Môi trường lao động tại chuyền thêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016 (Trang 50 - 64)

Giới hạn: 3733/2 002/Q Đ- BYT Nhiệt độ (200C - 340C) Tốc độ gió (0,2-0,5 m/s) Ánh sáng (≥ 500 Lux) Tiếng ồn (≤ 85 dbA) Độ rung (≤12,6 cm/s) Bụi toàn phần (≤ 8 mg/m3) CO2 (≤ 1800 mg/m3) X ± SD (0C) Ko đạt TC CP (%) X ± SD (m/s) Ko đạt TCC P (%) X ± SD (Lux) Ko đạt TCC P (%) X ± SD (dbA) Ko đạt TCCP (%) X ± SD (cm/s) Ko đạt TC CP (%) X ± SD (mg/m3) Ko đạt TC CP (%) X ± SD (mg/m3) Ko đạt TC CP (%) Lần 1/2015 25,2 ± 0,1 0 0,26 ± 0,02 0 495,0 ± 9,3 80 117,6 ± 3,6 100 1,80 ± 0,03 0 1,10±0,04 0 1686 ± 8,1 0 Lần 2/2015 32,2 ± 0,1 0 0,21 ± 0,01 0 483,4 ± 4,5 100 112,6 ± 1,8 100 1,70 ± 0,03 0 1,11±0.04 0 1795 ± 7,5 0 Lần 1/2016 20,9 ± 0,1 0 0,24 ± 0,01 0 512,3 ± 3,6 0 111,4 ± 2,5 100 1,72 ± 0,03 0 1,11±0,03 0 1739 ± 5,4 0 Lần 2/2016 34,1 ± 0,1 50 0,20 ± 0,01 0 522,1 ± 5,0 0 107,6 ± 3,8 100 1,74 ± 0,03 0 1,12±0,03 0 1797 ± 5,7 0 Lần 1/2017 24,2 ± 0,1 0 0,23 ± 0,03 0 523,7 ± 6,5 0 112,9 ± 1,9 100 1,72 ± 0,08 0 1,11±0,02 0 1528 ± 6,6 0

4.3. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SMART SHIRTS BẮC GIANG TỪ NĂM 2015-2017 TNHH SMART SHIRTS BẮC GIANG TỪ NĂM 2015-2017

4.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Từ nhiều năm nay, sức khỏe của lao động nữ đã được nhiều tác giả quan tâm. May mặc được coi là nghề phù hợp với nữ giới. Kết quả nghiên cứu tại Biểu đồ 4.4 cho thấy tỷ lệ công nhân nữ ở cả 3 khu vực nghiên cứu (chuyền may, nhà lông và chuyền thêu là 92,5%. Đây cũng là vấn đề chung của ngành may mặc được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và khuyến cáo trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động là nữ trong nghề may, mặc. Shyam Pingle năm 2008, khi nghiên cứu về những thách thức đối với Y học lao động tại các nước đang phát triển và vai trò của các tổ chức nghề nghiệp phi chính phủ cũng cho rằng lao động nữ đang là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn (Bùi Hoài Nam và Nguyễn Đức Trọng, 2005).

Biểu đồ 4.1. Thực trạng tỷ lệ lao động theo giới tính

Từ biểu đồ 4.1 ta thấy tỷ lệ lao động nữ chiếm đại đa số (92,5%), lao động nam chiếm tỷ lệ nhỏ (7,5%). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Hoài Nam - Nguyễn Đức Trọng (2008) và nhiều nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phản ánh đúng thực tế phân bố lao động theo Giới ở các khu công nghiệp hiện nay chủ yếu là lao động Nữ, đặc biệt với ngành nghề may mặc.

Biểu đồ 4.2. Thực trạng phân loại sức khỏe ở lao động nữ

Nhận xét:

Từ biểu đồ 4.2 có thể chỉ ra rằng: số lượng lao động có sức khỏe loại I&II của các năm chiếm tỷ lệ cao nhất so với số lao động có sức khỏe loại III và số lao động có sức khỏe loại IV&V; tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II giảm từ 98,9% (khám đầu vào) xuống 81,6% (năm 2017) qua các năm; trong khi đó tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng từ 1,1% (khám đầu vào) lên 13,5% (năm 2017); tỷ lệ lao động có sức khỏe loại IV%V tăng từ 0% (khám đầu vào) lên 4,9% (năm 2017).

Biểu đồ 4.3. Thực trạng phân loại sức khỏe ở lao động nam

% %

Nhận xét:

Qua biểu đồ 4.3 cho thấy, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II giảm từ 100% (khám đầu vào) xuống 86,7% (năm 2017) qua các năm; tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng từ 0% (khám đầu vào) lên 13,3% (năm 2017); Không có lao động nào có sức khỏe loại IV&V.

Từ biểu đồ 4.2 và 4.3 ta thấy, ở lao động nam tỷ lệ giảm từ sức khỏe loại I&II xuống sức khỏe loại IV&V chậm hơn so với lao động nữ.

Biểu đồ 4.4. Thực trạng tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi

Tuổi đời của công nhân thường liên quan đến khả năng lao động. Số liệu thu được sau nghiên cứu của chúng tôi tại Biểu đồ 4.4 cho thấy công nhân ở các chuyền được nghiên cứu (chuyền may, nhà lông và chuyền thêu) tỷ lệ công nhân có tuổi đời dưới 30 chiếm 49,5% và nhóm trên 30 chiếm 50,5%. Như vậy, công nhân lớn tuổi có vấn đề sức khỏe hay vì sự gắn bó với nghề là yếu tố ảnh hưởng đang cần được nghiên cứu thêm. Nếu vấn đề sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng quan trọng thì công tác chăm sóc sức khỏe công nhân nữ ở đây cần được đặt ra một cách cấp thiết hơn.

Biểu đồ 4.5. Thực trạng phân loại sức khỏe ở nhóm tuổi dưới 30

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ 4.5 chúng ta có thể thấy, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II giảm dần từ 99% (khám đầu vào) giảm xuống còn 83,8% (năm 2017) qua các năm nghiên cứu; tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 1% (khám đầu vào) tăng lên 11,1% (năm 2017); tỷ lệ lao động có sức khỏe loại IV&V xuất hiện từ khám lần 1/2016 là 1% và đến năm 2017 tăng lên 5,1%.

Biểu đồ 4.6. Thực trạng phân loại sức khỏe ở nhóm tuổi trên 30

% %

Nhận xét:

Từ biểu đồ 4.6 ta nhận thấy, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II giảm dần từ 99% (khám đầu vào) giảm xuống còn 80,2% (năm 2017) qua các năm nghiên cứu.

Trong khi đó, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 1% (khám đầu vào) tăng lên 15,8% (năm 2017); tỷ lệ lao động có sức khỏe loại IV&V xuất hiện từ khám lần 1/2015 là 1% và đến năm 2017 tăng lên 4%.

So sánh giữa 2 biểu đồ về phân loại sức khỏe ở nhóm tuổi dưới 30 và nhóm tuổi trên 30 ta thấy: tỷ lệ lao động suy giảm sức khỏe ở nhóm dưới 30 tuổi chậm hơn so với nhóm dưới 30 tuổi.

4.3.2. Phân loại sức khỏe, bệnh tật qua khám

Biểu đồ 4.7. Phân loại sức khỏe của công nhân tại chuyền may

Nhận xét:

Từ biểu đồ 4.7. ta có thể so sánh từ lúc khám sức khỏe đầu vào đến năm 2017 thì tỷ lệ số lao động có sức khỏe loại I&II giảm từ 98,8% (khám đầu vào) xuống 82,5% (năm 2017); Lao động có sức khỏe loại III tăng dần từ 1,2% (khám đầu vào) tăng lên 11,9% (năm 2017); Lao động có sức khỏe loại IV&V cũng tăng lên theo số năm lao động: từ 0% (khám đầu vào) tăng lên 5,6% (năm 2017).

Biểu đồ 4.8. Phân loại sức khỏe của công nhân tại nhà lông

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ 4.8 ta thấy, sự tăng giảm về tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II và loại III qua các lần khám định kỳ có sự biến thiên không quy luật.

Khám đầu vào, 100% lao động có sức khỏe loại I&II, nhưng sau hơn 2 năm lao động thì số này giảm xuống còn 85%.

Lao động có sức khỏe loại III tăng từ 0% (khám đầu vào) lên 15% (năm 2017).

Biểu đồ 4.9. Phân loại sức khỏe của công nhân tại chuyền thêu

% %

Nhận xét:

Từ biểu đồ 4.9 có thể thấy, tại chuyền thêu, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại I&II, loại III có sự thay đổi rất rõ ràng qua các lần khám định kỳ. Cụ thể như sau:

Khi khám đầu vào, 100% lao động có sức khỏe loại I&II, sau gần 3 năm lao động (5 lần khám sức khỏe định kỳ) thì con số này giảm xuống 75%.

Trong khi đó, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III tăng dần từ 0% (khám đầu vào) lên 25% (năm 2017).

Trong các lần khám định kỳ, không có lao động nào có sức khỏe loại IV&V.

Biểu đồ 4.10. Thực trạng bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền may

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ 4.10 ta thấy rằng, tại khu vực chuyền may, tỷ lệ lao động có triệu chứng cơ xương khớp đều xuất hiện sau các lần khám định kỳ với xu hướng tăng dần đều. Đặc biệt, tỷ lệ lao động có triệu chứng đau vai gáy (tăng từ 1,3% lên 17,5%) và đau thắt lưng (tăng từ 0% lên 26,3%) tăng nhiều hơn so với tỷ lệ lao động có triệu chứng đau đốt sống cổ (tăng từ 0% lên 3,8%). Do tư thế lao động của công nhân chuyền may là ngồi trong suốt thời gian làm việc, đầu cúi thấp nên đau vai gáy, đau thắt lưng và đau đốt sống cổ trong nhiều năm lao động là những triệu chứng đặc trưng và rõ ràng nhất.

Biểu đồ 4.11. Thực trạng bệnh lý cơ xương khớp tại nhà lông

Nhận xét:

Từ biểu đồ 4.11 ta nhận thấy, khu vực nhà lông, qua các lần khám sức khỏe định kỳ thì cũng đã xuất hiện lao động các triệu chứng đau vai gáy, đau thắt lưng. Nhưng số lượng này không tăng lên sau những lần khám định kỳ tiếp sau (với triệu chứng đau vai gáy: năm 2015 là 10%, đến năm 2017 vẫn là 10%; với triệu chứng đau thắt lưng: năm 2015 là 30%, đến năm 2017 vẫn là 30%); Triệu chứng đau đốt sống cổ gần như không có (chỉ có năm 2015 có 10%). Do tư thế lao động của công nhân tại khu vực nhà lông gồm chủ yếu 2 tư thế: đứng (chiếm khoảng 4-5h/ngày lao động); di chuyển để chuyển hàng, vận hành máy (chiếm khoảng 3-4h/ngày lao động) nên xuất hiện nhiều triệu chứng đau thắt lưng (do tư thế đứng) và mỏi vai gáy (do tư thế di chuyển).

Biểu đồ 4.12. Thực trạng bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền thêu

%

Nhận xét:

Từ biểu đồ 4.12 trên ta thấy, khám đầu vào không có lao động nào có triệu chứng bệnh lý cơ xương khớp; Triệu chứng đau vai gáy: không có lao động nào tại khu vực chuyền thêu có triệu chứng đau vai gáy trong các lần khám của các năm; Triệu chứng đau thắt lưng bắt đầu xuất hiện từ năm 2015 chiếm 15% và đến năm 2017 thì tăng lên 20%; Tư thế lao động của người lao động tại chuyền thêu có đặc trưng riêng, ngồi là tư thế chủ yếu và cúi đầu thấp nên tình trạng đau mỏi thắt lưng và đau đốt sống cổ tăng dần qua các năm lao động. Triệu chứng đau đốt sống cổ bắt đầu xuất hiện năm 2015 với tỷ lệ 20% và duy trì tỷ lệ này trong năm 2016, đến năm 2017 thì tăng lên 40%.

Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 4.10, 4.11 và 4.12 cho thấy, tình trạng bệnh lý cơ xương khớp của công nhân tại khu vực nhà lông và chuyền thêu không điển hình như khu vực chuyền may.

Biểu đồ 4.13. Thực trạng về triệu chứng chức năng hô hấp tại chuyền may

Nhận xét:

Qua bảng 4.13. ta có thể nhận thấy rằng, viêm amidan: khám định kỳ lần 1/2016 có 1,9%; lần 1/2016 có 0,6% và lần 1/2017 có 1,9% lao động bị viêm amidan; Ho, viêm họng: tỷ lệ cao nhất ở lần 2/2015 có 5,0% và lần 1/2017 có 5,6%, Còn lại đa số đều thấp (từ 1,3% - 3,8%); Viêm phế quản: đều thấp ở các lần khám. Chỉ có 1-2 lao động bị viêm phế quản ở tại thời điểm khám (chủ yếu là các các đợt

khám vào thời điểm mùa lạnh); Viêm phổi: không có trường hợp nào bị viêm phổi tại các thời điểm khám.

Bảng 4.14. Thực trạng bệnh lý về chức năng hô hấp tại nhà lông

Nhận xét:

Chúng tôi đã tiến hành khám sức khỏe, các bệnh nói chung vào cả hai thời điểm mùa lạnh và mùa nóng. Tính đến thời điểm mùa lạnh năm 2017 là đủ 2,5 năm. Kết quả nghiên cứu tại Bảng 4.14 cho thấy tại chuyền may, thực trạng triệu chứng về chức năng hô hấp tăng dần qua các lần khám như: viêm Amidan (tăng từ 0% lên 1,9%), ho viêm họng (tăng từ 0% lên 5,6%), viêm phế quản (tăng từ 0% lên 0,6%). Thực tế kết quả khảo sát của chúng tôi về mùa đông, tỷ lệ mắc còn cao hơn mùa hè. Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả thuộc tập đoàn dệt may vào các thời điểm tương ứng với nghiên cứu của chúng tôi, thì kết quả về tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn với họ. Tuy nhiên nếu so sánh với các ngành khác, kết quả nghiên cứu của Trần Danh Phượng trên công nhân sản xuất gạch Tuynel, tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng cao hơn rất nhiều (48,2%). Tỷ lệ mắc các bệnh mũi họng của công nhân sản xuất xi măng La Hiên năm 2013 cũng cao hơn (26,5%). Tỷ lệ các triệu chứng về chức năng hô hấp tại 3 khu vực nghiên cứu của công ty TNHH Smarts Shirt Bắc Giang đều rất thấp so với các nghiên cứu tương tự của các tác giả trong nước. Điều này được giải thích là do công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2014 nên điều kiện về cơ sở vật chất, về công

nghệ hoàn toàn mới và hiện đại nên điều kiện về môi trường lao động tương đối tốt. Thêm nữa là tuổi nghề của 200 công nhân mới là 2,5 năm (tính đến thời điểm nghiên cứu). Nên cần theo dõi cẩn thận và kỹ lưỡng về tình trạng suy giảm chức năng hô hấp ở công nhân may ở những lần khám định kỳ tiếp theo, để định hướng được các biện pháp bảo vệ kịp thời, tránh rủi ro với bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

Biểu đồ 4.15. Thực trạng về thị lực tại chuyền may

Nhận xét:

Kết quả của biểu đồ 4.15 chỉ ra rằng, thị lực từ 9-10/10: giảm từ 92,5% (khám đầu vào) xuống còn 70,6% (năm 2017); Thị lực từ 7-8/10: tăng từ 5,6% (khám đầu vào) lên 11,9% (năm 2017); Thị lực từ 6-7/10: tăng từ 1,9% (khám đầu vào) lên 16,3% (năm 2017); Thị lực <6/10: tăng từ 0% (khám đầu vào) lên 1,3% (năm 2017).

So với khu vực nhà lông (biểu đồ 4.16) và chuyền thêu (biểu đồ 4.17) cũng tương tự như chuyền may. Tỷ lệ suy giảm thị lực qua các năm lao động đều rất rõ rệt. Trong đó, tỷ lệ suy giảm thị lực của chuyền may và nhà lông nhanh hơn chuyền thêu. Nhưng tại nhà lông và chuyền thêu không có lao động nào có thị lực < 6/10, còn ở chuyền may xuất hiện lao động có thị lực < 6/10 từ lần khám 2017 (Nhóm thị lực này được xếp vào lao động có sức khỏe loại IV&V - sức khỏe yếu).

Biểu đồ 4.16. Thực trạng về thị lực tại nhà lông

Biểu đồ 4.17. Thực trạng về thị lực tại chuyền thêu

% %

Biểu đồ 4.18. Thực trạng về triệu chứng đau đầu tại chuyền may

Biểu đồ 4.19. Thực trạng về triệu chứng đau đầu tại nhà lông

Biểu đồ 4.20. Thực trạng về triệu chứng đau đầu tại chuyền thêu

%

%

Nhận xét:

Ở các khu vực nghiên cứu, tỷ lệ công nhân có triệu chứng đau đầu nhìn chung đều tăng dần qua các năm nghiên cứu. Đồng nghĩa với tỷ lệ công nhân không đau đầu giảm dần qua các năm nghiên cứu. Tính đến thời điểm khám lần 1/2017, tỷ lệ công nhân có triệu chứng đau đầu ở chuyền may (22,5%) so với khu vực nhà lông (35%) vẫn ít hơn và với chuyền thêu (60%).

4.4. ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG. KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.

Để tìm hiểu mối tương quan giữa yếu tố môi trường lao động và sức khỏe người lao động, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đồng thời đối tượng người lao động trực tiếp làm việc tại các phân xưởng (tiếp xúc trực tiếp với yếu tố môi trường lao động bất lợi) và đối tượng người lao động làm việc tại văn phòng, hành chính, bảo vệ (mẫu đối chứng - tiếp xúc gián tiếp với yếu tố môi trường bất lợi). Từ đó, chúng tôi thu được kết quả như sau:

4.4.1. Bệnh lý về chức năng hô hấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016 (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)