Trong hệ thống cây trồng của quận, cây lúa có hiệu quả kinh tế và mức độ tiêu thụ thấp nhất... Một số cây họ đậu như lạc, đậu hạt, đậu rau tuy cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng có tác dụng cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao của quận là cam canh, bưởi diễn, hoa ly với TNT đạt 720200 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng cam canh, quất cảnh, hoa ly cần phải tiến hành theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương tránh việc chuyển đổi ồ ạt. Một số cây trồng như súp lơ, cà chua, cà chua rau cần cũng là những cây trồng cho hiệu quả kinh tế khá cao với TNT đạt từ 55000 đến trên 62000 nghìn đồng/ha. Cây trồng cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình là cây su hào xuân và cải các loại với TNT đạt 33300 và 26130 nghìn đồng/ha. Một số loại cây trồng mặc dù cho hiệu quả kinh tế ở mức trung
bình nhưng lại có mức độ tiêu thụ cao như súp lơ, bắp cải đông, bắp cải xuân, rau cần, rau muống, cải các loại có mức độ tiêu thụ thuận lợi. Như vậy, các cây rau màu như súp lơ, bắp cải đông, bắp cải xuân, rau cần, rau muống là những cây trồng có mức độ tiêu thụ tương đối cao. Cây rau màu dễ trồng có sản lượng cao, không đòi hỏi thâm canh cao.
4.3.4.2 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính của Quận Nam Từ Liêm Tổng hợp từ kết quả điều tra, chúng tôi tính toán được hiệu quả kinh tế của các LUT và kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn quận. Hiệu quả kinh tế của các LUT và kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn Quận được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu GTSX, CPTG, GTGT, TNT, HQĐV. Kết quả tính toán được thể hiện hiện trong bảng 4.4.
* LUT chuyên lúa: Có một kiểu sử dụng đất là LX - LM. Hai vụ lúa là hình thức canh tác truyền thống của nông dân Nam Từ Liêm tuy có mức độ thu nhập thấp so với một số loại hình khác với GTSX là 45.910 nghìn đồng/ha, TNT đạt 23.460 nghìn đồng/ha, thu nhập khá ổn định, giải quyết được cả vấn đề lương thực của gia đình, nông sản dễ bảo quản và cũng dễ tiêu thụ nên vẫn chiếm một tỷ lệ diện tích khá lớn trong các LUT hiện trạng. Hiện nay, người dân đã sử dụng nhiều giống lúa có năng suất và chất lượng tốt như lai hai dòng, tẻ thơm,.... Hiệu suất đồng vốn đầu tư của loại hình này cũng khá thấp, chỉ đạt 1,04 lần.
* LUT lúa - màu: Chỉ có một kiểu sử dụng đất là LX - cải các loại - LM, với GTSX là 84.240 nghìn đồng/ha, TNT là 49.590 nghìn đồng/ha, đạt hiệu quả đồng vốn ở mức độ trung bình là 1,43 lần.
* LUT chuyên rau màu - CCNNN: Với đa dạng các kiểu sử dụng đất với GTSX, TNT, HQĐV bình quân đạt khá cao 119.350 nghìn đồng/ha, 70.860 nghìn đồng/ha và 1,71 lần. Trong đó kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao là Bắp cải đông - Su hào xuân - Súp lơ - Đậu hạt với GTSX, TNT, HQĐV đạt 197.030 nghìn đồng/ha, 130.880 nghìn đồng/ha, 1,98 lần, bên cạnh đó các kiểu sử dụng đất Cà chua - Lạc , Su hào đông - Cải các loại - Su hào xuân cũng cho hiệu quả kinh tế cao với GTSX, TNT, HQĐV đạt trên 70000 nghìn đồng/ha, trên 100.000 nghìn đồng/ha, trên 2 lần.
Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính
ĐVT: 1000 đồng/ha/năm
LUT Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG GTGT TNT HQĐV Chuyên lúa LX – LM 45910 22450 23460 23460 1,04
Lúa – màu LX - Cải các loại – LM 84240 34650 49590 49590 1,43
Chuyên rau màu - CCNNN Chuyên rau muống 84980 38300 46680 46680 1,22
Rau muống - Rau cần 259980 158300 101680 101680 0,64
Cà chua - Lạc 111740 36650 75090 75090 2,05
Cà chua - Rau bí 106650 34450 72200 72200 2,10
Bắp cải đông - Súp lơ - Rau bí 148230 52650 95580 95580 1,82
Bắp cải đông - Su hào xuân - Súp lơ - Đậu hạt 197030 66150 130880 130880 1,98 Su hào đông - Cải các loại - Su hào xuân 104880 29900 74980 74980 2,51
Cây ăn quả, hoa Cam canh, bưởi, hoa ly 1038750 318550 720200 720200 2,26
Chuyên cá Chuyên cá 400680 151200 249480 249480 1,65 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
* LUT cây ăn quả, hoa: có một kiểu sử dụng duy nhất là cam canh, bưởi diễn, hoa ly, đây là kiểu sử dụng đất mới xuất hiện trong một vài năm gần đây do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất lúa sang đất trồng cây ăn quả, hoa. Kiểu sử dụng đất này cho GTSX là 1.038.750 nghìn đồng/ha, CPTG là 318.550 nghìn đồng/ha, TNT đạt 720.200 nghìn đồng/ha, có hiệu quả đồng vốn là 2,26 lần tập trung tại các phường Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương.
* LUT chuyên cá: có một kiểu sử dụng đất là chuyên cá và có GTSX là 400.680 nghìn đồng/ha, CPTG là 151.200 nghìn đồng/ha, TNT đạt 249.480 nghìn đồng/ha, có hiệu quả đồng vốn là 1,65 lần tập trung ở hai phường Tây Mỗ và Xuân Phương.
Qua nghiên cứu cho thấy các LUT khác nhau cho hiệu quả kinh tế cao thấp khác nhau không chỉ phụ thuộc vào quá trình đầu tư mà còn phụ thuộc vào trình độ sản xuất của nông dân, kinh nghiệm sản xuất, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá cả thị trường…Từ kết quả điều tra nông hộ cho thấy 86% số hộ được hỏi cho rằng LUT chuyên rau màu - CCNNN có hiệu quả kinh tế cao, đầu tư vốn ít, tiêu thụ dễ.
4.3.4.3. Hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp
Qua kết quả nghiên cứu ở quận Nam Từ Liêm chúng tôi tính được mức đầu tư lao động và giá trị ngày công lao động được thể hiện tại phụ lục 07
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 5 LUT của Quận thì LUT cây ăn quả, hoa có mức đầu tư lao động và giá trị ngày công lao động lớn nhất với 1625,02 ngày công và 443,19 nghìn đồng/ngày công. LUT chuyên cá sử dụng nhiều lao động với mức đầu tư lao động bằng với LUT cây ăn quả, hoa nhưng cho giá trị ngày công lao động thấp chỉ đạt 50,54 nghìn đồng/ngày công.
LUT chuyên rau màu - CCNNN có hiệu quả xã hội cao với mức đầu tư lao động bình quân đạt 695,46 ngày công và giá trị ngày công lao động bình quân đạt 103,26 nghìn đồng/ngày công. Trong 11 kiểu sử dụng đất của LUT chuyên rau màu - CCNNN, kiểu sử dụng đất Bắp cải đông - Su hào xuân - Súp lơ - Đậu hạt có hiệu quả cao nhất với mức đầu tư lao động và giá trị ngày công lao động là 1143,55 ngày công, 114,45 nghìn đồng/ngày công. Các kiểu sử dụng đất Rau muống - Rau cần, Cà chua - Lạc, Cà chua - Rau bí, Bắp cải đông - Súp lơ - Rau bí và Su hào đông - Cải các loại - Su hào xuân có mức đầu tư lao động và giá trị ngày công lao động đạt mức trung bình. Kiểu sử dụng đất Chuyên rau muống
mặc dù có mức đầu tư lao động thấp 323,86 ngày công nhưng cho giá trị ngày công lao động khá cao 144,14 nghìn đồng/ngày công.
Giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn là một vấn đề lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho người dân.
4.3.4.4. Hiệu quả môi trường sử dụng đất nông nghiệp
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng của các kiểu sử dụng đất đến môi trường thông qua chỉ tiêu: mức đầu tư phân bón hoá học và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
a. Việc sử dụng phân bón trong canh tác
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35 % tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân hóa học không hợp lý và cân đối đã gây tác động xấu đến môi trường nhất là môi trường đất và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Từ kết quả điều tra chúng tôi tổng hợp được mức đầu tư phân bón được thể hiện ở phụ lục 09.
Trên cơ sở so sánh mức đầu tư phân bón trong canh tác cho thấy, nhìn chung lượng phân bón hoá học đều được sử dụng vượt quá liều lượng cho phép còn lượng phân bón hữu cơ được sử dụng thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể như sau:
- Lượng đạm (N) được sử dụng cao hơn tiêu chuẩn cho phép. - Lượng lân (P2O5) được sử dụng thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Lượng kali (K2O) đươc sử dụng thấp hơn hẳn tiêu chuẩn thậm chí là không sử dụng.
- Lượng phân chuồng được sử dụng nhìn chung là thấp hơn hoặc không bón. Hiện nay, ngoài việc sử dụng phân đạn, lân, kali đơn và phân chuồng để bón cho cây trồng người dân còn sử dụng phân N-P-K tổng hợp, phân vi sinh.
nông dân sử dụng không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Tuy nhiên lượng phân chuồng, nhất là đối với một số cây như cà chua, ngô là quá thấp. Nếu tiếp tục tình trạng này thì sẽ dẫn tới đất bị chai rắn làm giảm năng suất.
b. Việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác
Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia là biện pháp chủ yếu. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận hệ quả của việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của con người. Kết quả điều tra được chúng tôi trình bày trong phụ lục 10.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Hiện nay, trên địa bàn huyện người nông dân có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều thuốc BVTV để bảo vệ mùa màng. Các loại thuốc BVTV được sử dụng chủ yếu là thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng.... Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc BVTV ít nhất 2 lần/vụ, đặc biệt các loại cây rau màu như bắp cải, su hào, đậu rau, đậu hạt, cà chua ... được người dân phun 3- 6 lần/vụ. Từ kết quả điều tra cho thấy tất cả các loại cây trồng đều sử dụng thuốc BVTV và thực tế liều lượng phun đều ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép, thời gian cách ly không đúng quy định. Cây lúa sử dụng thốc Padan 95SP với liều lượng phun thực tế là 0,95 kg/ha/lần vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 0,15 kg/ha/lần. Rau muống sử dụng thuốc Abatimex với liều lượng phun thực tế là 0,8lít/ha/lần vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 0,2 lít/ha/lần, mặt khác thời gian cách ly cũng không đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định là 5 ngày nhưng thực tế chỉ có 3 ngày.
Các kiểu sử dụng đất có trồng cây là cây cà chua, cây bắp cải, su hào, súp lơ sử dụng thuốc BVTV khá lớn. Vì vậy các loại cây trồng này có ảnh hưởng tới môi trường đất, nước và không khí. Do vậy, cần có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV. Đối với các kiểu sử dụng đất chuyên cá, lúa - cá, cây cảnh không những đem lại hiệu quả kinh tế khá cao mà còn có tác dụng tốt đến môi trường sinh thái, các kiểu sử dụng đất đất này ít sử dụng đến các chất hoá học độc hại, lại tạo ra không gian và cảnh quan môi trường sạch đẹp, có tác dụng điều hoà nguồn nước và không khí. Việc sử dụng thuốc BVTV dù ít hay nhiều đều gây ảnh hưởng đến môi trường vì thuốc BVTV là những chất có hại.
Để việc sử dụng đất đảm bảo được hiệu quả môi trường thì quận Nam Từ Liêm cần tuyên truyền, chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân về khoa
học, kỹ thuật, quy trình chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hợp lý, đảm bảo sử dụng thuốc BVTV đúng mức, đúng quy định ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời cần quan tâm đến việc bảo vệ và cải tạo đất, quy hoạch, bố trí các cây trồng, xây dựng hệ thống tới tiêu phù hợp, nhằm đảm bảo việc sử đụng đất nông nghiệp hợp lý.
4.3.4.5. Đánh giá tổng hợp hiệu quả các kiểu sử dụng đất
Đánh giá về hiệu quả các kiểu sử dụng đất chúng tôi tiến hành đánh giá về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Từ những chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đưa ra chúng tôi tổng hợp được ở phụ lục 05, 06, 07.
Tổng hợp từ bảng phụ lục 05, 06, 07 ta được bảng 4.5 kết quả sau:
Bảng 4.5. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất
ĐVT: điểm Kiểu sử dụng đất Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Tổng hiệu quả Khả năng lựa chọn
LX - LM 1 2 1 4
LX - Cải các loại - LM 2 2 1 5
Chuyên rau muống 2 2 1 5
Rau muống - Rau cần 4 3 1 8 Lựa chọn
Cà chua - Lạc 4 2 1 7 Lựa chọn
Cà chua - Rau bí 4 2 1 7 Lựa chọn
Bắp cải đông - Súp lơ - Rau
bí 4 3 1 8 Lựa chọn
Bắp cải đông - Su hào xuân
- Súp lơ - Đậu hạt 4 3 1 8 Lựa chọn
Su hào đông - Cải các loại -
Su hào xuân 4 2 1 7 Lựa chọn
Hoa ly, cam canh, bưởi
diễn 5 3 2 10 Lựa chọn
Lúa - cá 5 3 2 10 Lựa chọn
Chuyên cá 5 2 2 9 Lựa chọn
Qua bảng 4.5 ta thấy kiểu sử dụng đất Cam canh, bưởi diễn, Lúa - cá, Chuyên cá đạt tổng hiệu quả cao nhất với 9-10 điểm, sau đó đến kiểu sử dụng đất
Rau muống - Rau cần, Bắp cải đông - Súp lơ - Rau bí, Bắp cải đông - Su hào xuân - Súp lơ - Đậu hạt đạt tổng hiệu quả là 8 điểm. Và kiểu sử dụng đất Ngô đông - Ngô xuân có tổng hiệu quả thấp nhất với 3 điểm.
4.4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 CỦA QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI NĂM 2020 CỦA QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI
4.4.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Căn cứ vào kết quả đánh giá biến động sử dụng đất quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2013 – 2016.
- Căn cứ mối tương quan giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố tự nhiên, xã hội.
- Căn cứ vào tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của các hộ gia đình.
- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
4.4.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đến năm 2020 Nội đến năm 2020
4.4.2.1. Tiêu chí sử dụng đất hợp lý
- Bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp, giữ vững và cải thiện chất lượng môi