Căn tính bạo lực qua các lớp truyện kể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 62 - 69)

CHƢƠNG 1 CĂN TÍNH TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM

1.2 Căn tính bạo lực qua các lớp truyện kể

Truyện cổ Grimm là “bộ sưu tập” trong một bối cảnh lịch sử xã hội làm sáng rõ các thành tựu đáng chú ý của cả một thời kì lịch sử của dân tộc Đức. Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng việc thu thập các câu chuyện cổ chỉ là một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu học thuật của anh em nhà Grimm. Khi Jacob và Wilhelm bắt đầu thu thập tất cả các câu chuyện dân gian và các bài hát ở đầu thế kỉ 19, họ đều là những sinh viên rất trẻ ở Đại học Marburg.

Họ tin tưởng rằng, văn học hiện đại dù giàu có đáng kể nhưng cũng không thể diễn tả được bản chất đích thực từ những kinh nghiệm của người dân và những gì ràng buộc họ lại với nhau. Cả Jacob và Wilhelm hoàn toàn không chính thức hóa khái niệm của họ về văn học dân gian khi họ thực hiện các ấn phẩm đầu tiên. Mục đích thu thập, và bảo quản tất cả các thể loại được coi là di tích cổ xưa bao gồm những câu chuyện, huyền thoại, bài hát, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, sử thi, tài liệu và các hiện vật khác – không chỉ là những câu chuyện cổ tích. Dự định của họ là để theo dõi và nắm bắt được bản chất của quá trình tiến hóa văn hóa và ngôn ngữ như thế nào để chứng minh tính tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu, phong tục và nghi lễ của những người dân thường. Đây là một trong những lí do khiến Jacob và Wilhelm gọi bộ sưu tập của mình là một cẩm nang giáo dục (Erziehungsbuch), để kể lại cho những người Đức cũng như các nhóm khác ở Châu Âu giúp họ trải nghiệm những giá trị của mình thông qua cách kể chuyện. Và thế là, hai anh em nhà Grimm đã kiến thiết nên một kho tàng vừa đồng nhất, lại vừa giàu cấu trúc. Kho tàng truyện cổ Grimm giống như những bức tranh kỷ hà mô tả sự bao la của vụ trụ, sự thần thánh của Thượng đế. Từ xa, ta nhìn thấy một sự tổng thể, thống nhất và tái lặp về màu sắc; nhưng lại gần, ta mới nhìn thấy các nhóm nhân vật, đặc biệt là căn tính từng nhân vật tạo ra những sự khác biệt riêng.

Với các ấn bản đầu tiên của truyện cổ Grimm, Jacob và Wilhelm không trau dồi những câu chuyện theo cách mà họ đã mài dũa và tinh chỉnh như các câu chuyện về sau. Trong bản đầu tiên, ta có thể thấy cả giọng kể đặc biệt của những người kể cho anh em nhà Grimm câu chuyện, và với chính mức độ này, một số phương ngữ tiếng Đức cũng xuất hiện khiến cho các câu chuyện dân gian trở nên chân thực hơn, có tính toàn vẹn hơn. Nói cách khác đi, Jacob và Wilhelm để cho các câu chuyện của mình vụng về như vậy.

Trở lại với các ấn bản đầu tiên, có nhiều câu chuyện trong danh mục các chuyện Jacob và Wilhelm sưu tầm bị chính họ loại bỏ, ví dụ như: "The Hand with Knife" ("Die tay mit dem Messer"), "Herr Fix-It-Up" (" Herr Fix und Fertig "), “Puss in Boots "(" Der gestiefelte Kater ")," Bluebeard "(" Blaubart "), và" Simple Hans "(" Hans Dumm ") [42] vì những lý do khác nhau. Không phải vì những người kể các câu chuyện này kém mà vì họ không đáp ứng được một số yêu cầu của anh em nhà Grimm – mục đích tìm kiếm để xuất bản những câu chuyện có nguồn gốc từ Đức. "Puss in Boots", ("Prinzessin Mäusehaut"), và "Okerlo" ("Der Okkerlo") được đánh giá là quá mang nhiều chất Pháp để có thể đưa vào bộ suu tập. Sau đó, Jacob và Wilhelm đều nhận ra đây là quan niệm sai lầm vì không thể biết được đầy đủ nguồn gốc chính xác của câu chuyện dân gian. Một số câu chuyện khác như "Der Tod und der Gänshirt" bị bỏ qua bởi thiếu tính văn chương, "Die Stiefmutter" bị bỏ qua vì sự rời rạc… Khi tiếp tục thu thập các biến thể của các câu chuyện và gửi đền bạn bè từ truyền miệng và cả những cuốn sách, Jacob và Wilhelm cải thiện các câu chuyện kết hợp với phiên bản đầu tiên.

Điều khác biệt thứ hai mà người đọc có thể nhận thấy về những câu chuyện trong bản đầu tiên là hầu hết chúng đều ngắn hơn và có điểm nhấn khác với những câu

57

chuyện tương tự được chỉnh sửa trong các bản sau này. Jacob và Wilhelm chép những câu chuyện truyền miệng và nội dung thô, sau đó mới chỉnh sửa.

Điều thứ ba, người đọc sẽ nhận ra rằng tất cả các câu chuyện đều theo mạch thẳng, và có ít hoặc không có mô tả, nhấn mạnh vào hành động và hướng đến giải quyết các xung đột. Những người kể chuyện dễ bị hướng đến những chân lí mà họ biết, mặc dù có sức mạnh của ma thuật, có những chuyển đổi kì diệu và sự bạo tàn, những người kể chuyện vẫn tin vào câu chuyện của họ.

Điểm cuối cùng cũng là điểm quan trọng nhất trong những câu chuyện là ở những người cung cấp nội dung cho anh em nhà Grimm. Đó chủ yếu là những người có học thức mà Jacob, Wilhelm quen biết khá tốt. Ví dụ họ làm quen các thành viên của gia đình Wild và Hassenpflug tại Kassel, gia đình von Haxthausen trong Münster; Wilhelm biết con gái của tướng Friederike Mannel trong một thị trấn gần đó. Dorothea Viehmann, vợ của một thợ may, cung cấp nhiều câu chuyện, và trong một số trường hợp, Grimm mất các câu chuyện trong sách nhưng nhận lại được chúng từ trong các bức thư. Thông qua chữ viết, các câu chuyện cũng không bị giảm mất chất dân gian. Họ gửi các câu chuyện của mình cho những người khác, hoặc họ đọc những câu chuyện ấy, hiểu chúng và biến thành của mình.

Chính việc thu thập và chỉnh sửa này dẫn chúng ta đến hai vấn đề đáng lưu ý. Thứ nhất, cần nhận định rằng căn tính luôn tồn tại dưới dạng số nhiều và tầm quan trọng của căn tính này không nhất thiết xóa sạch tầm quan trọng của căn tính khác. Thứ hai, mỗi con người trong xã hội, thực ra đều thuộc về nhiều nhóm khác nhau. Mỗi căn tính theo nhóm như vậy, đều có thể, đôi khi là chắc chắn đem lại cho cá thể ý thức về sự hòa hợp của nhóm và sự trung thành của nhóm. Việc anh em nhà

Grimm thu thập các câu chuyện bằng cách thức như vậy, đã thu thập các nhóm căn tính trong bộ truyện cổ Grimm từ những tầng lớp trí thức trong xã hội lúc bấy giờ. Nếu ý thức của các nhóm căn tính dẫn đến sự thành công của nhóm và thông qua đó có thể mang lại những điều tốt đẹp hơn cho cá nhân, thì những hình mẫu hành vi mang căn tính đó có thể đi đến chỗ được nhân lên và thúc đẩy.

Thật vậy, cả trong sự lựa chọn có ý thức (liên quan đến cách thức anh em nhà Grimm sưu tầm) và chọn lọc theo tiến hóa (dựa trên điều kiện lúc bấy giờ của chính xã hội Đức), những ý tưởng về căn tính có thể là quan trọng, và là hỗn hợp kết hợp giữa ý thức và tiến hóa có chọn lọc cũng có thể dẫn đến sự phổ biến của hành vi chịu ảnh hưởng từ căn tính. Qua nhiều thế kỉ, văn học dân gian và các câu chuyện cổ tích đã giữ lại những đoạn quan trọng trong cốt truyện ban đầu và phát triển các chi tiết cụ thể liên quan đến văn hóa. Bruno Bettelheim [27] cho rằng ý nghĩa và vai trò của truyện cổ tích trong xã hội là mang đến một thông điệp quan trọng, có ý thức và trong tâm thức về từng cấp độ hành động ở thời điểm đó cũng như truyền đạt những vấn đề phổ quát của con người.

Sự sợ hãi và bạo lực vì thế đã tràn ngập trong xã hội theo thời gian, dưới nhiều hình thức, do đó, không có gì ngạc nhiên khi hai yếu tố này hiện hữu trong hầu hết trong truyện cổ tích của anh em nhà Grimm làm nên căn tính bạo lực. Quái vật ăn thịt trẻ em, cha mẹ đánh đập những đứa trẻ, phù thủy sử dụng phép thuật và đặt lời nguyền lên những cô gái xinh đẹp chỉ là một vài trong số những ví dụ về hành động bạo lực, tàn ác và nỗi sợ hiện hữu rõ trong các truyện cổ tích. Trong một số truyện cổ tích, với mục đích dẫn dắt một cách thận trọng để phát triển các hình thức kỉ luật dùng cho trẻ em trong quá khứ: “Trong nhóm các câu chuyện này, trẻ sẽ gặp những thử thách hiện hữu mà chúng ta phải chiến đấu khi sống cuộc sống

59

của người trưởng thành: phản bội, mưu mô, khắc phục sự sợ hãi, thù hận, cãi vã và ghen tuông. Trẻ không phải chỉ đối diện với các mặt xấu xí của nhân loại mà còn phải sử dụng tất cả khả năng để đối phó với các thế lực đen tối” (Guggenbuhl) [28].

Jacob và Wilhelm thường bị chỉ trích nhiều, đặc biệt bởi các nhà phê bình trong 50 năm qua vì đã thay đổi và chỉnh sửa các câu chuyện từ phiên bản đầu tiên đến phiên bản thứ bảy. Nói cách khác đi, các nhà phê bình cho rằng các câu chuyện của anh em nhà Grimm là những câu chuyện giả dối. Nhưng đây thực sự là một điều vô lí bởi không ai có thể ghi lại và duy trì chính xác tính xác thực của một câu chuyện. Chưa kể đến yếu tố anh em nhà Grimm thu gom, biên tập, biên dịch và đóng vai trò trung gian, nỗ lực để làm chung với nhiều người và các nguồn tài liệu khác nhau để giữ những câu chuyện và cách kể chuyện truyền thống. Bởi tất cả những lí do như vậy, những ấn bản được biết đến đầu tiên của truyện cổ Grimm nên được biết đến bởi đó là một minh chứng cho những tiếng nói sâu bên trong chúng ta. Những câu chuyện trong Grimm không phải là câu chuyện của họ, mà là câu chuyện của chính chúng ta. Giống như một quả bóng ném lên không trung nhất định phải bay lên hay rơi xuống, truyện cổ Grimm vẫn sẽ được lưu truyền, cho dù nguyên dạng hay tiếp tục được cải biên, bởi lực hấp dẫn là căn tính khác biệt của chính mỗi người.

Tiểu kết

Bằng cách nghiên cứu các quá trình cấu trúc trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã tìm ra những nội dung bạo lực cao hiện hữu trong bộ truyện cổ Grimm. Dựa vào mức độ tham gia, chúng tôi nhận thấy những thành phần tham gia hành vi bạo lực một cách chủ động thường được xác định là con người, động vật và các sinh vật

ma thuật, hoặc thụ động (nạn nhân hay kẻ đồng lõa) thường được xác định thuộc nhóm vợ chồng. Từ đó, kết luận rằng những người đang nắm giữ quyền lực là một trong những đối tượng gây nên hành vi bạo lực, bất kể điều kiện. Tất cả các hành vi bạo lực của con người đều được thực hiện bởi những người nắm giữ một địa vị xã hội cao hơn về mặt cấu trúc chính trị (vua và hoàng hậu) hoặc cấu trúc gia đình (cha, mẹ, anh chị em đối với con ruột yếu thế hơn). Điều này chỉ ra rằng mối quan hệ giữa bạo lực và quyền lực là phổ biến trong bộ truyện cổ, cho phép những người có vị trí xã hội cao hơn gây những hành vi bạo lực với những người kém may mắn hơn. Điều này đã được chứng minh bởi thực tế, những nhân vật trước đó là nạn nhân, sau khi bước lên một địa vị xã hội cao hơn đã trở thành thủ phạm gây bạo lực lên những người khác như một sự trả thù những gì đã xảy ra với họ. Nói cách khác, mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân trong bộ truyện cổ Grimm được xây dựng dựa trên sự xuất hiện hoặc sự thiếu hụt/yếu về quyền lực xã hội, và cách thức sử dụng quyền lực ấy đối với các nạn nhân. Mô hình hành vi như vậy có thể dễ dàng nhìn thấy trong những câu chuyện như Nàng Bạch Tuyết, Rapunzel, Ba chiếc

lá rắn, Mười hai hoàng tử, và nhiều câu chuyện khác.

Tiếp nối quá trình nghiên cứu các hành vi bạo lực – căn tính nổi bật trong truyện cổ Grimm, ở chương sau, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ các biểu tượng trong truyện cổ Grimm, từ đó đi đến giải thích những quy tắc luân lí qua các lớp truyện kể.

61

CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY TẮC LUÂN LÍ THÔNG QUA CÁC BIỂU TƢỢNG

Việc sử dụng sự sợ hãi và yếu tố bạo lực trong văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng là một vấn đề gây tranh cãi giữa những người tin tưởng vào sự công bằng và những người cho rằng điều đó có thể khiến trẻ sợ văn hóa dân gian. Hai luồng quan điểm đưa ra hai hệ thống niềm tin khác nhau. Với quan niệm cho rằng trẻ em cần được bảo vệ từ tất cả các hình ảnh bạo lực, đặc biệt là những bạo lực được tìm thấy trong các câu chuyện dân gian, quan điểm phản bạo lực cố gắng chứng minh rằng hình ảnh đó mang lại tác hại cho bản thân đứa trẻ và những người khác. Ngược lại, quan niệm ủng hộ các yếu tố bạo lực cho rằng sự sợ hãi và bạo lực trong truyện cổ tích góp một phần không nhỏ đóng góp để xây dựng một xã hội an toàn hơn, có học thức hơn.

Bắt nguồn từ đặc điểm truyền miệng, văn học dân gian và các câu chuyện cổ tích đã thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bắt chước các yếu tố xã hội, các câu chuyện dân gian cung cấp một phương tiện để chia sẻ sự thận trọng, nỗi sợ hãi, và các giá trị trong trí tưởng tượng của người lớn và trẻ em. Jack Zipes [36]cho rằng, ban đầu, các câu chuyện cổ tích được viết dành cho người lớn, và mặc dù được dự định để củng cố các tập tục và giá trị của công dân để giúp họ hiểu với nhiều mức độ khác nhau, nhưng họ cũng nhận thấy đặc điểm có thể coi là nguy hiểm: các hành vi xã hội có thể không hoàn toàn được quy định và kiểm soát thông qua các câu chuyện cổ tích. Đây là một trong những lí do khiến truyện cổ tích không được dành cho trẻ em.

Với quan điểm của Jung cho rằng các cổ mẫu là công cụ của sự di truyền văn hóa, của tâm thức dân tộc, chúng tôi tin rằng truyện cổ tích, dưới góc nhìn phân tâm về

các biểu tượng, có thể là một trong những con đường truyền thụ giá trị văn hóa dân tộc, mở rộng ra là của cả nhân loại. Các cổ mẫu này tạo nên một "phòng chứa" các giá trị đạo đức, văn hóa, giáo dục mà con người "sinh ra đã có sẵn", tức là các cổ mẫu này nằm trong "vô thức tập thể" của mỗi tộc người, của mỗi dân tộc hay cũng có thể nói là của cả loài người. Một khi xác định được là có sự tiếp nối giữa đứa trẻ và người lớn, “người nguyên thủy” và “người văn minh”, cái khác thường và cái thông thường, cái bệnh lý và cái bình thường, thì ngay lập tức, người ta sẽ thấy chiếc hố sâu được lấp đầy; chiếc hố ngăn cách các sản phẩm như dấu hiệu tiền triệu, những chuyện kể huyễn tưởng. Và lưu ý quan trọng nhất là cái vô thức tập thể nằm ở tầng sâu nhất (của cá nhân) và rộng nhất (của tập thể) mà bản thân cá nhân hay tập thể đó thừa nhận, tuân theo, tôn vinh nhưng có khi không thể lý giải được, không thể nhận thức rõ ràng được, nguồn gốc nó từ đâu tới, cơ chế nó vận hành trong đời sống như thế nào. Làm sao mà con người từ thời cổ đại, khi chưa có ngôn ngữ, chưa có chữ viết lại có thể trao truyền, lưu giữ văn hóa cho tới tận ngày hôm nay. Đó chính nhờ con đường "di truyền văn hóa" qua các biểu tượng mà truyện cổ tích là một trong những con đường như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)