Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 35)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên

Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, có toạ độ địa lý 20024’ - 20045’ vĩ bắc và 104031’ - 105016’ kinh đông; phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt.

Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc. Độ ẩm trung bình năm đạt 82%. Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào.

Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Gò Lào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.

Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống sông, suối ở Mai Châu kém. Vào mùa khô, một số xã thường lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng như Hang Kia, Pà Cò, Noong Luông, Thung Khe. Ngược lại, chính vì mất rừng và địa thế dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mưa lớn trong mùa lũ.

3.1.1.2. Đất đai

Theo số liệu thống kê năm 2018, toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 56.982,81 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm 88,024%; nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 5,313%, nhóm đất chưa sử dụng chiếm 6,663%. Lớp đất ở Mai Châu chủ yếu dồm các loại đất đỏ và đất mùn. Chỉ riêng hai nhóm đất này

đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên. Đất có kết cấu tốt, độ phì tự nhiên tương đối cao.

Bảng 3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Mai Châu

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Tổng diện tích đất đơn vị hành chính (1+2+3) 56.983 100,0 56.983 100,0 56.983 100,0 56.983 100,0 Nhóm đất nông nghiệp 50.197 88,1 50.176 88,1 50.172 88,0 50.159 88,0 Đất SX nông nghiệp 10.259 20,4 10.246 20,4 10.242 20,4 10.229 20,4 Đất lâm nghiệp 39.862 79,4 39.854 79,4 39.854 79,4 39.853 79,5 Đất nuôi trồng thuỷ sản 75 0,2 75 0,2 76 0,2 76 0,2 Đất nông nghiệp khác 0 0,0 1 0,0 1 0,0 1 0,0 Nhóm đất phi nông nghiệp 2.982 5,2 3.004 5,3 3.009 5,3 3.027 5,3 Đất ở 510 17,1 509 17,0 509 16,9 508 16,8 Đất chuyên dùng 2.105 70,6 2.161 71,9 2.166 72,0 2.185 72,2 Đất nghĩa trang,

nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

192 6,4 192 6,4 192 6,4 192 6,3 Đất sông, ngòi, kênh,

rạch, suối 173 5,8 139 4,6 139 4,6 139 4,6

Đất có mặt nước

chuyên dùng 2 0,1 2 0,1 2 0,1 2 0,1

Đất phi nông nghiệp

khác 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Nhóm đất chưa sử

dụng 3.804 6,7 3.803 6,7 3.802 6,7 3.797 6,7

Đất bằng chưa sử

dụng 1 0,0 1 0,0 1 0,0 1 0,0

Đất đồi núi chưa sử

dụng 3.744 98,4 3.743 98,4 3.743 98,4 3.737 98,4 Núi đá không có rừng 59 1,5 59 1,5 59 1,5 59 1,5

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số - Lao động

Năm 2018 dân số trung bình của Mai Châu là 56.310 người, mật độ dân số là 97,9 người/km2. Đây là vùng đa số là người dân tộc Thái và có xen lẫn 2 xã người H.Mông. Trong đó, người Thái chiếm đa số 60,2%, dân tộc Mường chiếm 15,7%, người Kinh chiếm 14,01%, người Mông chiếm 9,6%, người Dao chiếm 2,02%, còn lại là đồng bào các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giai đoạn 2015- 2018 tương đối ổn định từ 0,99-1,2%, trong đó tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn của huyện vẫn ở mức cao 85% (năm 2018). Điều này phản ánh tốc độ đô thị hoá của huyện rất chậm.

Tốc độ phát triển bình quân lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc giai đoạn 2015-2018 là 2,61% cao hơn tốc độ tăng dân số cùng thời kỳ cho thấy lợi thế về lực lượng lao động của huyện, tuy nhiên cũng là áp lực khá lớn trong việc giải quyết việc làm cho người dân.

Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu lao động của huỵen, nhưng tốc độ giảm rất chậm, nên lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong lực lượng lao động của huyện. Năm 2015, tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp là 86,42% và năm 2018 là 82,19%; như vậy, giai đoạn 2015-2017, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp chỉ giảm được 4,23%.

Theo kết quả điều tra đói nghèo theo chuẩn mới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018, huyện Mai Châu số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 2.511 hộ = 18,64%, hộ cận nghèo là 1.646 hộ = 12,22%, trong đó: Nguyên nhân chủ yếu là các hộ gia đình thiếu vốn sản xuất (có 70,6% số hộ nghèo), thiếu kinh nghiệm sản xuất (có 41,37% số hộ nghèo), thiếu đất sản xuất (có 9,46% số hộ nghèo), ngoài ra còn các nguyên nhân khác như đông người ăn theo, thiếu lao động, có người ốm đau tàn tật... Các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 40% trong tổng số dân, đặc biệt còn có xã tỷ lệ hộ nghèo trên 49,34% (xã Tân Sơn).

Bảng 3.2. Tình hình lao động và sử dụng lao động năm 2015- 2018 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 So sánh % Bình quân Số lượng cấu % Số lượng cấu % Số lượng cấu % Số lượng cấu % 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017

I. Tổng số nhân khẩu Người 54.537 100,00 55.191 100,00 55.743 100,00 56.310 100,00 101,20 101,00 101,02 101,07

1. Nhân khẩu nông, lâm

nghiệp Người 46.356 85,00 46.912 85,00 47.382 85,00 47.864 85,00 101,20 101,00 101,02 101,07 2. Nhân khẩu phi nông

nghiệp Người 8.181 15,00 8.279 15,00 8.361 15,00 8.447 15,00 101,20 101,00 101,02 101,07

II. Tổng số hộ Hộ 13.101 100,00 13.182 100,00 13.329 100,00 13.474 100,00 100,62 101,12 101,09 100,94

1. Số hộ Nông lâm nghiệp Hộ 8.494 64,83 8.530 64,71 8550 64,15 8620 63,98 100,42 100,23 100,82 100,49 2. Hộ CN - TCN - XDCB Hộ 1.261 9,63 1.271 9,64 1291 9,69 1301 9,66 100,79 101,57 100,77 101,05 3.Hộ TMDV Hộ 2.431 18,56 2.441 18,52 2530 18,98 2590 19,22 100,41 103,65 102,37 102,14 4. Hộ khác Hộ 915 6,98 940 7,13 958 7,19 963 7,15 102,73 101,91 100,52 101,72

III. Tổng số lao động

quy đổi 27.099 100,00 27.424 100,00 27.699 100,00 28.245 100,00 101,20 101,00 101,97 101,39

1. Lao động trong tuổi LĐ 25.565 94,34 25.872 94,34 26131 94,34 26.397 93,46 101,20 101,00 101,02 101,07 2. L.động ngoài tuổi quy

định LĐ 1.534 5,66 1.552 5,66 1.568 5,66 1.848 6,54 101,20 101,00 117,85 106,69

IV. Một số chỉ tiêu khác

1. Tỷ lệ tăng dân số % 1,1 1,2 0,99 0,99 109,09 82,50 100,00 97,20 2. BQ nhân khẩu/hộ Ng/hộ 4,16 4,19 4,18 4,18 100,58 99,89 99,93 100,13 3. BQ LĐ/hộ LĐ/hộ 2,07 2,08 2,08 2,10 100,58 99,89 100,87 100,45 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Châu (2015-2018)

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Hiện nay, Mai Châu vẫn là huyện nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nền kinh tế huyện đang từng bước phá thế độc canh: các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, … vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, xoài, mận hậu… Ngoài trâu, bò và gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê…Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan, các sản phẩm chế tác mỹ nghệ là một trong những thế mạnh của huyện nếu có được thị trường ổn định và sự quan tâm đúng mức.

Cho đến nay, huyện Mai Châu luôn duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Phát huy hiệu quả của nguồn vốn ưu tiên phát triển sản xuất, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất, tăng sản lượng các mặt hàng.

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Mai Châu. Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030; Năm 2018 toàn huyện có 146 cơ sở lưu trú, có 7 điểm du lịch cộng đồng, các điểm đều hoạt động hiệu quả. Trong năm 2018 huyện Mai Châu đã đón 332.000 lượt khách đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế là 132.500 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 107 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2018 tổng GTSX (theo giá hiện hành) đạt 2.324,4 tỷ đồng, trong đó: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 33,90%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 33,86%; Dịch vụ chiếm 32,24%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 35.000 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,732 triệu đồng/người/năm.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành của huyện giai đoạn 2015 - 2018 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân Giá trị (Tr.đồng) cấu % Giá trị (Tr.đồng) cấu % Giá trị (Tr.đồng) Cơ cấu % Giá trị (Tr.đồng) cấu (%) 2016/ 2015 2017/2 016 2018/ 2017 Tổng giá trị SX (Giá thực tế) 1.337.30 0 100,00 1.673.200 100,00 2.011.800 100,00 2.324.400 100,00 125,12 120,24 115,54 120,30 I. Giá trị SX

Nông - Lâm - Thủy sản 518.300 38,76 604.700 36,14 686.800 34,14 787.900 33,90 116,67 113,58 114,72 114,99

1. Nông - Lâm nghiệp 510.700 98,53 596.600 98,66 678.300 98,76 779.000 98,87 116,82 113,69 114,85 115,12 1.1. Nông nghiệp 373.300 73,10 435.000 72,91 487.500 71,87 559.000 71,76 116,53 112,07 114,67 114,42 1.2. Lâm nghiệp 137.400 26,90 161.600 27,09 190.800 28,13 220.000 28,24 117,61 118,07 115,30 117,00 2. Thủy sản 7.600 1,47 8.100 1,34 8.500 1,24 8.900 1,13 106,58 104,94 104,71 105,41

II. Giá trị SX

Công nghiệp - Xây dựng 447.000 33,43 578.200 34,56 695.000 34,55 787.000 33,86 129,35 120,20 113,24 120,93

1. Công nghiệp 187.000 41,83 238.200 41,20 288.000 41,44 327.000 41,55 127,38 120,91 113,54 120,61 2. Xây dựng 260.000 58,17 340.000 58,80 407.000 58,56 460.000 58,45 130,77 119,71 113,02 121,17

III. Giá trị SX Thương

mại - Dịch vụ 372.000 27,81 490.300 29,30 630.000 31,31 749.500 32,24 131,80 128,49 118,97 126,42

1. Thương mại 112.200 30,16 171.860 35,05 252.000 40,00 299.000 39,89 153,17 146,63 118,65 139,48 2. Dịch vụ 259.800 69,84 318.440 64,95 378.000 60,00 450.500 60,11 122,57 118,70 119,18 120,15 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Châu, (2015-2018)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn huyện Mai Châu; trong đó có các điểm nghiên cứu chính được tiến hành tại xã Chiềng Châu và xã Ba Khan

Lý do chọn điểm nghiên cứu:

Thứ nhất: Hai xã đều đã tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm có sự tham gia. Mặc dù hai xã đã đạt những kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó còn một số khó khăn hạn chế nhất định.

Thứ hai: Đề tài tiến hành nghiên cứu ở 2 xã có điều kiện phát triển khác nhau. Cụ thể là xã Chiềng Châu có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hàng năm vào mức khá, còn xã Ba Khan điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn hơn, nằm trong xã được hỗ trợ Chương trình 135 của Chính phủ.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp có liên quan bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, báo cáo liên quan đến lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo liên quan đến vấn đề sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và biến động về kinh tế - xã hội của một số tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, số liệu các cuộc điều tra khác liên quan đến sự tham gia của cộng đồng và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng được thu thập.

Các báo cáo tổng kết, bảng thống kê của UBND huyện Mai Châu để thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp hỗn hợp, kết hợp giữa phân tích định lượng và định tính. Công cụ định lượng được sử dụng là bảng hỏi được thiết kế sẵn căn cứ theo số lượng và địa điểm nghiên cứu đã lựa chọn. Mục đích là xem xét sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch có sự tham gia đến đâu, còn những hạn chế gì, để từ đó có những kiến nghị phù hợp.

Phỏng vấn bằng bảng hỏi được tiến hành đối với các hộ dân được tham vấn cộng đồng và có tham gia vào xây dựng KHPT KTXH của 2 xã. Chọn ngẫu nhiên 70 hộ dân của 7 xóm (Xã Ba Khan 3 xóm; Xã Chiềng Châu 4 xóm) tiến hành khảo

sát. Hoạt động điều tra nhằm kiểm nghiệm mức độ phù hợp của bộ câu hỏi được thực hiện trong thời gian đầu với 2 xã thuộc vùng nghiên cứu được lựa chọn.

Bên cạnh phỏng vấn người dân đồng thời cũng tiến hành phỏng vấn cán bộ chủ chốt từ xóm, xã và cấp huyện với mục đích là để xem xét các chính sách, chiến lược, hành động của địa phương liên quan đến công tác lập kế hoạch. Số lượng cán bộ phỏng vấn gồm: Ở xóm 28 người (7 xóm đối tượng: Trưởng xóm, Bí thư chi bộ, chi hội trưởng nông dân, cán bộ phụ nữ). Cán bộ xã 10 người (đại diện các ban ngành có liên quan triển khai công tác kế hoạch, mỗi xã 5 người) và 7 người ở huyện (cán bộ tham gia kế hoạch).

Bảng 3.4. Số mẫu điều tra các đối tượng tham gia lập kế hoạch

TT Đối tượng Số lượng (người)

1 Cán bộ cấp huyện 7

2 Cán bộ cấp xã 10

3 Cán bộ cấp thôn, xóm 28

4 Đại diện hộ dân 70

Tổng số phiếu điều tra 115

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2018)

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

3.2.3.1. Công cụ xử lý số liệu và thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp số liệu và sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số liệu.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng để phân tích thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch có sự tham gia. Các chỉ số tính toán chủ yếu lấy trị số trung bình, cực đại, cực tiểu và độ lệch chuẩn.

- Phương pháp so sánh: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu kinh tế: số tương đối, số tuyệt đối để phân tích biến động kinh tế - xã hội ở 2 xã qua các năm.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của cộng đồng trong quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

- Tỷ lệ thành viên cộng đồng được tiếp cận thông tin về quy trình lập kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)