đặc tính căn bản của nó là thông tin và giao tiếp thông qua hệ thống kí hiệu hàm nghĩa của nó. Nhờ có ngôn ngữ biểu tượng mà con người có khả năng giao tiếp vượt thời gian và không gian để hiểu được con người sống ở các nền văn minh cổ xưa cách chúng ta hàng nghìn năm thông qua những di vật văn hoá mà họ để lại. [11]
Từ khảo sát các biểu tượng trong truyện cổ Grimm, chúng tôi nhận thấy, nữ giới xuất hiện nhiều ở hầu hết các trang truyện cổ. Đó là hoàng hậu, là mẹ kế, là mẹ ruột, là các chị em gái, là những cô con gái là con riêng của mẹ kế (không có câu chuyện nào về con trai riêng của mẹ kế), là công chúa, là các bà tiên, là nữ phù thủy. Các chủ thể này xuất hiện nhiều hơn hẳn so với các hình ảnh về vua, ông bố, hoàng tử. Thay vì đơn thuần phản ánh những lí tưởng xã hội, những câu chuyện cổ tích duy trì những quy tắc của người Kito giáo, vấn đề gia trưởng trở thành một phương tiện để duy trì hệ thống phân cấp giới.