Tình hình lao động và sử dụng lao động năm 2015-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 40)

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 So sánh % Bình quân Số lượng cấu % Số lượng cấu % Số lượng cấu % Số lượng cấu % 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017

I. Tổng số nhân khẩu Người 54.537 100,00 55.191 100,00 55.743 100,00 56.310 100,00 101,20 101,00 101,02 101,07

1. Nhân khẩu nông, lâm

nghiệp Người 46.356 85,00 46.912 85,00 47.382 85,00 47.864 85,00 101,20 101,00 101,02 101,07 2. Nhân khẩu phi nông

nghiệp Người 8.181 15,00 8.279 15,00 8.361 15,00 8.447 15,00 101,20 101,00 101,02 101,07

II. Tổng số hộ Hộ 13.101 100,00 13.182 100,00 13.329 100,00 13.474 100,00 100,62 101,12 101,09 100,94

1. Số hộ Nông lâm nghiệp Hộ 8.494 64,83 8.530 64,71 8550 64,15 8620 63,98 100,42 100,23 100,82 100,49 2. Hộ CN - TCN - XDCB Hộ 1.261 9,63 1.271 9,64 1291 9,69 1301 9,66 100,79 101,57 100,77 101,05 3.Hộ TMDV Hộ 2.431 18,56 2.441 18,52 2530 18,98 2590 19,22 100,41 103,65 102,37 102,14 4. Hộ khác Hộ 915 6,98 940 7,13 958 7,19 963 7,15 102,73 101,91 100,52 101,72

III. Tổng số lao động

quy đổi 27.099 100,00 27.424 100,00 27.699 100,00 28.245 100,00 101,20 101,00 101,97 101,39

1. Lao động trong tuổi LĐ 25.565 94,34 25.872 94,34 26131 94,34 26.397 93,46 101,20 101,00 101,02 101,07 2. L.động ngoài tuổi quy

định LĐ 1.534 5,66 1.552 5,66 1.568 5,66 1.848 6,54 101,20 101,00 117,85 106,69

IV. Một số chỉ tiêu khác

1. Tỷ lệ tăng dân số % 1,1 1,2 0,99 0,99 109,09 82,50 100,00 97,20 2. BQ nhân khẩu/hộ Ng/hộ 4,16 4,19 4,18 4,18 100,58 99,89 99,93 100,13 3. BQ LĐ/hộ LĐ/hộ 2,07 2,08 2,08 2,10 100,58 99,89 100,87 100,45 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Châu (2015-2018)

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Hiện nay, Mai Châu vẫn là huyện nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nền kinh tế huyện đang từng bước phá thế độc canh: các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, … vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, xoài, mận hậu… Ngoài trâu, bò và gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê…Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan, các sản phẩm chế tác mỹ nghệ là một trong những thế mạnh của huyện nếu có được thị trường ổn định và sự quan tâm đúng mức.

Cho đến nay, huyện Mai Châu luôn duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Phát huy hiệu quả của nguồn vốn ưu tiên phát triển sản xuất, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất, tăng sản lượng các mặt hàng.

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Mai Châu. Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030; Năm 2018 toàn huyện có 146 cơ sở lưu trú, có 7 điểm du lịch cộng đồng, các điểm đều hoạt động hiệu quả. Trong năm 2018 huyện Mai Châu đã đón 332.000 lượt khách đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế là 132.500 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 107 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2018 tổng GTSX (theo giá hiện hành) đạt 2.324,4 tỷ đồng, trong đó: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 33,90%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 33,86%; Dịch vụ chiếm 32,24%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 35.000 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,732 triệu đồng/người/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)