Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 2019 (Trang 51 - 59)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Tuyên Quang

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua thành phố luôn quan tâm phát triển toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, nên đã đáp ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Tỷ trọng của các ngành qua các năm được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.1 Cơ cấu giá trị kinh tế theo ngành của thành phố Tuyên Quang qua các năm 2017-2019

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng số 100 100 100

+ Công nghiệp - xây dựng 47.7 49.25 49.7 + Dịch vụ 44.8 45.2 46 + Nông - lâm - ngư nghiệp 7.5 5.55 4.3

Nhìn chung, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định tuy nhiên trong thời gian tới cần khai thác tối đa những lợi thế trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là hoạt động thương mại dịch vụ. Giá trị sản lượng của mỗi ngành mỗi năm tăng lên. Năm 2019 giá trị sản xuất công

nghiệp đạt 325.736 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,7% trong nền kinh tế, tăng so với tỷ trọng cơ cấu qua các năm 2017 là 47,7% và năm 2018 là 49,25%. Bên cạnh đó ngành dịch vụ có sự tăng trưởng mạnh với tỷ trọng trong nền kinh tế chiếm 46% năm 2019 so với 44,8% năm 2018. Cùng với sự tăng trưởng tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng là sự sụt giảm về tỷ trọng của ngành nông– lâm– ngư nghiệp, năm 2019 tỷ trọng của ngành chỉ còn chiếm 4,3% trong nền kinh tế của thành phố.

Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; thương mại- dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nơng- lâm nghiệp.

Hình 3.2 Khu vực nội thành thành phố Tuyên Quang năm 2019

Những năm qua thành phố thực hiện nhiều mơ hình phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp đạt kết quả cao, điển hình có những diện tích trồng rau, hoa đạt từ 80 đến 100 triệu đồng/ha/năm. Ngồi ra, thành phố quan tâm chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế phi nơng nghiệp ngồi quốc doanh phát

triển đã tạo được bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Cơng nghiệp có bước phát triển đột phá, một số sản phẩm chủ yếu như xi măng đạt 200.000 tấn /năm tăng 97,6%; đường kính 8.000 tấn/năm tăng 97,6%; bột kẽm 658 tấn/năm, tăng 37,1%; quặng kẽm 12.546 tấn/năm tăng 93,3% so với năm 2018 Hiện trên địa bàn có 37 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có 21 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá. Một số doanh nghiệp đã chủ động mở rộng các hình thức liên doanh, mạnh dạn đầu tư thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Thủ cơng nghiệp được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề. Năm 2019 có 6.550 hộ sản xuất thủ cơng nghiệp, tăng 1352 hộ so với năm 2018. Số hộ nông nghiệp làm thủ cơng nghiệp tăng khá, năm 2019 có 3.030 hộ tăng 674 hộ so với năm 2017 chiếm 48,1% số hộ sản xuất thủ công nghiệp. Thành phố đã tổ chức mở 13 lớp học nghề cho 455 học viên trong đó có 02 lớp sản xuất mũ cối, 02 lớp chổi chít, 02 lớp sơn mài, 02 lớp sản xuất mành, 02 lớp mây giang đan.

* Nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

Xác định rõ vai trị quan trọng của sản xuất nơng lâm nghiệp, những năm qua thành phố rất coi trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích như chuyên canh hoa, rau các loại, chuyên canh cây thức ăn gia súc ở một số phường Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành, Nông Tiến và xã An Tường, trong đó một số diện tích trồng hoa, rau đạt từ 80 đến 100 triệu đồng/ha/năm. cụ thể:

- Về trồng trọt: Tập trung chủ yếu vào cây lúa, ngô, khoai lang, khoai sọ,

sắn, giong giềng, đậu các lọai và một số cây rau màu khác.

+ Cây lúa nước cả năm: Năm 2019 thực hiện trồng với diện tích 1516,49 ha, đạt năng xuất 56,4 tạ/ha.

+ Cây ngô: Năm 2019 thực hiện trồng với diện tích 724 ha, đạt năng xuất 48,3 tạ/ha. Bình quân lương thực theo đầu người đối với khẩu nông nghiệp đạt 627 kg/người/năm.

+ Cây cơng nghiệp: Năm 2019 cây mía 100 ha, chè 420 ha, đậu tương 566,5 ha, lạc là 96,4 ha.

+ Cây ăn quả: Tổ chức trồng được 213 ha cây ăn quả trong đó nhãn: 84 ha, vải 58 ha, cây cam, quýt: 71 ha

+ Các loại rau màu khác: Năm 2019 diện tích gieo trồng là 217 ha.

Thành phố đã tổ chức 97 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 2.314 hộ nông dân. triển khai xây dựng đề án các vùng chuyên canh và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2019 - 2025.

- Về chăn nuôi: Năm 2019 số lượng gia súc, gia cầm, như sau:

+ Tổng đàn trâu có 1.972 con + Tổng đàn lợn có 22.948con + Tổng đàn bị có 676 con + Tổng đàn dê có 225 con

+ Gia cầm có khoảng 220.000 con

Cơng tác phịng dịch bệnh, tiêm phịng được thường xuyên cho đàn gia súc, gia cầm, ngăn chặn việc lây lan của các dịch bệnh như cúm gia cầm, nở mồm long móng ở gia súc…

- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ

khoanh ni tái sinh và trồng mới rừng được thành phố thực hiện có hiệu quả. Diện tích rừng được bảo vệ là 3846,49 ha. Trồng mới 114 ha rừng sản xuất.

- Về nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản với diện tích ni thả cá

đạt 150,10 ha, chủ yếu là nuôi trồng cá nước ngọt trong các ao hồ trong các hộ gia đình, trên hệ thống một số sơng với hình thức thả lồng, sản phẩm thu được đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

* Thương mại- dịch vụ

Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định thị trường. Thành phố đã đầu tư, nâng cấp và sắp xếp lại hoạt động của chợ Tam Cờ, tăng lượng hàng hố và quy mơ kinh doanh trở thành chợ trung tâm cung cấp hàng hố cho các địa phương trong và ngồi tỉnh, làm mới 5 chợ của các xã. Duy trì 36 điểm bán hàng quanh thành phố, đảm bảo đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn.

Các hoạt động dịch vụ tăng nhanh, nhất là dịch vụ vận tải ô tô, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại. Trên địa bàn thành phố hiện có 182 doanh nghiệp và 5.589 hộ kinh doanh.

Tuyên Quang với bề dầy lịch sử, cái nơi của cách mạng với nhiều di tích lịch sử và điều kiện cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, một số điểm du lịch đã từng bước thu hút được khách thăm quan.

c. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số

Theo số liệu thống kê, năm 2019 dân số thành phố có 93.155 người với 27.705 hộ. Dân cư phân bổ không đồng đều tập trung ở 7 phường nội thị, mật độ dân cư của thành phố 781 người/km2 cao nhất trên địa bàn tỉnh; khu vực nội thị là 6.500 người/km2.

Trong vài năm gần đây, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dân số, áp dụng các biện pháp kế hoạch hố gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em nên tốc độ phát triển dân số có chiều hướng giảm. Năm 2010 tỷ lệ phát

triển dân số là 0,61%/năm, đến năm 2019 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên tăng lên 0,79%, hiện trạng năm 2019 dân số nội thị là 55.236 người.

* Lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2019 thành phố có 68.824 dân số trong độ tuổi lao động, chiếm 73,9 % dân số. Trong đó: lao động nam 34.767 người; lao động nữ 34.057 người; lao động trong khu vực thành thị 36.088 người, khu vực nông thôn 32.736 người. Thu nhập bình quân đầu người thành phố là 940.000 đồng/tháng. Mức bình quân lương thực đầu người đối với hộ nơng nghiệp đạt 627 kg/người/năm, xố 293 hộ nghèo đạt 134,1% kế hoạch năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,54 xuống còn 1,87 %

d. Thực trạng phát triển các khu đô thị và các khu dân cư nơng thơn.

Thành phố Tun Quang có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ XV, vị trí nằm ngay trên bờ sông Lô, cách không xa nơi sơng Gâm hợp với sơng Lơ về phía hạ lưu, là nơi giao cắt của Quốc lộ 2 và Quốc lộ 37. Từ đây đi các vùng trong tỉnh rất thuận tiện. Hiện tại thành phố là đô thị loại III, gồm có 7 phường và 6 xã ngoại thị. Năm 2019, thành phố đã lập nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung về điều chỉnh mở rộng thành phố giai đoạn đến năm 2019 và định hướng phát triển đến năm 2025; quy hoạch chi tiết 43 khu dân cư, xây dựng các khu dân cư mới như khu Lê Lợi (phường Tân Quang), khu Bình Thuận (phường Minh Xuân), khu dân cư tổ 1, 2, 23 (phường Phan Thiết), xóm 7, 8, 11 (xã Tràng Đà), xóm 6, 9 (phường Nơng Tiến),... giải phóng 48 cơng trình để xây dựng các khu dân cư và cơng trình cơng cộng.

- Khu đơ thị: Tổng diện tích đất đô thị là 1325,68 ha, chiếm 11,12% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất đơ thị phân bố tập trung ở 7 phường nội thị gồm: phường Minh Xuân, Phường Tân Quang, phường Tân Hà, phường Ỷ La, phường Nông Tiến, phường Hưng Thành và phường Phan Thiết nằm ở khu vực phía hữu ngạn sơng Lơ khu vực có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng. Khu vực nội thị có quy mơ trung bình là trung tâm của thành phố và của tỉnh để xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp và phát triển

thương mại, dịch vụ. Tiềm năng khai thác cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử văn hố như: di tích thành nhà Mạc, các đền chùa... bước đầu được khai thác. Hạ tầng xã hội cơ bản đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, dịch vụ cơng cộng, văn hố thể thao, vui chơi giải trí…

- Khu dân cư nơng thơn: Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn 315,43 ha,

chiếm 2,64 % diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất khu dân cư nơng thơn phân bố ở 6 xã ngoại thị. Tồn bộ khu dân cư nơng thơn nằm bao bọc quanh khu vực nội thị có địa hình đồi núi xen lẫn với những cánh đồng bằng phẳng được tạo nên bởi sự bồi đắp và tích tụ của sơng Lơ. Kiến trúc nhà ở mang tính chất nơng thơn, có quy mơ lớn; cơ sở hạ tầng khu vực này phát triển chậm chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

e. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

* Giao thơng

Với vai trị là đầu trung tâm kinh tế, xã hội của tỉnh, hệ thống giao thông của thành phố luôn được đầu tư cải tảo và nâng cấp thường xuyên. Hệ thống giao thông của thành phố chủ yếu là đường bộ.

Trên địa bàn thành phố có nhiều tuyến giao thơng quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố như: tuyến quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C, tuyến đường thuỷ (sông Lô) và hệ thống giao thơng nội thị tương đối hồn chỉnh.

Trong năm 2019 thành phố đã quy hoạch, xây dựng đường Bình Thuận, đường Tân Quang 2 với 2 trục chính là Phố Lý Nam Đế và đường Trần Phú, đường khu vực Xuân Hoà... Nâng cấp xây dựng trên 40 tuyến đường với tổng chiều dài là 34.465 m. Trong đó có 43 tuyến đường bê tơng với tổng chiều dài 9.997 m, 12 tuyến đường rải nhựa với tổng chiều dài 17.480 m.

Những năm gần đây thành phố đã quan tâm đầu tư nhiều vào thực hiện chương trình kiên cố hố, xây dựng hồn chỉnh và nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống các cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn, đặc biệt là các vùng chuyên canh trồng rau, hoa…

Hệ thống cấp thoát nước hiện tại phục vụ được cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được thực hiện khá đồng bộ theo quy hoạch mở rộng đô thị năm 1995 và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

f. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

Qua việc xem xét về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thành phố cho thấy những thuận lợi và khó khăn cụ thể như sau:

- Những thuận lợi:

+ Thành phố có số dân tương đối cao, lực lượng lao động dồi dào, có trình độ. Mật độ dân số cao và tốc độ đơ thị hố đang gây sức ép mạnh mẽ đến vấn đề sử dụng đất đai cũng như các nguồn tài nguyên khác.

+ Cơ cấu kinh tế trong những năm qua có bước phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp; phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhân văn của địa phương.

+ Mạng lưới giao thông của thành phố tương đối hoàn chỉnh, thường xuyên được duy tu sửa chữa là điều kiện thuận lợi, đóng vai trị quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố, tỉnh và quốc gia.

+ Bên cạnh đó sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp nhằm đưa thành phố phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương và tinh thần yêu nước của nhân dân trong thành phố.

- Những khó khăn, tồn tại:

+ Chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của đất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động để phát triển kinh tế nông nghiệp. Đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ và nhân rộng điển hình cịn hạn chế.

+ Công nghiệp phát triển mạnh, tuy nhiên cần mở rộng đầu tư hơn nữa về dây chuyền cơng nghệ, máy móc để các loại hàng hố có chất lượng đủ sức

cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động du lịch chưa được quan tâm đúng mức, khai thác tiềm năng về lĩnh vực này.

+ Lực lượng lao động trên địa bàn rất dồi dào, tuy nhiên số qua đào tạo, có trình độ cịn chưa nhiều.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 2019 (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)