Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 85 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng

4.3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập

4.3.2.1. Đẩy mạnh tập huấn cho cộng đồng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ở mỗi địa phương, mỗi xóm bản đều có phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, ... đòi hỏi trình độ năng lực tổ chức, quản lý và công tác đào tạo cũng khác nhau. Một số hoạt động tập huấn cộng đồng được đề xuất ở huyện Mai Châu bao gồm:

- Các nội dung liên quan đến kiến thức tổ chức và quản lý cộng đồng. - Các nội dung liên quan đến lập KHPT KTXH (từ xác định nhu cầu, mục tiêu, nhóm hoạt động giải pháp, nguồn lực, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện).

- Các nội dung liên quan đến sự tham gia (tham gia cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến, đóng góp tài lực, nhân lực, trí lực, ....).

- Các nội dung liên quan đến kỹ năng tổ chức và quản lý

Các đối tượng cần tham gia tâp huấn là đại diện tổ chức quản lý cộng đồng, đại diện chính quyền, tổ chức đoàn thể, cán bộ chuyên môn.

(ii) Tập huấn cho cộng đồng, bao gồm cơ chế tham gia, các nội dung tham gia, hình thức tham gia, mức độ tham gia và điều kiện tham gia, lợi ích từ việc tham gia, phương pháp và kế hoạch tham gia, kinh nghiệm và đòi hỏi về sự tham gia, giải đáp các vướng mắc khi tham gia.

Tập huấn cộng đồng là quan trọng, góp phần nâng cao kết quả và tăng cường hiệu quả của sự tham gia. Tập huấn cộng đồng cần được thực hiện ngay sau khi đánh giá cộng đồng nhằm nắm bắt phân loại đối tượng theo từng nhóm, từng loại đối tượng theo địa bàn với chương trình tập huấn phù hợp. Có thể tập huấn cộng đồng ngay trong quá trình tham gia lồng ghép trong các buổi họp đoàn thể (Hội Phụ Nữ, Hội Cựu chiến binh,..).

(iii) Công tác tuyên truyền

Kết hợp với chương trình mục tiêu phát triển KTXH và hoạt động sinh hoạt cộng đồng của địa phương là giải pháp hữu hiệu cho công tác tuyên truyền kêu gọi sự tham gia. Các chương trình thiết thực cho huyện Mai Châu là:

- Chương trình nông thôn mới.

- Chương trình giảm nghèo bền vững.

- Phong trào kêu gọi nhà nước và nhân dân cùng làm...

- Sinh hoạt cộng đồng kết hợp với tuyên truyền khuyến khích sự tham gia lập KHPT KTXH gồm lồng ghép các hoạt động của đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, đặc biệt là nhóm yếu thế trong xã hội,...

4.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế tham gia linh hoạt cho cộng đồng tham gia

Các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng nhân dân cùng nhau thiết lập các quy định nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc tham gia của các chủ thể tham gia, làm

thỏa mãn điều kiện tham gia và phù hợp với nhu cầu, điều kiện tham gia. Đồng thời, việc tham gia của các cộng đồng có thể thay đổi tùy theo điều kiện, nhu cầu, khả năng tham gia của cộng đồng.

Chính quyền chịu trách nhiệm quản lý, giám sát quá trình tham gia của cộng đồng trong lập KHPT KTXH. Có thể vừa đề xuất các cơ chế ban đầu cho sự tham gia, vừa đóng góp vai trò định hướng cho đại diện tổ chức cộng đồng. Thông qua các tổ chức đoàn thể chính quyền truyền thông đến hộ dân trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, cần hạn chế làm việc trực tiếp để đạt hiệu quả và công khai minh bạch.

Cộng đồng người dân có thể tham gia vào một hay nhiều nội dung như xác định nhu cầu, mục tiêu, hoạt động giải pháp,... cho quá trình lập KHPT KTXH. Mức độ tham gia của cộng đồng người dân tùy thuộc vào tinh thần tự nguyện hay bị bắt buộc tham gia. Cơ chế tham gia của cộng đồng người dân là kết hợp với tổ chức cộng đồng nhằm tham gia bàn bạc, góp ý, cung cấp thông tin tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia ngay từ đầu và xuyên suốt quá trình nhằm tăng cường thông tin, hạn chế việc điều chỉnh, sát với thực tế.

Cộng đồng đoàn thể hỗ trợ cho quá trình tham gia thông qua hoạt động tuyên truyền, vận động. Tham gia của chủ thể này phụ thuộc vào năng lực truyền thông và tuyên truyền của họ. Đoàn thể thường kết hợp với chính quyền tuyên truyền các cơ chế, chính sách,... cho sự tham gia lập KHPT KTXH. Mức độ hoạt động của tổ chức đa phần dựa trên tinh thần tự nguyện, trừ trường hợp được chính quyền yêu cầu và tổ chức cộng đồng đề xuất.

4.3.2.3. Nâng cao năng lực của các bên tham gia trong lập kế hoạch phát triển KTXH

Thứ nhất, đổi mới tư duy cán bộ lãnh đạo huyện về đổi mới công tác lập KH. Công tác lập KH hiện nay, đã có những đổi mới để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những đổi mới thì công tác lập KHPT KTXH vẫn còn những quan điểm, nhận thức mang nặng tính chất trong cơ chế KHH tập trung đặc biệt là đối với các cấp chính quyền cơ sở. Do vậy muốn đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới công tác lập KH của huyện thì việc đầu tiên đó là nâng cao nhận thức tư duy của chính quyền huyện bao gồm từ các cấp lãnh đạo đến toàn bộ cán bộ, công nhân viên, người dân.

Đổi mới về tư duy, nhận thức là làm thay đổi nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tính chất định hướng của KH hàng năm trong nền kinh tế thị trường. Việc đổi mới này phải được tiến hành từ trung ương đến địa phương, từ cán bộ, công nhân viên đến tất cả cộng đồng để có được sự quan tâm của toàn xã hội đến việc xây dựng và thực hiện KH đề ra. Chỉ có thay đổi nhận thức của cơ quan trung ương mới làm thay đổi được nhận thức của chính quyền địa phương và của mọi người dân. Trước đây, công tác KH được lập bởi một số các cá nhân trong bộ máy chính quyền nhưng đến này, yêu cầu sự tham gia của các bên liên quan là rất lớn, để mang lại tính khả thi cao nhất cho KH. Vì thế, đổi mới nhận thức của cộng đồng về đổi mới công tác lập KH để họ thấy sự đóng góp của mình trong bản KH để tạo động lực quyết tâm thực hiện những gì mình đã đặt ra. Muốn đổi mới tư duy của các lãnh đạo huyện và cộng đồng trong việc đổi mới công tác lập KH thì cần có các giải pháp như:

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT và các sở ban, ngành tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo huyện và cán bộ chuyên môn làm KH các cấp công tác lập KHPT KTXH của các cấp, chỉ ra công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân trong công tác lập KH. Nâng cao nhận thức về việc tăng cường sự tham gia của các bên trong công tác lập KHPT KTXH.

Tổ chức các đợt giao lưu giữa lãnh đạo và cán bộ chuyên môn làm KH của huyện để thấy được sự cần thiết của việc đổi mới công tác lập KH của địa phương từ đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác lập KHPT KTXH.

Thứ hai, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ KH huyện, xã

Tồn tại chung nhất và cơ bản nhất hiện nay trong công tác xây dựng KHPT KTXH của huyện Mai Châu là sự yếu về năng lực, hạn chế về chuyên môn của các cán bộ làm công tác KH ở các phòng ban chuyên môn và UBND các xã. Sự hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng và triển khai KHPT KTXH tại địa phương.

Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch: Sự hạn chế về năng lực, trình độ của cán bộ làm KH ảnh hưởng đến chất lượng các văn bản mà Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện trong công tác xây dựng và triển khai KH. Các biểu mẫu chưa đầy đủ, chưa thể hiện hết được các yêu cầu về mặt số lượng, nội dung cần tham gia của các bên để hình thành nên bản KH định hướng huyện, hệ thống các chỉ tiêu còn lộn xộn, chưa phản ánh hết được các nội

dung theo yêu cầu của KH, một số chỉ tiêu được đưa ra không có ý nghĩa, không được áp dụng... Công tác hướng dẫn chưa đảm bảo cho các đơn vị cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho quá trình tổng hợp số liệu từ các ngành. Việc tổng hợp số liệu KH định hướng của UBND các xã, thị trấn, các phòng ban chuyên môn chưa theo đúng quy trình, theo lý thuyết sau khi tổng hợp số liệu từ các xã gửi lên Phòng Tài chính - Kế hoạch sẽ gửi các phòng ban chuyên môn số liệu của từng phòng để các phòng ban chuyên môn đối chiếu lại với KH ngành, nhưng thực tế thì Phòng Tài chính - Kế hoạch đã không sử dụng những số liệu của UBND các xã do chất lượng kém nên đã bỏ qua bước đối chiếu số liệu theo từng ngành, lĩnh vực với các phòng ban chuyên môn mà sử dụng số liệu của các phòng ban chuyên môn cung cấp để tổng hợp làm KH.

Đối với các phòng ban chuyên môn: Các phòng ban chuyên môn không có chức danh cán bộ KH, việc làm KH sẽ được trưởng phòng giao cho một cán bộ trong phòng phụ trách đảm nhận, cho nên việc tổng hợp số liệu và dự ước các số liệu định hướng ngành là một việc khó khăn cho cán bộ làm KH của phòng vì thế bản KH định hướng của ngành, lĩnh vực của các phòng còn tồn tại nhiều hạn chế và hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu của một bản KH ngành.

Đối với UBND các xã, thị trấn: Cũng như các phòng ban chuyên môn cấp huyện, ở UBND các xã, thị trấn không có chức danh cán bộ KH nên công tác làm KH thường do cấp trên chỉ đạo giao cho một cán bộ trong UBND các xã, thị trấn phụ trách đảm nhận (thường là cán bộ văn phòng UBND xã, thị trấn) vì thế bản KH được lập ra cũng còn rất nhiều hạn chế và tồn tại.

Với những hạn chế còn tồn tại như trên thì cần phải có các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm KH. Việc đào tạo, nâng cao trình độ được tiến hành bằng các hình thức sau:

- Mở các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn chuyên về nghiệp vụ xây dựng KH, các phương pháp và công cụ mới áp dụng trong việc xây dựng KH, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KH một cách cơ bản nhằm nâng cao trình độ của cán bộ trong lập KH. Đối tượng tham dự các chương trình, các lớp tập huấn không chỉ có cán bộ chịu trách nhiệm lập KH mà nhất thiết phải có thành phần lãnh đạo huyện. Ngoài ra, những cán bộ nòng cốt và cán bộ lãnh đạo cần được đào tạo, tham quan, chia sẻ và học tập kinh nghiệm ở các khu vực khác.

- Đào tạo thông qua công việc lập KH trên thực tế. Năng lực của cán bộ sẽ được nâng lên khi được tiếp xúc thực tế với các công cụ, phương pháp lập KH.

- Mỗi phòng ban chuyên môn phải có ít nhất 1 cán bộ có chuyên môn, kỹ năng về công tác xây dựng KH. Muốn được như thế thì các phòng ban chuyên môn cần quan tâm đến việc cho cán bộ của phòng tham gia các lớp đào tạo, các hội nghị, lớp tập huấn về kỹ năng xây dựng KH.

Cụ thể đối với các bên liên quan:

Đối với Phòng Tài chinh - Kế hoạch: Cần bố trí lại nhiệm vụ đối với các cán bộ, chuyên viên của phòng, mặc dù là Phòng Tài chinh - Kế hoạch nhưng phòng lại chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, công tác lập KH của phòng chỉ được giao cho một cán bộ đảm nhận mà cán bộ này lại chưa được đào tạo kỹ năng về lập KH, vì thế cần bố trí lại công việc của các cán bộ trong phòng để giúp cho công tác lập KH được thuận lợi hơn và tạo điều kiện để cán bộ làm công tác KH có cơ hội được đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên môn về công tác lập KH, Ngoài ra phòng cần tuyển dụng thêm các cán bộ có trình độ chuyên môn về làm KH để đảm nhiệm công việc này.

Đối với các phòng ban chuyên môn: Phân công một cán bộ đảm nhận công việc xây dựng KH. Cán bộ này sẽ được hướng dẫn, đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn về việc xây dựng KH, từ đó việc cung cấp thông tin sẽ chính xác và đáp ứng được yêu cầu của quá trình xây dựng KHPT KTXH.

Đối với UBND các xã, thị trấn: Lãnh đạo UBND cần bố trí một cán bộ chuyên làm công tác KH. Cùng với quá trình đổi mới quy trình lập KH hàng năm các cấp theo hướng tăng cường sự tham gia của các bên thì cán bộ làm KH này sẽ được tạo điều kiện để có cơ hội đi tập huấn, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng làm KH để có thể lập nên bản KH xã có chất lượng và đảm bảo yêu cầu đề ra.

Thứ ba, trách nhiệm với công việc của các bên liên quan

Muốn bản KH được lập ra đạt với những yêu cầu đổi mới thì mỗi một bộ phận liên quan trong quy trình lập KH cần phải có trách nhiệm với công tác xây dựng KH của ngành, lĩnh vực của mình. Không để tình trạng xem việc xây dựng KHPT KTXH là nhiệm vụ riêng của Phòng Tài chinh - Kế hoạch, việc xây dựng KHPT của ngành cần được quan tâm, chú ý, mỗi phòng ban chuyên môn cần cử ra 1 cán bộ có chuyên môn, kỹ năng về công tác lập KH của phòng chịu trách

nhiệm xây dựng KH cho ngành mình. Cán bộ được cử làm công tác xây dựng KH của ngành phải có trách nhiệm với bản KH mình lập ra, phải có sự phân tích, đánh giá, điều chỉnh sao cho hợp lý với điều kiện thực tế của ngành mình và phù hợp với định hướng của ngành dọc cấp trên.

Lãnh đạo các cấp cần có những chính sách hợp lý đối với bộ máy làm KH, cung cấp các trang thiết bị, công cụ phục vụ cho công tác lập KH, có chế độ phù hợp cho đội ngũ cán bộ phục vụ công tác xây dựng KH, có chế độ khen thưởng và kỷ luật thích hợp để các cán bộ làm công tác xây dựng KH có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Ngoài ra lãnh đạo cần quan tâm và tạo điều kiện để các cán bộ có cơ hội đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn từ đó giúp họ có cơ hội thăng tiến trong công việc.

4.3.2.4. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các nhà cung ứng trên địa bàn

Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các nhà cung ứng trên địa bàn vào công tác xây dựng KH của huyện còn rất hạn chế, một phần do bộ máy lập KH của huyện chưa thực sự quan tâm đến sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các nhà cung ứng trên địa bàn, một phần các tổ chức cũng chưa hiểu được vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của mình trong sự phát triển KTXH của địa phương. Vì vậy cho nên UBND huyện Mai Châu cần có những biện pháp cụ thể để thu hút sự tham gia của các tổ chức này vào công tác xây dựng KH như: Lúc tổ chức hội nghị bàn tròn xây dựng KH cần phải mời đầy đủ các thành phần đại diện cho các tổ chức tham gia để cho họ thấy rằng tổ chức của mình có vị trí trong quy trình lập KH của huyện; Phải lắng nghe, bổ sung vào bản KH những ý kiến, những thông tin có ích mà các tổ chức đã đóng góp; Để các tổ chức tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá KH...

4.3.2.5. Nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc họp có sự tham gia cho các cán bộ tại các xóm/bản, xã trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)