Phương pháp đo đạc môi trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016 (Trang 37 - 39)

Phần 3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Phương pháp đo đạc môi trường lao động

Kỹ thuật khảo sát đo đạc các yếu tố môi trường lao động được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang.

Trong phần này phương pháp thu thập thông tin là phương pháp đo đạc môi trường lao động. Cụ thể, kỹ thuật thu thập thông tin được được thực hiện theo thường quy kỹ thuật đo đạc môi trường, chi tiết như sau:

-Đo vi khí hậu: Mỗi vị trí bắt buộc phải đo 3 yếu tố đó là nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ lưu chuyển không khí (vận tốc gió), đo đồng thời 3 yếu tố trên tại các vị trí làm việc của công nhân. Đo đúng vị trí người lao động khi làm việc, đo ngang ngực người lao động. Đo cả ngoài trời tại thời điếm tương ứng để so sánh. Thiết bị đo được kiểm chuẩn theo quy định.

+ Nhiệt độ không khí: Được xác định bằng máy đo TK 110 - 112 của Nhật (đơn vị 0C). Thiết bị đo đặt cách sàn làm việc 0,5 - l,5m tương ứng vị trí của người lao động. Đọc kết quả khi số hiện ổn định.

+ Độ ẩm tương đối của không khí được xác định bằng máy GOCT 6353-52 46 của Mỹ (đơn vị %). Thiết bị đo đặt cách sàn làm việc 0,5 - l,5m tương ứng vị trí của người lao động. Đọc két quả khi số hiện ổn định.

+ Tốc độ lưu chuyển không khí được xác định bằng máy đo vận tốc gió TGL 7394 của Nga (đơn vị m/s). Đặt máy đo đúng với hướng gió. Đọc kết quả khi số hiện ổn định.

-Đo cường độ chiểu sáng: Sử dụng máy đo chiếu sáng M&MPro LMLX101 của Mỹ (đơn vị lux). Khi đo đặt ngửa tế bào quang điện trên mặt phẳng cần đo, tránh bóng che ngẫu nhiên. Thiết bị đã được kiểm chuẩn. Đọc kết quả khi số hiện ổn định.

-Đo cường độ tiếng ồn: Sử dụng máy đo cường độ tiếng ồn có phân tích giải tần số M&MPro NLSL-5816 của Mỹ (đơn vị dBA). Đo tại vị trí làm việc của công nhân. Thiết bị đã được kiếm chuẩn. Đọc két quá khi số hiện ổn định.

-Đo nồng độ bụi toàn phần: sử dụng máy hiện sổ NS 42512 của Mỹ. Đặt máy đo ngang tầm hô hấp của công nhân, đọc kết quả khi số hiện ổn định. Kết quá biểu thị bằng nồng độ bụi toàn phần (đơn vị mg/m3).

-Đo nồng độ khí CO2: dùng máy đo phát hiện nhanh khí CO2 bàng máy Testo 535 của Đức. Đặt máy đo ngang tầm hô hấp của công nhân, đọc kết quá khi số hiện ôn định.

+ Tiêu chuẩn áp dụng: Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động. Và TCVN 5508:2009 áp dụng đối với không khí vùng làm việc.

+ Yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ không khí (≥200C; ≤34°C); Độ ẩm tương đối không khí (< 80%); Vận tốc gió (0,2-l,5 m/s).

+ Cường độ chiếu sáng (> 500 lux). + Cường độ tiếng ồn (< 85 dBA)

+ Nồng độ bụi: Bụi toàn phần (< 8 mg/m3); + Nồng độ hơi khí độc: Khí CO2 (< 1800 mg/m3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)