Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016 (Trang 51 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Thực trạng sức khỏe người lao động của công ty TNHH Smart Shirts Bắc

4.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Từ nhiều năm nay, sức khỏe của lao động nữ đã được nhiều tác giả quan tâm. May mặc được coi là nghề phù hợp với nữ giới. Kết quả nghiên cứu tại Biểu đồ 4.4 cho thấy tỷ lệ công nhân nữ ở cả 3 khu vực nghiên cứu (chuyền may, nhà lông và chuyền thêu là 92,5%. Đây cũng là vấn đề chung của ngành may mặc được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và khuyến cáo trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động là nữ trong nghề may, mặc. Shyam Pingle năm 2008, khi nghiên cứu về những thách thức đối với Y học lao động tại các nước đang phát triển và vai trò của các tổ chức nghề nghiệp phi chính phủ cũng cho rằng lao động nữ đang là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn (Bùi Hoài Nam và Nguyễn Đức Trọng, 2005).

Biểu đồ 4.1. Thực trạng tỷ lệ lao động theo giới tính

Từ biểu đồ 4.1 ta thấy tỷ lệ lao động nữ chiếm đại đa số (92,5%), lao động nam chiếm tỷ lệ nhỏ (7,5%). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Hoài Nam - Nguyễn Đức Trọng (2008) và nhiều nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phản ánh đúng thực tế phân bố lao động theo Giới ở các khu công nghiệp hiện nay chủ yếu là lao động Nữ, đặc biệt với ngành nghề may mặc.

Biểu đồ 4.2. Thực trạng phân loại sức khỏe ở lao động nữ

Nhận xét:

Từ biểu đồ 4.2 có thể chỉ ra rằng: số lượng lao động có sức khỏe loại I&II của các năm chiếm tỷ lệ cao nhất so với số lao động có sức khỏe loại III và số lao động có sức khỏe loại IV&V; tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II giảm từ 98,9% (khám đầu vào) xuống 81,6% (năm 2017) qua các năm; trong khi đó tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng từ 1,1% (khám đầu vào) lên 13,5% (năm 2017); tỷ lệ lao động có sức khỏe loại IV%V tăng từ 0% (khám đầu vào) lên 4,9% (năm 2017).

Biểu đồ 4.3. Thực trạng phân loại sức khỏe ở lao động nam

% %

Nhận xét:

Qua biểu đồ 4.3 cho thấy, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II giảm từ 100% (khám đầu vào) xuống 86,7% (năm 2017) qua các năm; tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng từ 0% (khám đầu vào) lên 13,3% (năm 2017); Không có lao động nào có sức khỏe loại IV&V.

Từ biểu đồ 4.2 và 4.3 ta thấy, ở lao động nam tỷ lệ giảm từ sức khỏe loại I&II xuống sức khỏe loại IV&V chậm hơn so với lao động nữ.

Biểu đồ 4.4. Thực trạng tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi

Tuổi đời của công nhân thường liên quan đến khả năng lao động. Số liệu thu được sau nghiên cứu của chúng tôi tại Biểu đồ 4.4 cho thấy công nhân ở các chuyền được nghiên cứu (chuyền may, nhà lông và chuyền thêu) tỷ lệ công nhân có tuổi đời dưới 30 chiếm 49,5% và nhóm trên 30 chiếm 50,5%. Như vậy, công nhân lớn tuổi có vấn đề sức khỏe hay vì sự gắn bó với nghề là yếu tố ảnh hưởng đang cần được nghiên cứu thêm. Nếu vấn đề sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng quan trọng thì công tác chăm sóc sức khỏe công nhân nữ ở đây cần được đặt ra một cách cấp thiết hơn.

Biểu đồ 4.5. Thực trạng phân loại sức khỏe ở nhóm tuổi dưới 30

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ 4.5 chúng ta có thể thấy, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II giảm dần từ 99% (khám đầu vào) giảm xuống còn 83,8% (năm 2017) qua các năm nghiên cứu; tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 1% (khám đầu vào) tăng lên 11,1% (năm 2017); tỷ lệ lao động có sức khỏe loại IV&V xuất hiện từ khám lần 1/2016 là 1% và đến năm 2017 tăng lên 5,1%.

Biểu đồ 4.6. Thực trạng phân loại sức khỏe ở nhóm tuổi trên 30

% %

Nhận xét:

Từ biểu đồ 4.6 ta nhận thấy, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II giảm dần từ 99% (khám đầu vào) giảm xuống còn 80,2% (năm 2017) qua các năm nghiên cứu.

Trong khi đó, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 1% (khám đầu vào) tăng lên 15,8% (năm 2017); tỷ lệ lao động có sức khỏe loại IV&V xuất hiện từ khám lần 1/2015 là 1% và đến năm 2017 tăng lên 4%.

So sánh giữa 2 biểu đồ về phân loại sức khỏe ở nhóm tuổi dưới 30 và nhóm tuổi trên 30 ta thấy: tỷ lệ lao động suy giảm sức khỏe ở nhóm dưới 30 tuổi chậm hơn so với nhóm dưới 30 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)