Bệnh lý cơ xương khớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016 (Trang 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Ảnh hưởng một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của người lao động

4.4.2. Bệnh lý cơ xương khớp

Bảng 4.7. Bệnh lý cơ xương khớp tại 03 khu vực nghiên cứu

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 2 1,0 0 0 P>0,05 Lần 1/2015 9 4,5 5 7,1 P>0,05 Lần 2/2015 11 5,5 2 2,9 P>0,05 Lần 1/2016 16 8,0 5 7,1 P>0,05 Lần 2/2016 56 28,0 5 7,1 P<0,05 Lần 1/2017 87 43,5 6 8,6 P<0,05 Nhận xét:

Tỷ lệ lao động có bệnh lý cơ xương khớp ở nhóm tiếp xúc trực tiếp tăng dần qua các năm nghiên cứu: 1,5% (khám đầu vào) tăng lên 43,5% (năm 2017). Những lần khám lần đầu, mối liên quan giữa nhóm lao động tiếp xúc trực tiếp và nhóm lao động tiếp xúc gián tiếp không có sự khác biệt (p>0,05). Nhưng đến năm 2017 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05): nhóm tiếp xúc trực tiếp là 87 người (43,5%), nhóm tiếp xúc gián tiếp 6 người (8,6%).

Bảng 4.8. Bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền thêu

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 0 0 0 0 P>0,05 Lần 1/2015 0 0 5 7,1 P>0,05 Lần 2/2015 7 35 2 2,9 P<0,05 Lần 1/2016 8 40 5 7,1 P<0,05 Lần 2/2016 9 45 5 7,1 P<0,05 Lần 1/2017 12 60 6 8,6 P<0,05 Nhận xét:

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 4.8 ta nhận thấy, sự khác biệt về tỷ lệ người mắc bệnh lý cơ xương khớp ở chuyền thêu và khu vực đối chứng có ý nghĩa thống kê ở năm 2016 và 2017 (với p<0,05). Bắt đầu từ năm 2015 tỷ lệ người mắc bệnh lý cơ

xương khớp tăng nhanh từ 0% lên 60% năm 2017. Trong khi đó, tỷ lệ này lại tăng không đáng kể ở khu vực đối chứng (7,1% - năm 2015 tăng lên 8,6% - năm 2017).

Bảng 4.9. Bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền may

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 2 1,3 0 0 P>0,05 Lần 1/2015 0 0 5 7,1 P>0,05 Lần 2/2015 38 23,8 2 2,9 P<0,05 Lần 1/2016 51 31,9 5 7,1 P<0,05 Lần 2/2016 69 43,1 5 7,1 P<0,05 Lần 1/2017 74 46,3 6 8,6 P<0,05 Nhận xét:

Nhìn vào kết quả nghiên cứu ở bảng 4.9, tỷ lệ người mắc bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền may tăng nhanh qua các năm nghiên cứu (1,3% - khám đầu vào tăng lên 46,3% - năm 2017). Trong khi đó ở khu vực đối chứng thì tỷ lệ này cũng tăng dần nhưng rất thấp (. Ta có thể thấy rõ sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 4.4.3. Suy giảm thị lực

Bảng 4.10. Suy giảm thị lực tại 03 khu vực nghiên cứu

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 39 19,5 6 8,6 P>0,05 Lần 1/2015 43 21,5 6 8,6 P>0,05 Lần 2/2015 43 21,5 6 8,6 P>0,05 Lần 1/2016 45 22,5 6 8,6 P>0,05 Lần 2/2016 52 26 7 10 P>0,05 Lần 1/2017 53 26,5 8 11,4 P>0,05 Nhận xét:

Nhìn chung, tỷ lệ người lao động suy giảm thị lực ở cả 03 khu vực chúng tôi nghiên cứu đều cao (19,5% - 26,5%), tuy nhiên tỷ lệ này không tăng nhiều qua các năm nghiên cứu. Và sự khác biệt so với khu vực đối chứng không có ý nghĩa thống kê (với p>0,05).

Bảng 4.11. Suy giảm thị lực tại chuyền may

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 12 7,5 6 8,6 P>0,05 Lần 1/2015 19 11,9 6 8,6 P>0,05 Lần 2/2015 22 13,8 6 8,6 P>0,05 Lần 1/2016 28 17,5 6 8,6 P<0,05 Lần 2/2016 46 28,8 7 10 P<0,05 Lần 1/2017 47 29,4 8 11,4 P<0,05 Nhận xét:

Qua kết quả trên bảng 4.11, nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người lao động bị suy giảm thị lực ở chuyền may và chuyền đối chứng ở lần khám đầu vào và năm 2015 không khác nhau nhiều. Nhưng lần khám năm 2016 (trực tiếp là 28,8%; gián tiếp là 10%) và 2017 (trực tiếp là 29,4%; gián tiếp là 11,4%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 4.12. Suy giảm thị lực tại chuyền thêu

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 3 15 6 8,6 P>0,05 Lần 1/2015 4 20 6 8,6 P>0,05 Lần 2/2015 4 20 6 8,6 P>0,05 Lần 1/2016 5 25 6 8,6 P>0,05 Lần 2/2016 6 30 7 10 P<0,05 Lần 1/2017 6 30 8 11,4 P<0,05 Nhận xét:

So giữa kết quả nghiên cứu ở bảng 4.11 và bảng 4.12 ta thấy tỷ lệ người lao động suy giảm thị lực ở khu vực chuyền may và chuyền thêu tương đương nhau ở các năm. Cụ thể, ở 2 lần khám cuối, tỷ lệ này dao động từ 28,8% đến 30%. Nhưng tỷ lệ này lại cao hơn so với kết quả nghiên cứu ở bảng 4.10 (26,5%). Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ người lao động bị suy giảm thị lực trung bình ở 03 khu vực chúng tôi nghiên cứu thấp hơn so với chuyền may và chuyền thêu.

4.4.4. Triệu chứng đau đầu

Bảng 4.13. Triệu chứng đau đầu tại 03 khu vực nghiên cứu

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 1 0,5 0 0 p>0,05 Lần 1/2015 3 1,5 4 5,7 p>0,05 Lần 2/2015 18 9,0 4 5,7 p>0,05 Lần 1/2016 41 20,5 2 2,9 p<0,05 Lần 2/2016 56 28,0 3 4,3 p<0,05 Lần 1/2017 65 32,5 4 2,5 p<0,05 Nhận xét:

Bảng kết quả trên cho thấy rằng: tỷ lệ nhóm lao động tiếp xúc trực tiếp có biểu hiện đau đầu tăng dần qua các lần khám tiếp theo: 0,5 % (khám đầu vào) tăng lên 32,5% (năm 2017). Trong khi đó, so với tỷ lệ nhóm lao động tiếp xúc gián tiếp lại thấp hơn rất nhiều (chiếm 4,3%). Sự khác biệt này càng rõ ràng và có ý nghĩa thống kê ở những lần khám sau (p<0,05).

Bảng 4.14. Triệu chứng đau đầu tại chuyền may

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 10 6,3 0 0 p>0,05 Lần 1/2015 6 3,7 4 5,7 p>0,05 Lần 2/2015 21 13,1 4 5,7 p>0,05 Lần 1/2016 37 23,1 2 2,9 p<0,05 Lần 2/2016 39 24,4 3 4,3 p<0,05 Lần 1/2017 36 22,5 4 2,5 p<0,05 Nhận xét:

Kết quả ghiên cứu ở bảng 4.14 chỉ ra rằng, tỷ lệ người có triệu chứng đau đầu ở chuyền may so với khu vực hành chính, văn phòng có sự khác biệt rõ ràng (ở năm 2016 & 2017). Cụ thể như: năm 2017 người tiếp xúc trực tiếp là 23,1%, người tiếp xúc gián tiếp là 2,5%. Như vậy sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 4.15. Triệu chứng đau đầu tại chuyền thêu

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 1 5 0 0 P>0,05 Lần 1/2015 1 5 4 5,7 P>0,05 Lần 2/2015 7 35 4 5,7 P<0,05 Lần 1/2016 11 55 2 2,9 P<0,05 Lần 2/2016 12 60 3 4,3 P<0,05 Lần 1/2017 12 60 4 2,5 P<0,05 Nhận xét:

Tỷ lệ người có triệu chứng đau đầu ở khu vực nhà lông rất cao, và cao hơn so với chuyền may là 2,7 lần; khu vực nhà lông là 1,7 lần (tính đến năm 2017). Và so với khu vực đối chứng là 24 lần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 4.16. Triệu chứng đau đầu tại nhà lông

Lần khám Trực tiếp Gián tiếp P

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Khám đầu vào 0 0 0 0 P>0,05 Lần 1/2015 1 5 4 5,7 P>0,05 Lần 2/2015 0 0 4 5,7 P>0,05 Lần 1/2016 9 45 2 2,9 P<0,05 Lần 2/2016 6 30 3 4,3 P<0,05 Lần 1/2017 7 35 4 2,5 P<0,05 Nhận xét:

Nhìn vào kết quả nghiên cứu ở bảng 4.13 và 4.16 cho thấy, tỷ lệ người lao động có triệu chứng đau đầu trung bình ở cả 3 khu vực nghiên cứu (32,5%) tương đương với khu vực nhà lông (35%). Nhưng so với kết quả nghiên cứu ở nhà lông thì tỷ lệ người lao động có triệu chứng đau đầu ở chuyền thêu trên bảng 4.15 (60% - năm 2017) cao hơn 1,7 lần so khu vực nhà lông. Ở các lần khám năm 2015 và 2016, sự khác biệt về tỷ lệ người lao động có triệu chứng đau đầu làm việc tại nhà lông so với khu vực văn phòng có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận chính như sau: Công ty TNHH Smart Shirts Bắc Giang là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài với hơn 600 lao động với quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn khác nhau với quy mô lớn, sản lượng khoảng 30000 sản phẩm/tháng. Do được xây mới hoàn toàn và sản phẩm chủ yếu xuất khẩu đi nước ngoài nên hệ thống nhà xưởng, thiết bị công nghệ hiện đại.

Kết quả khảo sát về vi khí hậu của công ty cho thấy các khu vực nghiên cứu qua các năm đều có nhiệt đạt TCVSCP, chỉ lần 2/2016 có 35/40 mẫu đo vượt TCVSLĐ từ 1-1,20C; Tốc độ gió có 103/200 mẫu không đạt; Cường độ chiếu sáng tại các vị trí làm việc có 127/200 mẫu không đạt TCVSCP, chủ yếu tập chung ở khu vực các chuyền may và nhà lông; Khu vực nhà lông và chuyền thêu, cường độ tiếng ồn chung đều vượt TCCVSCP từ 10-37 dBA; Nồng độ bụi toàn ở khu vực nhà lông có 30/50 mẫu đo vượt TCVSCP; Nồng độ khí CO2 có 49/200 mẫu vượt TCVSCP tập trung ở khu vực chuyền may và nhà lông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sức khỏe người lao động ở các khu vực nghiên cứu thuộc sức khỏe loại I&II, giảm dần những lần khám về sau. Trong khi đó, tỷ lệ sức khỏe loại III và loại IV&V tăng dần những lần khám về sau. Đặc biệt, tại chuyền may: Sức khỏe loại I&II từ 98,8% giảm còn 82,5%; Sức khỏe loại III từ 1,2% tăng lên 11,9%; Sức khỏe loại IV&V tăng từ 0% lên 5,6%; Phân loại lao động theo tuổi đời cho thấy nhóm tuổi dưới 30 và nhóm tuổi trên 30 có tỷ lệ tương đương nhau. Nhóm tuổi dưới 30 có tỷ lệ sức khỏe loại I&II chiếm 99% giảm còn 83,8%; sức khỏe loại III chiếm 1 % tăng lên 11,1%; sức khỏe loại IV&V từ 1% tăng lên 5,1%. Nhóm trên 30 tuổi, tỷ lệ sức khỏe loại I&II chiếm 99% giảm còn 80,2%; tỷ lệ sức khỏe loại III từ 1% tăng lên 15,8%; tỷ lệ sức khỏe loại IV&V từ 0% tăng lên 4%; Trong số 200 đối tượng nghiên cứu có 175 là nữ giới chiếm 87,5% và 15 là nam giới và chiếm 12,5%; Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ở công nhân nữ: lao động có sức khỏe loại I&II từ 98,9% giảm xuống còn 81,6%, ở công nhân nam có sức khỏe loại I&II từ 100% giảm xuống còn 86,7%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân mắc một số triệu chứng, bệnh lý khi làm việc trong tại chuyền may, chuyền thêu và nhà lông so với nhóm công nhân đối chứng (làm việc hành chính, văn phòng, bảo vệ) đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Cụ thể là triệu chứng đau đầu, suy giảm thị lực, bệnh lý về chức năng hô hấp và bệnh lý về cơ xương khớp.

5.2. KIẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, để cải thiện môi trường lao động cũng như nâng cao hiệu quả lao động cho công ty, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: - Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: mũ, khẩu trang, quần áo, giầy dép,.. - Tăng số bóng đèn ở một số chuyền như: chuyền may, nhà lông.

- Cải thiện hệ thống điều hòa và quạt thông gió, đặc biệt vào thời điểm mùa hè. - Đo kiểm môi trường lao động và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định của luật lao động.

- Trong thời gian nghỉ giữa giờ nên khuyến khích công nhân tập thể dục nhẹ nhàng tại vị trí làm việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài Liệu Tiếng Việt:

1. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2012). Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân may, Bộ Lao động thương binh & Xã hội - Hà Nội

2. Bộ Y tế - Cục quản lý môi trường y tế (2015). Luật an toàn vệ sinh lao động.

3. Bộ Y tế - Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (2015). Nâng cao năng lực đo, kiểm tra môi trường lao động và kiểm soát các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động cho các tuyến.

4. Bộ Y tế - Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2012). Sức khỏe nghề nghiệp. 5. Bộ Y tế (1997). Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe và bệnh tật (Thông tư 1613), Bộ Y

tế - Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2003). Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2011). Bảng phân loại sức khỏe và bệnh tật. Thông tư 36/TTLT-BYT- BQP của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng ngày 17/10/2011.

8. Bùi Doãn Trung, Nguyễn Đức Trọng (2008). Nghiên cứu môi trường lao động và tình sức khoẻ bệnh tật cán bộ, công nhân của nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị - Hà Nội, Tạp chí Bảo hộ lao động, (63), tr. 17-19.

9. Bùi Hoài Nam, Nguyễn Đức Trọng (2005). Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH Minh Anh. Tạp chí y học dự phòng, XXV, (8).

10. Chen Tai Chi (2012). Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân Công ty may xuất khẩu Đại Đồng, Đông Hưng - Thái Bình, Nhà xuất bản International Chen Style Tai Chi Development Center.

11. Đỗ Hàm (2007). Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

12. Đỗ Hàm (2010). Vệ sinh môi trường & lao động, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Hà Nội.

13. Hà Tất Thắng, Nguyễn Anh Thơ, Dương Quý Như (2012). Thực trạng thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động, Báo cáo khoa học toàn văn - Hội nghị khoa học Quốc tế lần thứ IV về Y học lao động và vệ sinh môi trường, Tạp chí Y học thực hành.

14. Hoàng Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Bích Liên (2010). Thực trạng sức khỏe công nhân Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội, Tạp chí Bảo hộ lao động, (4). tr. 23 - 25.

15. Hoàng Thị Thúy Hà (2015). Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ Vệ sinh Xã hội học và Tổ chức Y tế, Đại học Y Dược Thái Nguyên.

16. Hoàng Trọng Sỹ (2007). Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khoẻ lao động nữ ở một số doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Bảo hộ lao động, (154). 17. Hoàng Văn Tiến (2004), Nghiên cứu thực trạng môi trường và sự liên quan giữa

một số yếu tố nghề nghiệp với sức khoẻ, bệnh tật ở công nhân mỏ than Na Dương Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Y học, chuyên ngành Y học Dự phòng - Đại học Y dược Thái Nguyên.

18. Khúc Xuyền (2005). Xã hội hóa quản lý môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp bảo vệ sức khỏe người lao động trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

19. Lê Thanh Tuấn (2003), Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động và sức căng thẳng nghề nghiệp ở Công ty Dệt may Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa - Trường Đại học Y Hà Nội.

20. Lê Thị Thanh Hoa (2013). Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng La Hiên Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược Thái Nguyên.

21. Natee Lumnok (2008). Hiệu quả của chương trình dự phòng đau cơ dựa trên các than phiền cơ xương khớp ở những người thợ may trong nhà máy may đồng phục, quân đội Hoàng Gia Thái Lan, Báo cáo khoa học tóm tắt - Hội nghị Khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

22. Ngô Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Minh Thi (2012),"Đánh giá tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và giảm sức nghe ở công nhân tiếp xúc với tiếng ồn trong một số ngành nghề tại Đà Nẵng", Báo cáo khoa học toàn văn - Hội nghị khoa học Quốc tế lần thứ IV về Y học lao động và vệ sinh môi trường, Tạp chí Y học thực hành, (849 + 850). 23. Nguyễn Thị Bích Liên (2003). Tình trạng môi trường lao động và sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)