CTRSH từ nguồn phát sinh sẽ được phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn thành 4 loại cơ bản: CTR hữu cơ, CTR tái chế, CTR khó phân hủy, không tái chế được và
Nguồn phát sinh CTRSH CTR hữu cơ CTR khó phân hủy, không tái chế được CTR tái chế, tái sử dụng Điểm trung chuyển rác
thải Điểm trung chuyển rác thải Ô chôn lấp CTRSH Nhà máy chế biến phân compost Cở sở tái chế Phân compos t Chất thải CTR nguy hại Ô chôn lấp CTRN H Lò đốt Điểm trung chuyển rác thải
CTR nguy hại. CTRSH sau khi được phân loại sẽ được xử lý theo các hướng khác nhau nhằm tận dụng những thứ bỏ đi và nâng cao hiệu quả phân huỷ của CTR.
+ Đối với CTR hữu cơ (CTR xuất phát từ việc nấu ăn và thải ra trong ăn uống hằng ngày của người dân, chất thải động vật, cây...) có thể giảm đi bằng cách tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc sẽ được thu gom và vận chuyển riêng biệt đến các nhà máy làm nguồn nguyên liệu sạch từ chất thải thực phẩm dư thừa để chế biến phân compost và sản xuất phân hữu cơ.
+ Đối với CTR có thể tái chế, tái sử dụng bao gồm các chai nhựa, vỏ bia, kim loại, bao bì bằng giấy... sau khi được thu gom bởi những người thu mua ve chai sẽ được vận chuyển riêng đến các nhà máy tái sinh tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Đối với CTR khó phân hủy, không thể tái chế bao gồm các loại bao nilon, thủy tinh vỡ, giẻ rách...thì tập trung ra các thùng đựng rác để vận chuyển lên bãi chôn lấp Đông Hà.
+ Đối với CTR nguy hại bao gồm nước tẩy rửa, pin, ắc quy, đồ điện tử, dầu mỡ, chất bôi trơn....thì phải thu gom riêng và xử lý bằng cách chôn lấp ở ô chôn lấp chất thải nguy hại. Đối với một số loại CTR có thể xử lý bằng phương pháp đốt thì đưa đến lò đốt thiêu hủy ở nhiệt độ cao.
Các biện pháp tổ chức thực hiện: Chính quyền có trách nhiệm hỗ trợ 100%
kinh phí cho chương trình phân loại CTR tại nguồn ở mỗi hộ dân. Có cán bộ chuyên môn hướng dẫn chi tiết phương thức thực hiện phân loại.
- Cung cấp thùng rác hợp vệ sinh hoặc túi nhựa tự huỷ cho hộ gia đình để chứa rác đã được phân loại.
Để khuyến khích người dân tham gia thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn nên hỗ trợ bằng cách trang bị cho mỗi hộ gia đình là 2 thùng rác kèm với các túi chứa rác tự hủy (2 túi/ngày). Thùng màu xanh chứa CTR hữu cơ (thực phẩm dư thừa, rác vườn và xác súc vật, côn trùng), thùng màu da cam chứa các chất thải có khả năng tái chế. 2 túi rác sẽ chứa CTR khó phân hủy, không thể tái chế và CTRNH, mỗi loại cho vào một túi đựng riêng. Nếu có thêm hình vẽ biểu trưng loại
rác thải ở mỗi thùng thì việc phân loại sẽ dễ dàng hơn trong việc phân loại của người dân. Thùng đựng rác đặt tại gia đình sẽ tạo ra những thuận lợi cũng như thói quen phân loại rác tại nguồn. Ngoài ra, tại khu công cộng nên để thùng chứa các ngăn và phải có ghi chú rõ ràng cho người dân biết loại CTR nào nên bỏ vào thùng nào.
- Thu gom chất thải một cách thường xuyên và công tác tổ chức tốt hơn. Việc phân loại CTR tại nguồn yêu cầu có sự thay đổi đồng bộ về thiết bị, con người và công tác tổ chức quản lý trong hệ thống thu gom, vận chuyển. Chẳng hạn, xe thu gom CTR cũng nên có màu sắc cũng giống với thùng rác tại nhà, có các loại xe để thu gom CTR riêng rẽ 4 loại xe tương ứng với 4 loại chất thải được phân loại. Hoặc CTR hữu cơ nên thu gom 1 ngày/lần; CTR có khả năng tái chế và CTR khó phân hủy, không được tái chế thu gom 3 ngày/lần; CTRNH có thể thu gom một tuần một lần. Thế nên, công tác thu gom đối với từng loại CTR nên được tổ chức một cách khoa học và kinh tế. Tránh tình trạng bắt người dân phải chờ đợi, phàn nàn thì họ sẽ bất hợp tác nếu tình trạng chậm trễ xảy ra thường xuyên và kéo dài,...Bên cạnh đó người công nhân cũng phải được đào tạo nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn. Vì vậy, trách nhiệm của đơn vị tổ chức cung cấp dịch vụ phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị, con người và phương pháp quản lý để CTR sau khi được phân loại thực sự phải được sử dụng theo đúng mục đích phân loại.
- Khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn bằng giáo dục tuyên truyền.
Lợi ích và sự cần thiết phải tiến hành phân loại rác thải tại nguồn là điều dể thấy. Tuy nhiên, trên thực tế trong điều kiện nhà ở thành phố thường chật hẹp, đặc biệt là trong các kiệt, hẻm thì việc phân loại rác theo các thùng khác nhau rất khó thuyết phục được sự hưởng ứng của người dân. Vì vậy, cần đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục, tuyên truyền dưới nhiều hình thức về việc phân loại rác tại nguồn như một sự cần thiết tạo nên một thói quen tốt, một nếp sống tốt của cư dân đô thị.
Phân loại CTRCN: Trên địa bàn nghiên cứu lượng CTRCN được thải ra chưa
nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Việc phân loại CTRCN tại nguồn có thể giải quyết được vấn đề hao phí năng lượng và ô nhiễm môi trường do CTRCN có nhiều thành phần và tính chất nguy hại. Có thể áp dụng mô hình phân loại CTRCN tại TP Đông Hà như sơ đồ trong hình 4.2: