Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 45 - 49)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập số liệu tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, được nâng cấp thành quận trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm cũ. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 30,37% tổng diện tích đất tự nhiên của quận. Do vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của quận.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: Toàn bộ phần không gian lãnh thổ trong ranh giới tự nhiên quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Phạm vi thời gian:

+ Thực hiện đề tài từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017

+ Phạm vi khoa học: Đề tài nghiên cứu biến động đất đai trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội giai đoạn 2013 - 2016, từ đó đưa ra đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp tại quận Nam Từ Liêm – thành phố Hà Nội.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là quỹ đất nông nghiệp được quy định trong Luật Đất đai 2013, bao gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp: + Đất trồng cây hàng năm + Đất trồng cây lâu năm - Đất nuôi trồng thuỷ sản - Đất nông nghiệp khác

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3.4.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất của Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

3.4.3. Đánh giá biến động sử dụng đất đai trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm 3.4.4. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý đến năm 2020 quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp truyền thống nhưng hiện nay vẫn được coi là một trong những phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu chi tiết một lãnh thổ nào đó. Để nghiên cứu đề tài này cần phải tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan để phục vụ cho việc định hướng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đến năm 2020 gồm có:

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 - 2016 - Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai qua các năm từ 2013 đến 2016 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016

Bên cạnh đó, cũng kế thừa các nghiên cứu trước đó liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu.

3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra điều có sẵn điều tra ngẫu nhiên 100 hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để tính toán hiệu quả sử dụng đất. Các tiêu chí điều tra bao gồm: thông tin chung về hộ điều tra, tình hình sử dụng đất đai của hộ gia đình (kiểu sử dụng đất, diện tích…), chi phí đầu tư và thu nhập của các loại hình sử dụng đất…

3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản xuất hay là tổng thu nhập chung (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm hay một vụ. Đối với hệ thống cây trồng, tổng giá trị sản xuất chính là giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác (ha) .

Trong đó: GO: Giá trị sản xuất cây trồng loại i Di: Diện tích cây trồng loại i Ni: Năng suất cây trồng loại i Gi: Đơn giá tương ứng

- Chi phí trung gian: (IE): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất tạo ra tổng sản phẩm đó.

IE = ∑ Ci . Gi

Trong đó: Ci: Số lượng chi phí cuả loại đầu tư thứ i Gi: Đơn giá của loại đầu tư thứ i

- Tổng chi phí vật chất: Là toàn bộ khoản chi phí vật chất bằng tiền bao gồm cà khấu hao tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đó. Trong sản xuất trồng trọt, chi phí vật chất thường bao gồm chi phí trung gian cộng với chi phí khấu hao tài sản cố định và các khoản thuế.

- Giá trị gia tăng (VA):Là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó, phản ánh hiệu quả đầu tư các yếu tố chi phí.

VA = GO – IE

Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất IE: Chi phí trung gian

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

- Mức thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

- Mức độ chấp nhận của người dân: thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai của nông hộ.

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của các kiểu sử dụng đất ở hiện tại và tương lai.

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến môi trường đến môi trường, đất, nước… thông qua tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của người dân. So sánh với hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của trung tâm Khuyến nông huyện.

3.5.4. Phương pháp thống kê, so sánh

- Tổng hợp, sắp xếp các số liệu theo thời gian các năm điều tra, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu các loại đất

- Phân tích biến động: xác định sự ảnh hưởng của một nhân tố đến dấu hiệu nào đó cần nghiên cứu.

3.5.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống và tiếp cận vi mô từ dưới lên:

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội, quy hoạch phát triển của các ngành ở Trung ương, vùng có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất tại địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch sử dụng đất của các phường, quy hoạch phát triển của các ngành để tổng hợp, phân tích các vấn đề về sử dụng đất của quận.

3.5.6. Phương pháp dự báo, tính toán

Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP, tăng dân số, thực trạng cơ cấu sử dụng đất, thực trạng việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội, dự báo nhu cầu sử dụng đất và phát triển kinh tế xã hội để đưa ra cơ cấu sử dụng đất khoa học hợp lý trên địa bàn quận.

Ngoài ra, áp dụng một số phương pháp khác như: phương pháp cân đối lao động (dựa trên cơ sở tính toán trực tiếp nhu cầu lao động cần thiết của các ngành ở năm định hình quy hoạch); phương pháp hồi quy tuyến tính (căn cứ vào số liệu lịch sử thống kê dân số nhiều năm).

Ở khu vực nông thôn dân số và lao động cũng luôn tăng đã làm giảm bình quân diện tích đất canh tác, mặt khác, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến dẫn đến trình trạng dư thừa lực lượng lao động, tạo sự chuyển dịch ra thành phố vì công ăn việc làm, vì vậy sử dụng kết quả của dự báo tổng số dân và dân số phi nông nghiệp (bằng hiệu số) kết hợp với tình hình phân tích của địa phương.

3.5.7. Phương pháp bản đồ

Dùng phần mềm Microstation để thể hiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất và xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động đất đai và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)