KTXH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH 4.1.1. Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mai Châu
Toàn bộ thời gian lập KHPT KTXH cấp xã diễn ra từ tháng 5 đến tháng 12 hằng năm và bao gồm những giai đoạn chính sau:
* Trong tháng 5 những công việc chính cần thực hiện bao gồm:
- Thành lập/ kiện toàn Tổ xây dựng kế hoạch cấp xã; - Soạn và ban hành Văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch xã;
- Hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể và các thôn bản xây dựng đề xuất KH; - Các ban ngành, thôn lập đề xuất KH theo biểu mẫu cụ thể và gửi TXDKH xã.
* Trong tháng 6, tháng 7 những công việc chính bao gồm:
- Tổng hợp thông tin từ đề xuất kế hoạch của các ban ngành, thôn; - Dự thảo kế hoạch phát triển KTXH hàng năm của xã;
- Tổ chức hội nghị thống nhất kế hoạch phát triển KTXH năm của xã.
* Trong tháng 8, 9, 10, 11, 12 tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Tham vấn kế hoạch xã; Cập nhật và hoàn thiện kế hoạch xã;
- Trình HĐND xã phê duyệt, thông báo và đưa kế hoạch vào thực hiện. Quy trình lập KHPT KTXH của huyện Mai Châu có 6 bước như Hình 4.1
Hình 4.2. Tổng quan các công việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp xã có sự tham gia của cộng đồng ở huyện Mai Châu
Thực hiện, Th Thựựcc hi hiệệnn,, Văn bản chỉ đạo Thôn bản Ban ngành Cấp huyện Rà soát, tổng hợp, dự thảo Xác định tính khả thi Hội nghị Kế hoạch xã Cập nhập, phản hồi Hoàn thiện, ban hành C H UẨ N B Ị C H UẨ N B Ị 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 66 Theo dõi& Đánh giá Theo Theo dõidõi& &
Đ Đáánhnhgigiáá Lậpkế h oạch L Lậậppkkếếhohoạạch ch Tập huấn Lồng ghép kế hoạch huyện
Hiện nay, tất cả các xã trên địa bàn huyện Mai Châu đang thực hiện lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia theo quy trình 6 bước của sổ tay hướng dẫn như sau:
* Bước 1: Công tác chuẩn bị và hội nghị hướng dẫn công tác LKH
Đầu tháng 5, UBND huyện cung cấp thông tin định hướng, thông tin nguồn lực và chỉ đạo xã về công tác lập kế hoạch. Đồng thời, Chủ tịch UBND xã chủ động thực hiện công tác chuẩn bị, bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Kiện toàn Tổ LKH: Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập/kiện toàn Tổ LKH xã và chỉ đạo, thành lập/ kiện toàn Tổ LKH thôn, chỉ đạo ban ngành đoàn thể tham gia xây dựng kế hoạch PTKTXH xã.
- Ban hành văn bản chỉ đạo LKH: Trong tuần đầu tháng 5, Tổ LKH xã chuẩn bị và trình UBND xã ban hành văn bản chỉ đạo LKH xã và chuẩn bị báo cáo 6 tháng đầu năm về thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tại địa phương.
- Tổ chức Hội nghị hướng dẫn LKH: Trong tuần đầu tháng 5, UBND xã tổ chức Hội nghị hướng dẫn lập KHPT KTXH xã.
Thống nhất lịch triển khai thu thập thông tin và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ LKH, trưởng các ban ngành và các trưởng thôn.
* Bước 2. Thu thập thông tin
Sau Hội nghị triển khai công tác LKH xã, thành viên Tổ LKH xã tiến hành công tác thu thập thông tin theo phân công. Thời gian thực hiện bước 2 từ 10/5 đến 20/5. Trình tự các công việc của bước này như sau:
- Thu thập thông tin từ thôn:
Tổ trưởng Tổ LKH thôn thông báo: mục tiêu và nội dung cần đạt được trong cuộc họp, các thông tin và hướng dẫn từ xã cho lập kế hoạch đề xuất của thôn, các thông tin có liên quan trong KHPT KTXH trung hạn của xã (nếu có);
Tổ trưởng Tổ LKH thôn trình bày các đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch đề xuất của thôn năm báo cáo và năm trước, các vấn đề phát sinh và định hướng trong năm kế hoạch; Điều hành các thảo luận của cộng đồng cho từng phân tích theo chủ đề, thống nhất các điều chỉnh/bổ sung (nếu có);
Tổ kế hoạch lập danh mục các hoạt động bao gồm: (1) Danh mục các hoạt động không cần nguồn lực tài chính; (2) Danh mục các hoạt động cần nguồn lực tài chính;
Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho danh mục các hoạt động đề xuất cần nguồn lực tài chính theo biểu mẫu;
- Thu thập thông tin từ các ban ngành cấp xã
Các thành viên chủ chốt các ban ngành của xã chịu trách nhiệm thông báo và phân công nhiệm vụ từng cá nhân tham gia; tóm tắt những điểm chính về tình hình Kinh tế - Xã hội của xã;
Thảo luận và xác định 3 kết quả hoặc điểm mạnh/thuận lợi nổi bật mà đơn vị đạt được trong giai đoạn vừa qua, xác định những khó khăn cần khắc phục (sau đây gọi là vấn đề/tồn tại) của địa phương;
Lựa chọn tối đa 3 vấn đề chính bằng cách xếp hạng ưu tiên;
Xác định nguyên nhân, giải pháp/hoạt động nhằm khắc phục các vấn đề; - Tiếp nhận thông tin định hướng phát triển từ cấp huyện
* Bước 3: Tổng hợp và xử lý thông tin
Sau khi hoàn thành thu thập thông tin từ thôn, xã và huyện, Tổ LKH xã thực hiện các nhiệm vụ: (i) Tổng hợp nhu cầu; (ii) Gắn kết nguồn lực; và (iii) Dự thảo kế hoạch.
- Tổng hợp và xử lý thông tin trên máy tính
Thời gian: Kết thúc trước 15 tháng 6 năm báo cáo, các Biểu tổng hợp mục tiêu, kết quả, vấn đề, nguyên nhân, giải pháp được cập nhập trên máy tính.
Các bước tiến hành:
+ Công việc 1: Chia Tổ tổng hợp thông tin + Công việc 2: Rà soát thông tin
+ Công việc 3: Lồng ghép các hoạt động với biến đổi khí hậu: + Công việc 4: Bổ sung mục tiêu và cập nhập thông tin trên máy: - Đánh giá tính khả thi của hoạt động đề xuất và tìm kiếm nguồn vốn; - Lập dự thảo Kế hoạch đầu tư cấp xã: Nội dung Kế hoạch đầu tư cấp xã bao gồm: (i) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư cấp xã giai đoạn trước; (ii) Mục tiêu, định hướng đầu tư trong kế hoạch trung hạn và hàng năm; (iii) Giải pháp và kiến nghi; và (iv) Danh mục dự án đầu tư cấp xã.
* Bước 4: Tổ chức Hội nghị kế hoạch xã
Thời gian: sắp xếp tùy theo tiến độ các bước trước và không muộn hơn 25 tháng 6. Hội nghị thảo luận và thống nhất mục tiêu phát triển KTXH năm kế hoạch.
Dựa trên kết quả thảo luận và nội dung đã thống nhất trong hội nghị, Tổ LKH hoàn thiện các nội dung:
+ Biên bản kết luận hội nghị xã;
+ Bản dự thảo Kế hoạch Phát triển KTXH xã; + Khung kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội;
+ Khung đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội; + Danh mục dự án đầu tư xã.
Báo cáo kế hoạch lên cấp trên: Kế hoạch phát triển KTXH của các xã cần được báo cáo lên UBND huyện thông qua phòng Tài chính - Kế hoạch và BQLDA đầu tư huyện để tổng hợp và lồng ghép vào bản KHPT KTXH của huyện cũng như những chương trình hỗ trợ ngành.
* Bước 5. Cập nhập kế hoạch và phản hồi thông tin
Cập nhập và hoàn thiện KHPT KTXH xã và danh mục đầu tư cấp xã. Thời gian liên tục sau khi báo cáo kế hoạch lên UBND xã đến cuối năm.
- Tình hình thực hiện kế hoạch năm báo cáo và ước thực hiện trong cả năm; - Bổ sung, chỉnh sửa phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch xã, danh mục đầu tư cấp xã cho phù hợp với định hướng phát triển của huyện.
Tổ chức tham vấn, phản hồi, cập nhập và hoàn thiện kế hoạch.
* Bước 6. Hoàn thiện, ban hành và tổ chức thực hiện
Thời gian: Trong tháng 12 của năm kế hoạch. - Bản KHPT KTXH xã được cập nhật theo thực tế;
- Tờ trình Hội đồng nhân dân cấp xã về việc xem xét, thông qua và phê duyệt kế hoạch;
- Sau HĐND xã phê duyệt, UBND xã ra quyết định ban hành kế hoạch và thông báo tổ chức thực hiện kế hoạch.
Quy trình lập K H P T K T -X H x ã h àng năm T uầ n đầ u tháng 5 T há ng 5 T há ng 6 T há ng 6, 7 T há ng 10, 11 T há ng 12 C ấp h uy ện C ấp x ã Th ôn b ản Ý kiến cấp trên bằng văn bản
Báo cáo UBND huyện + Tổng hợ p kế hoạch ngành;
+ Tổng hợ p kế hoạch huyện
B ước 2.3. Văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch của UBND huyện; phòng TC KH hướ ng dẫn và cung cấp thông tin
S ản phẩm : Biểu III.1.A, B
UBND giao chỉ tiêu kế hoạch chính thức
B ước 1. UBND xã ra văn bản yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch S ản phẩm: Văn bản chỉ đạo lập kế hoạch Mẫu II.1, 2 B ước 2.2. C ác ban ngành/ đoàn thể, tổ chức lập đề xuất kế hoạch S ản phẩm: Biểu II.3, II.2, II.2.B B ước 2.1. C ác thôn bản tổ chức lập KH đề xuất của thôn
S ản phẩm: Biểu I.1, 2, 3, 4; Mẫu I.1
Thôn triển khai thực hiện kế hoạch UBND xã triển khai thực hiện kế hoạch và tổ chức theo dõi & đánh giá
B ước 6: Trình (HĐND), phê duyệt kế hoạch chính thức
B ước 5. Tham vấn, hoàn thiện Kế hoạch xã C ập nhật thông tin, Hoàn thiện bản KHP T KT-XH xã, KH đầu tư công xã
S ản phẩm: Biểu II.7, II.6.A, B, C , G
B ước 3. Tổng hợ p thông tin và viết dự thảo kế hoạch xã
S ản phẩm : Biểu II.5.A, B, II.6.A, B, C , G , II.7
3.1. Tổng hợp và C ập nhâ p trên máy S ản phẩm : Biểu II.5.A, B, II.6.A, B, C , D, G 3.2. R à soát, xác định tính khả thi S ản phẩm : Biểu II.5.A, B, II.6.A, B, C , D, G 3.4. Dự thảo KH S ản phẩm : Biểu II.7 4.1. Hội nghị xã, thảo luận thông qua dự thảo
S ản phẩm : Biểu II.7
4.2. Báo cáo cấp trên
S ản phẩm : Biểu II.7 B ước 4. Hội nghị Kế hoạch xã S ản phẩm : Biểu II.7 Tham vấn kế hoạch S ản phẩm: Biểu II.7, II.6.G P hản hồi, cập nhập kế hoạch KTXH, KH đầu tư công cho cộng đồng và các bên liên quan
Tham vấn cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn
3.3. Ban QLDA đầu tư xã lập dự thảo kế hoạch đầu tư công
S ản phẩm : Biểu II.6.G B Q L DA đầu tư huy ện tổn g hợp/ rà s o át kế hoạ c h đầ u tư c ô ng
Hình 4.3. Quy trình lập kế hoạch kinh tế xã hội tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh Hòa Bình (2018)
4.1.2. Tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
4.1.2.1. Tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội
a) Cộng đồng trong xác định nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội
Việc xác định nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết để lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Với sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc xác định nhu cầu cần thiết sẽ mang tính khách quan hơn, sát với thực tiễn hơn trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong tháng 5/2018, các thôn trên địa bàn tất cả các xã đều tiến hành họp các hộ gia đình trong thôn để xây dựng bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã. Trong đó, các hộ gia đình đều được mời đến cuộc họp để tham khảo ý kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các hộ gia đình tham gia trong cuộc họp vẫn không đầy đủ. Trong đó, xã Chiềng Châu là một điểm sáng trong việc thu hút cộng đồng tham gia bàn bạc việc lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Điều này có được là do Đảng ủy, chính quyền xã Chiềng Châu đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong đó tập trung vào các nội dung công khai để nhân dân được biết, bàn bạc, quyết định và trực tiếp giám sát. Đối với những công trình cơ bản, xã thực hiện nghiêm túc việc công khai kế hoạch xây dựng cho nhân dân nắm được thông qua các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri, hệ thống loa truyền thanh của xã; niêm yết chương trình, kế hoạch thực hiện, sơ đồ và bản đồ quy hoạch các hạng mục tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các xóm để nhân dân theo dõi, giám sát. Thực hiện công khai các khoản thu, chi tài chính, số liệu đóng góp của nhân dân, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền. Điều này đã tạo được niềm tin lớn của người dân, thu hút người dân tham gia các hoạt động chung của xã. Chính vì lý do đó, tỷ lệ người dân tham gia vào cuộc họp xác định nhu cầu thiết yếu phát triển kinh tế xã hội tại xã đạt được tỷ lệ cao nhất. Theo đó, tỷ lệ người dân tham gia cuộc họp của xóm về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã đạt được từ 80% - 100%.
Trong khi đó, đối với xã Ba Khan là một xã thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cách trung tâm huyện 36 km, Ba Khan là một trong những xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn của huyện Mai Châu. Nhận thức của người dân về lập kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã vẫn còn rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tham gia của người dân vào các cuộc họp của thôn trong việc lập kế hoạch kinh tế xã hội. Trong các cuộc họp của thôn trong tháng 5/2018 tại xã Ba Khan tỷ lệ hộ dân tham gia vào cuộc họp vẫn còn rất thấp. Trong đó, thôn Khan Thượng có tỷ lệ số hộ dân tham gia cuộc họp cao nhất chỉ đạt 70%; Thôn Khan Hạ có tỷ lệ số hộ dân tham gia thấp nhất và chỉ đạt 52% hộ dân. Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân về vai trò của cộng đồng trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vẫn còn thấp. Nhiều hộ dân cho rằng đó là của nhà nước, không liên quan gì đến hộ dân, một số hộ dân khác lại cho rằng “Mình có hiểu gì về vấn đề kinh tế - xã hội đâu mà tham gia”.
Để làm rõ hơn kết quả tham gia và mức độ tham gia của cộng đồng trong cuộc họp xác định nhu cầu thiết yếu phát triển kinh tế xã hội, tác giả tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát từ 70 hộ gia đình tại 2 xã Chiềng Châu và Ba Khan. Đây là những hộ gia đình đã tham gia vào các cuộc họp để lập kế hoạch kinh tế - phát triển. Lý do tác giả chọn những hộ gia đình tham gia vào cuộc họp thì mới có thể trả lời được các câu hỏi cụ thể trong bảng khảo sát. Kết quả khảo sát cụ thể được thể hiện qua Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả tham gia của cộng đồng trong họp xác định nhu cầu thiết yếu phát triển kinh tế xã hội
Nội dung
Xã Ba Khan Xã Chiềng Châu Chung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1. Tỷ lệ được mời tham gia 30 100 40 100 70 100 2. Tỷ lệ đề xuất nhu cầu
- Kinh tế 21 70,00 25 62,50 46 65,71
- Xã hội 5 16,67 8 20,00 13 18,57
- Môi trường 4 13,33 7 17,50 11 15,72
3. Tham gia đóng góp ý
buổi họp 18 60,00 22 55,00 40 57,14
4. Tham gia đặt câu hỏi 16 53,33 18 45,00 34 48,6 5. Tham gia đóng góp nguồn
lực 15 50,00 24 60,00 39 55,7
6. Có tiếp tục tham gia 28 93,33 40 100,00 68 97,14