Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đặc điểm sản xuất và điều kiện nhà xưởng của công ty
4.1.1. Đặc điểm sản xuất
Công ty TNHH Smart Shirts là công ty 100% vốn đầu tư của nước ngoài với quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn khác nhau với quy mô lớn, sản lượng khoảng 30000 sản phẩm/tháng. Hệ thống nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, công nghệ được đầu tư hiện đại, nên các yếu tố môi trường lao động so với các công ty may trên địa bàn tỉnh là tương đối tốt. Các công đoạn sản xuất chính của công ty được mô phỏng theo mô hình sau:
Hình 4.3. Quy trình sản xuất của công ty
Thiết kết dập:Thợ làm rập triển khai làm mẫu rập đầu tiên của bản thiết kế một
theo kích thước tiêu chuẩn. Nó được làm bằng phương pháp phác thảo mẫu và mục đích làm rập là may mẫu để kiểm tra trước.
May mẫu: chuyển những bộ rập đầu tiên đến bộ phận may để ráp lại thành trang phục. Sau khi may xong hàng mẫu, nhóm các nhà thiết kế, thợ làm rập và chuyên gia may sẽ đánh giá lại. Nếu cần điều chỉnh họ sẽ làm lúc này.
Làm dập sản xuất: dựng bằng phần mềm CAD/CAM. Ngày nay nhiều công ty phát triển CAD/CAM vì nó dễ thao tác, vận hành trơn tru và thêm vào đó là tính chính xác mà phương pháp thủ công không thể đảm bảo được. Các mẫu rập sản xuất tạo trên CAD/CAM có thể lưu trữ dễ dàng và sửa đổi bất kì lúc nào.
Nhảy cỡ: Mục đích của nhảy cỡ là để tạo ra rập với kích cỡ khác nhau. Nhảy
cỡ là phóng to hoặc thu nhỏ rập để điều chỉnh rập đó thành nhiều kích thước. Kích cỡ rập có thể là rộng, vừa và nhỏ hoặc theo kích thước rập chuẩn là 10, 12, 14, 16 … cho vóc người khác nhau.Đây là cách thông thường chúng ta có được các cỡ S M L XL XXL. Nhảy kích rập theo phương pháp thủ công là một công việc phiền toái vì người nhảy kích phải thay đổi từng chi tiết trên rập từ vòng nách đến vòng cổ, ống tay áo, cổ tay áo, …
Giác sơ đồ: Bộ phận đo sẽ xác định chiều dài mỗi kiểu cần và số đo của quần
áo. Phần mềm máy tính giúp những kỹ thuật viên sắp xếp tối ưu nhất nhằm sử dụng vải hiệu quả. Điểm giác được vẽ dựa trên rập gắn trên vải bằng keo dính hoặc ghim. Chúng được đặt sao cho số lượng vải hao phí ở mức tối thiểu trong quá trình cắt. Sau khi hoàn thành giác sơ đồ, nhà sản xuất có thể tính toán được số lượng vải cần đặt để may. Do vậy bước này hết sức quan trọng.
Trải vải: Nhờ sự trợ giúp của máy trải, vải được xếp chồng lên nhau theo độ
dài hoặc số lớp có thể dài đến 100ft (30.5 m) và dày hàng trăm lớp (miếng vải).
Cắt vải: Sau đó vải được cắt bằng máy cắt phù hợp. Những máy này có thể là
máy cắt theo đường với phương thức hoạt động tương tự máy cưa; phần cắt có lưỡi dao quay; máy có lưỡi nghịch đảo cưa lên và xuống; khuôn chết tương tự máy ép dập; hoặc các loại vi tính hóa sử dụng lưỡi cưa hoặc tia laser để cắt vải theo hình dạng mong muốn.
Phân loại vải/ Đóng gói: Các máy phân loại vải phân loại các mẫu rập theo
kích thước và thiết kế và đóng gói chúng lại thành các xấp. Bước này đòi hỏi nhiều sự chính xác vì đóng gói các mẫu rập không đúng sẽ tạo ra vấn đề nghiêm trọng. Trên mỗi xấp có thông số rõ ràng về kích thước các mẫu và sơ đồ rập đính kèm.
Cắt/Ráp: Có các trạm may để may các phần khác nhau của các mảnh vải đã
cắt. Ở nơi này, có nhiều công nhân đứng máy thực hiện một công việc riêng lẻ. Một công nhân đứng máy này có thể may các đường may thẳng, trong khi người khác có thể lồng ống tay áo. Thế nhưng, hai công nhân đứng máy khác có thể may các
đường may eo và khoét lỗ cúc áo. Các máy may công nghiệp khác nhau cũng có thể tạo ra các loại mũi may khác nhau. Những máy này cũng có cấu hình khung khác nhau. Một số máy làm việc liên tục và dẫn tiến bước chúng đã hoàn thành trực tiếp vào máy tiếp theo, trong khi các tổ máy có nhiều máy thực hiện các công việc tương tự nhau được giám sát bởi chỉ một công nhân đứng máy. Tất cả các nhân tố này quyết định những bộ phận của một bộ quần áo có thể được may tại trạm đó. Cuối cùng, các bộ phận đã được may của quần áo, chẳng hạn như tay áo hoặc ống quần, được lắp ráp lại với nhau để cung cấp cho ra hình dáng cuối cùng của bộ quần áo.
Kiểm định: Đường may hở, kỹ thuật may sai, màu chỉ không đúng, và thiếu
mũi, gấp nếp sai, căng chỉ và mép vải không viền là một số lỗi may ảnh hưởng xấu đến chất lượng may mặc. Trong quá trình kiểm tra chất lượng cần phải rà soát từng sản phẩm để tránh những lỗi này.
Ủi/ hoàn thành: Các bước tiếp theo là hoàn thiện và/hoặc trang trí. Tạo dáng được thực hiện bằng cách bằng dùng áp suất, nhiệt, độ ẩm, hoặc một số kết hợp khác. Ủi, xếp li và gấp nếp là quá trình tạo mẫu cơ bản. Gấp nếp hầu như hoàn thành trước những bước khác như may gấu quần áo. Gấp nếp cũng được thực hiện trước các khâu trang trí như thêm túi, may đính thêm, thêu logo …Máy ép dáng đứng là các máy tự động. Chúng thực hiện các bước ủi đơn giản, chẳng hạn như sửa nếp nhăn của áo dệt kim, xung quanh hình thêu và nút bấm, và ở những nơi khó ủi trên quần áo.
Kiểm định lần cuối: Đối với ngành công nghiệp dệt may, chất lượng sản phẩm
được tính toán trên chất lượng và tiêu chuẩn của các loại xơ, sợi, cấu trúc vải, độ bền màu, thiết kế và thành phẩm. Kiểm soát chất lượng đối với sản xuất, tiền bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, giao hàng, giá cả,… là rất cần thiết đối với bất kỳ nhà sản xuất hàng may mặc, kinh doanh hoặc xuất khẩu. Bất kỳ vấn đề thường thấy nào liên quan đến chất lượng trong sản xuất hàng may mặc như may, màu sắc, kích thước, hoặc lỗi sản phẩm đều không được xem nhẹ.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 03 khu vực chính:
-Khu vực chuyền may: sắp xếp 10 dây chuyền may, mỗi dây chuyền có từ 25- 35 lao động bố trí trong mặt bằng nhà xưởng 800m2, các công việc chính của công nhân là may gia công các sản phẩm theo đơn đặt hàng chủ yếu là quần áo sơ mi,
jacket..., với quy trình lao động khép kín theo 1 dây chuyền từ khâu cắt, may cho đến đóng gói thành phẩm. Bàn đặt máy may được xếp sát nhau, tuy tiếng ồn và độ rung do hoạt động của máy may ở khu vực này không vượt quá TCCP, nhưng nguy cơ gây cho người lao động căng thẳng, mệt mỏi do phải tiếp xúc liên tục trong suốt ca làm việc. Ngoài ra, yếu tố ánh sáng, bụi và tư thế lao động gò bó (chủ yếu là ngồi) cũng là nguyên nhân gây lên tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm thị lực và các triệu chứng bệnh lý về đường hô hấp.
-Khu vực nhà lông: sắp xếp thành 4 dãy, mỗi dãy có 20 máy rập lông, mỗi dãy máy có từ 20-25 công nhân điều khiển máy, được bố trí trong mặt bằng có diện tích là 120m2. Công việc chính của công nhân là rập, ép lông vào khuôn mẫu sẵn. Đặc trưng nhất của môi trường lao động tại đây là nồng độ bụi bông, sợi luôn cao đặc biệt vào mùa đông (lượng đơn hàng áo jacket nhiều). Để tránh phát tán bụi sang các phân xưởng lân cận nên khu vực này được bố trí kín, độ thông thoáng khí kém. Tuy được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ (mũ, kính, khẩu trang, nhít tai) nhưng vẫn cần khám sức khỏe và khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cho người lao động tại đây.
-Khu vực chuyền thêu: sắp xếp thành 2 dãy, mỗi dãy gồm 15 máy thêu được bố trí trong nhà xưởng có diện tích 120 m2. Công việc chính của công nhân là điều kiển máy theo các chương trình, mẫu hàng có sẵn, kiểm tra lỗi. Qua quan sát thực tế và kết quả nghiên cứu thì môi trường và điều kiện làm việc tại chuyền thêu khá tốt. 4.1.2. Đặc điểm về điều kiện nhà xưởng và môi trường lao động
Công ty TNHH Smart Shirts Bắc Giang có hơn 600 lao động với ngành nghề chính là may mặc. Trong đó:
-Lãnh đạo công ty: 16 người (chiếm 2,56%)
-Cán bộ kỹ thuật (trình độ cao đẳng, đại học): 225 người (chiếm 36%) -Lao động phổ thông: 384 người (chiếm 61,44%)
-Lao động nữ: 544 người (chiếm 87%) -Lao động nam: 81 người (chiếm 13%).
-Lao động trên 30 tuổi: 289 người (chiếm 46,2%) -Lao động dưới 30 tuổi: 336 người (chiếm 53,8%)
Để giúp người lao động yên tâm công tác, ngoài việc đảm bảo chế độ tiền lương, thưởng công ty còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác như: đào tạo, tập huấn định kỳ cho người lao động về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, trang
cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định, đảm bảo chế độ ăn ca, độc hại cho người lao động,…
Thời gian lao động theo quy định của công ty là làm 1 ca từ 7h30 đến 16h30 cùng ngày, nghi ca 30 phút.
Nhà xưởng bố trí thoáng, có lối đi lại đu rộng giữa các chuyền, có lắp đặt giàn mát bằng hơi nước và hệ thống quạt hút gió lớn trong nhà xưởng để điều tiết nhiệt độ và tốc độ gió vào thời điểm nắng nóng. Thiết bị máy may chủ yếu là máy bán tự động chạy bằng điện được nhập từ các hãng như Đức, Nhật bản.
Cán bộ an toàn lao động của công ty cho biết, công ty quy định về thời gian lao động là làm 1 ca từ 7h30 sáng đến 16h30 chiều cùng ngày, nghỉ ca ăn trưa 30 phút. Tuy nhiên, vào thời vụ đơn hàng nhiều, do thiếu nhân lực do đó phải tăng ca, giãn ca từ 1-2 tiếng, điều này lãnh đạo công ty nhận thấy cũng sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe công nhân, làm người công nhân mệt mỏi, đảo lộn sinh hoạt của người. Do đặc thủ may công nghiệp là theo dây chuyền, áp lực công việc tập thể nên người lao động cũng không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thay đồi tư thế để tránh mệt mỏi, tập trung quá lâu.
Vấn đề dinh dưỡng và các điều kiện phúc lợi xã hội khác cho người lao động cũng được ban lãnh đạo cùa công ty đã rất quan tâm. Như công tác chăm sóc dinh dưỡng, công ty cũng rất quan tâm chế độ ăn uống và an toàn thực phẩm, do đó công ty đà có nhà ăn tập thể cung cấp bữa trưa miễn phí cho người lao động. Bố trí các bình nước uống trong nhà xưởng, ngoài hành lang, nhà ăn đế phục vụ công nhân. Công ty cũng bố trí trên 20 vòi nước rửa tay bố trí ở khu vực nhà vệ sinh và khu vực lân cận cho người lao động sử dụng.