Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Đánh giá biến động sử dụng đất quận Nam Từ Liêm
4.3.2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến biến động trong sử
a. Nguyên nhân biến động đất đai giai đoạn 2013- 2016
- Một phần diện tích đáng kể đất nông nghiệp phải chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ. Chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số tự nhiên và sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và các công trình xây dựng khác. Cơ cấu kinh tế của Quận chuyển dịch nhanh theo hướng đô thị hoá, kéo theo nhu cầu đất cho các mục đích phi nông nghiệp của Quận liên tục tăng.
Những năm qua các loại đất phi nông nghiệp đều có sự biến động, đặc biệt là đất có mục đích công cộng, đất ở nông thôn và đất chuyên dùng tăng phù hợp với quy luật của xã hội nhằm phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của nhân dân làm cho bộ mặt của nông thôn và đô thị có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính tăng nhanh diện tích đất ở là do sức hút của đô thị hóa, công nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu đất ở tăng.
Một số loại đất phi nông nghiệp có biến động . Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển sang các loại đất khác, do thay đổi chỉ tiêu thống kê dẫn tới thống kê sai loại đất…
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động trong sử dụng đất
- Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp: Là những yếu tố liên quan trực tiếp đến quá trình sử dụng đất, tác động làm thay đổi loại và mục đích sử dụng đất. Nhóm này bao gồm những yếu tố sau:
+ Yếu tố tự nhiên: Dưới tác động của điều kiện tự nhiên như nắng, mưa, bão, lũ lụt... làm cho đất đai bị khô hạn, úng ngập, rửa trôi, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn... không thể tiếp tục sản xuất hoặc mục đích sử dụng đất bị thay đổi.
+ Yếu tố xã hội: Chủ yếu liên quan tới vấn đề dân số và dân trí. Với áp lực của việc gia tăng dân số, đòi hỏi khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn lương thực, khai thác gỗ củi sẽ tăng. Gia tăng dân số cũng liên quan nhiều đến dịch chuyển dân cư, phong tục, tập quán, các chính sách về di dân, định canh, định cư và nhu cầu về đất ở, đất chuyên dùng...
+ Yếu tố kinh tế: Những năm gần đây, do thay đổi chính sách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, mở rộng hợp tác kinh tế cả trong nước và nước ngoài cần phải phát triển đồng bộ các ngành kinh tế quốc dân trên cơ sở hiện đại hoá, công nghiệp hoá và đô thị hoá, dẫn đến nhu cầu diện tích đất phi nông nghiệp tăng mạnh. Đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi ngành nghề diễn ra ở địa phương, cả ở thành thị lẫn nông thôn đã làm thay đổi cơ cấu diện tích đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp.
+ Yếu tố môi trường: Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cân bằng sinh thái, tạo môi sinh trong lành và hài hòa về cảnh quan môi trường, đòi hỏi phải cân đối và phân bổ lại đất đai nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý với tỷ lệ đất lâm nghiệp cao hơn, đặc biệt là rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ.
- Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp: Là những yếu tố tác động chỉ làm thay đổi cơ cấu quỹ đất về mặt định lượng theo loại và mục đích sử dụng. Nhóm yếu tố này bao gồm các yếu tố liên quan tới phương diện kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý đất đai như:
+ Khả năng về trang thiết bị kỹ thuật, phương pháp ứng dụng, trình độ của đội ngũ cán bộ thực thi dẫn đến những kết quả có độ chính xác khác nhau về đo đạc bản đồ, tính toán diện tích và tổng hợp lập hồ sơ số liệu gốc ban đầu về đất đai. + Nguồn tài liệu điều tra cơ bản, bản đồ gốc thiếu đồng bộ, không đầy đủ, có xuất xứ và chất lượng khác nhau để điều tra khoanh vẽ, thống kê, kiểm kê đất đai làm cho số liệu kết quả sai lệch nhiều giữa các đợt điều tra.
+ Thay đổi tiêu chí phân loại đất cũng như các chỉ tiêu và phương pháp thống kê đất đai (theo Luật Đất đai 2013, một phần đất vườn tạp trước đây thống kê trong đất nông nghiệp nay chuyển thành đất ở làm cho diện tích đất ở tăng nhanh và giảm tương ứng ở đất nông nghiệp; diện tích sông suối trước thuộc đất chưa sử dụng nay chuyển sang đất phi nông nghiệp,...).
- Hệ thống các chỉ tiêu phân loại đất chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là các loại đất sử dụng đan xen và đa dụng như: đất tôm - lúa, rừng - tôm, đất
thuỷ lợi kết hợp với giao thông (hệ thống đê điều), đất xây dựng khu dân cư, công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật ven các trục lộ,... cũng như các chỉ tiêu và phương pháp thống kê liên quan đến việc tách diện tích mặt nước chuyên dùng từ đất thuỷ lợi, tách đất vườn tạp trong các đô thị và khu dân cư theo quy định mới để thống kê vào đất ở, không thống nhất trong việc tách đất xây dựng khỏi đất khu dân cư, tách riêng đất giao thông và thống kê chi tiết đến đường nội đồng, nội thôn, ấp xã ở một số địa phương...