Lượng CTR phát sinh của các doanh nghiệp trong KCN Đông Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 50 - 51)

STT Tên doanh nghiệp CTR phát sinh (tấn/năm)

CTRTT CTRNH

1 Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị 2,4 0,048

2 Tổng công ty CP dệt may Hoà Thọ 54 0,58

3 Công ty CP Tín Đạt Thành 0,72 -

4 Công ty CP xi măng Bỉm Sơn 0,75 1,88

5 Công ty CP công nghệ gỗ Đại Thành 0,36 0,06

6 Công ty CP Thông Quảng Phú 262,8 0,12

7 Công ty TNHH Phương Thảo 0,72 0,06

8 Công ty TNHH TM số 1 Đoàn Luyến 1,8 0,2

9 Công ty TNHH MTV Thép Đồng Tiến 0,45 0,06

10 Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị 0,144 - 11 Công ty CP đầu tư và SX Petro Miền trung 0,36 -

Tổng 325 3

Theo bảng 3.9 thì lượng CTRCN phát sinh trong KCN không đồng đều giữa các công ty. Điều này là do công suất, diện tích cho thuê, diện tích sử dụng, tính chất và loại hình sản xuất của mỗi công ty là khác nhau.

3.2.3. Kết quả khảo sát công tác thu gom, vận chuyển CTRCN

Tại KCN Nam Đông Hà việc thu gom, vận chuyển CTR do Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Đông Hà đảm nhận. Các công ty, nhà máy trong KCN tự hợp đồng vận chuyển với công ty Môi trường Đô thị theo mức giá có sẵn. Theo kết quả khảo sát thu được, hiện tại có 7/11 nhà máy hợp đồng thu gom vận chuyển CTRTT. Riêng 2 xí nghiệp sản xuất là Công ty may Hoà Thọ và Nhà máy ximăng Đông Hà chỉ thu gom được 40% lượng CTR phát sinh.

Hiện nay tại KCN không có trạm trung chuyển CTR mà chỉ có ĐTK rác tạm thời của từng công ty. Tần suất thu gom là 1 ngày/1 lần. Đối với các công ty, nhà

máy không kí hợp đồng vận chuyển rác thì thường tận dụng trong việc tái chế, tái sử dụng. Tuy nhiên, các công ty này vẫn thường thải một lượng lớn CTR ra môi trường mà không qua sự kiểm soát của cơ quan chức năng nào.

CTR phát sinh trong KCN được các công ty chủ động thu gom, phân loại để sử dụng đốt lò và bán cho người dân, các cơ sở có nhu cầu (đối với mùn cưa và gỗ thừa); bán cho đầu mối thu mua hoặc cơ sở luyện phôi thép (đối với dầu thải); bán phế liệu (sắt vụn, vỏ bao xi măng); tái sử dụng để tao thành các sản phẩm khác (vải vun, giấy bông để may gấu bông)…Ngoài ra, một số công ty sử dụng tro để bón cho các gốc cây xanh trong khuôn viên.

Riêng đối với CTRNH thì chỉ có công ty may Hòa Thọ Đông Hà hợp đồng với công ty Ánh Dương (Đà Nẵng) thu gom, vận chuyển và xử lý CTRNH. Một số công ty chủ động thu gom và dữ trự trong thùng phi. Còn lại đa số là thu gom, vận chuyển và xử lý chung với CTR thông thường.

3.2. Kết quả khảo sát chất thải rắn y tế tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

3.3.1. Kết quả khảo sát thành phần CTRYT trên địa bàn

Để khảo sát thành phần CTRYT chúng tôi đã thu thập thông tin từ BV Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Đây là bệnh viện lớn nhất trên địa bàn, có cơ sở vật chất khám chữa bệnh tốt nhất, lượng CTRYT phát sinh từ đây cũng nhiều nhất.

Thành phần CTRYT được thể hiện theo bảng 3.10 và hình 3.3 dưới đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)